Sau khi bán đấu giá hàng hóa nếu không có người yêu cầu nhận lại số tiền còn thừa thì số tiền này sẽ được xử lý như thế nào?
- Đối với hàng hóa bị lưu giữ là loại hàng mau hỏng thì xử lý như thế nào?
- Chi trả tiền bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ
- Thông báo việc chi trả tiền bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ
- Sau khi bán đấu giá hàng hóa nếu không có người yêu cầu nhận lại số tiền còn thừa thì số tiền này sẽ được xử lý như thế nào?
Đối với hàng hóa bị lưu giữ là loại hàng mau hỏng thì xử lý như thế nào?
Theo Điều 11 Nghị định 169/2016/NĐ-CP quy định về xử lý hàng hóa bị lưu giữ trong trường hợp đặc biệt như sau:
- Hàng hóa bị lưu giữ thuộc loại hàng hóa cấm nhập khẩu, cấm xuất khẩu, cấm tạm nhập - tái xuất, cấm tạm xuất - tái nhập hoặc hàng hóa bị cấm kinh doanh, cấm lưu thông trên lãnh thổ Việt Nam phải được xử lý theo quy định của pháp luật.
- Cơ quan chủ trì xử lý đối với hàng hóa bị lưu giữ thuộc loại hàng hóa cấm nhập khẩu, cấm xuất khẩu, cẩm tạm nhập - tái xuất, cấm tạm xuất - tái nhập phải lấy ý kiến phối hợp của các cơ quan quản lý chuyên ngành có liên quan và xử lý theo quy định của pháp luật.
- Đối với hàng hóa bị lưu giữ là loại hàng mau hỏng hoặc xét thấy việc lưu giữ hàng hóa là quá tốn kém so với giá trị thực tế của hàng hóa thì người vận chuyển có quyền quyết định thời hạn bán đấu giá đối với số hàng hóa bị lưu giữ trước 60 ngày kể từ ngày tàu biển đến cảng trả hàng và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
- Trong quá trình thực hiện việc lưu giữ hàng hóa, nếu phát hiện hàng hóa bị lưu giữ có thể gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, an toàn và sức khỏe của con người thì người vận chuyển hoặc người lưu giữ có trách nhiệm thông báo cho người gửi hàng, người nhận hàng, đồng thời thông báo ngay cho cơ quan hải quan liên quan biết để tổ chức xử lý, tiêu hủy theo quy định.
Như vậy, đối với hàng hóa bị lưu giữ là loại hàng mau hỏng hoặc xét thấy việc lưu giữ hàng hóa là quá tốn kém so với giá trị thực tế của hàng hóa thì người vận chuyển có quyền quyết định thời hạn bán đấu giá đối với số hàng hóa bị lưu giữ trước 60 ngày kể từ ngày tàu biển đến cảng trả hàng và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ
Chi trả tiền bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ
Theo Điều 12 Nghị định 169/2016/NĐ-CP quy định về chi trả tiền bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ như sau:
- Toàn bộ số tiền thu được do việc bán hàng hóa bị lưu giữ được chi trả theo thứ tự ưu tiên sau đây:
+ Thuế, phí, lệ phí liên quan phát sinh trong quá trình lưu giữ và tổ chức bán hàng hóa;
+ Các khoản nợ bao gồm giá dịch vụ vận chuyển, các chi phí khác được ghi trong chứng từ vận chuyển, nếu các khoản tiền đó chưa được thanh toán trước, chi phí đóng góp vào tổn thất chung, tiền công cứu hộ được phân bổ cho hàng hóa theo quy định;
+ Chi phí giám định, định giá hàng hóa;
+ Chi phí bán đấu giá hàng hóa;
+ Các chi phí liên quan đến việc ký gửi, bảo quản và bán hàng hóa như cước bốc xếp lô hàng, lưu kho bãi, di dời hàng hóa;
+ Các khoản nợ đối với người lưu giữ;
+ Các khoản chi phí phát sinh khác liên quan.
- Việc chi trả số tiền quy định tại khoản 1 Điều này phải có đầy đủ chứng từ hợp lệ theo quy định của pháp luật. Thời gian chi trả trong vòng 30 ngày kể từ ngày người vận chuyển nhận được tiền bán đấu giá hàng hóa.
- Trường hợp số tiền thu được do bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ không đủ để chi trả các khoản tiền quy định tại khoản 1 Điều này thì người vận chuyển có quyền tiếp tục yêu cầu những người liên quan có nghĩa vụ thanh toán số tiền còn thiếu theo quy định.
Thông báo việc chi trả tiền bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ
Theo Điều 13 Nghị định 169/2016/NĐ-CP về thông báo việc chi trả tiền bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ như sau:
Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày chi trả xong số tiền bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này, người vận chuyển phải thông báo cho người thuê vận chuyển và người nhận hàng biết về việc chi trả số tiền bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ đó.
Sau khi bán đấu giá hàng hóa nếu không có người yêu cầu nhận lại số tiền còn thừa thì số tiền này sẽ được xử lý như thế nào?
Theo Điều 14 Nghị định 169/2016/NĐ-CP quy định xử lý số tiền bán đấu giá còn thừa sau khi đã chi trả như sau:
- Trường hợp người có quyền nhận số tiền còn thừa yêu cầu nhận lại số tiền đó, người vận chuyển phải trả cho người yêu cầu số tiền thừa quy định; trường hợp nhiều người có quyền nhận số tiền còn thừa này thì số tiền còn thừa được chia theo tỷ lệ tương ứng với quyền lợi của mỗi người.
- Sau 180 ngày, kể từ ngày bán đấu giá hàng hóa mà không có người yêu cầu nhận lại số tiền còn thừa, thì người vận chuyển có nghĩa vụ nộp số tiền đó vào ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi thực hiện việc bán đấu giá hàng hóa.
- Trường hợp người yêu cầu nhận tiền còn thừa không được người vận chuyển chấp nhận thì người yêu cầu nhận tiền có quyền khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền.
Như vậy, sau 180 ngày, kể từ ngày bán đấu giá hàng hóa mà không có người yêu cầu nhận lại số tiền còn thừa, thì người vận chuyển có nghĩa vụ nộp số tiền đó vào ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi thực hiện việc bán đấu giá hàng hóa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trình tự thủ tục cấp Giấy phép trang bị vũ khí quân dụng theo Quyết định 9312 thực hiện như thế nào?
- Mật độ xây dựng thuần không bao gồm diện tích chiếm đất của các công trình nào? Quy định về mật độ xây dựng thuần?
- Quy định 22 về xử lý kỷ luật đảng viên? Quy trình xử lý kỷ luật đảng viên thế nào? Những điều Đảng viên không được làm?
- Thủ tục Cấp Chứng nhận trường tiểu học đạt kiểm định chất lượng giáo dục từ ngày 25/1/2025 như thế nào?
- Mẫu biên bản bàn giao hàng hóa bán đấu giá trong thương mại? Địa điểm thanh toán tiền mua hàng hóa bán đấu giá là ở đâu?