Sắp tới, đương sự có thể đề nghị Tòa án xét xử theo hình thức phiên tòa trực tuyến phải không? Các yêu cầu để tổ chức phiên tòa trực tuyến là gì?

Theo tôi được biết, Dự thảo Thông tư về Quy chế tổ chức phiên tòa trực tuyến do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành đang trong giai đoạn lấy ý kiến. Tôi muốn hỏi, có phải trong thời gian tới đương sự có thể đề nghị Tòa án xét xử theo hình thức phiên tòa trực tuyến không? Các yêu cầu để tổ chức phiên tòa trực tuyến là gì?

Phiên tòa trực tuyến là nội dung đang được xây dựng tại Dự thảo Thông tư về Quy chế tổ chức phiên tòa trực tuyến do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành. Dưới đây là dự kiến các điều kiện và yêu cầu đối với việc tổ chức phiên tòa trực tuyến.

Phiên tòa trực tuyến là gì?

Theo quy định tại Điều 3 Dự thảo Thông tư về Quy chế tổ chức phiên tòa trực tuyến (Dự thảo 2) thì phiên tòa trực tuyến được định nghĩa như sau:

"Điều 3. Từ ngữ được sử dụng trong Quy chế
1. Phiên tòa trực tuyến là việc tổ chức phiên tòa xét xử vụ án theo trình tự luật định có sử dụng các thiết bị điện tử, liên kết với nhau thông qua môi trường mạng, cho phép bị cáo, bị hại, đương sự, người tham gia tố tụng khác tham gia phiên tòa tại các điểm cầu, nhưng vẫn bảo đảm trực tiếp theo dõi đầy đủ hình ảnh, âm thanh và tham gia tất cả trình tự, thủ tục tố tụng của phiên tòa bằng lời nói, hành vi tố tụng trực diện, liên tục, công khai, có sự chứng kiến của các chủ thể vào cùng một thời điểm.
2. Điểm cầu trung tâm: là không gian tổ chức phiên tòa xét xử vụ án tại trụ sở Tòa án hoặc địa điểm do Tòa án lựa chọn, được tổ chức theo quy định tại Thông tư số 01/2017/TT-TANDTC ngày 28/7/2017 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định về phòng xử án, có sự tham gia của những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác theo quy định của pháp luật và bảo đảm các yêu cầu về trang thiết bị công nghệ hỗ trợ tổ chức phiên tòa trực tuyến.
3. Điểm cầu thành phần: là không gian tổ chức phiên tòa xét xử vụ án do Tòa án tổ chức hoặc chấp nhận, có sự tham gia của một số chủ thể tham gia tố tụng và được tổ chức theo quy định của Thông tư này."

Như vậy, phiên tòa trực tuyến là một trong những hình thức tổ chức phiên tòa xét xử vụ án theo trình tự luật định, trong đó có sử dụng các thiết bị điện tử, liên kết với nhau thông qua môi trường mạng, cho phép bị cáo, bị hại, đương sự, người tham gia tố tụng khác tham gia phiên tòa tại các điểm cầu, nhưng vẫn bảo đảm trực tiếp theo dõi đầy đủ hình ảnh, âm thanh và tham gia tất cả trình tự, thủ tục tố tụng của phiên tòa bằng lời nói, hành vi tố tụng trực diện, liên tục, công khai, có sự chứng kiến của các chủ thể vào cùng một thời điểm.

Dự kiến sắp tới, đương sự có thể đề nghị Tòa án xét xử theo hình thức phiên tòa trực tuyến phải không? Các yêu cầu để tổ chức phiên tòa trực tuyến là gì?

Dự kiến sắp tới, đương sự có thể đề nghị Tòa án xét xử theo hình thức phiên tòa trực tuyến phải không? Các yêu cầu để tổ chức phiên tòa trực tuyến là gì?

Dự kiến điều kiện tổ chức phiên tòa trực tuyến là gì?

Theo quy định tại Điều 6 Dự thảo Thông tư về Quy chế tổ chức phiên tòa trực tuyến (Dự thảo 2) thì việc tổ chức phiên tòa trực tuyến dự kiến phải đáp ứng các điều kiện sau:

"Điều 6. Điều kiện tổ chức phiên tòa trực tuyến

1. Việc tổ chức phiên tòa trực tuyến đối với vụ án hình sự quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 4 của Thông tư này được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Bị cáo có đơn, cơ sở giam giữ có văn bản đề nghị tổ chức phiên tòa trực tuyến.

Trường hợp bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án bị đương sự, bị hại, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ kháng cáo, Viện kiểm sát kháng nghị phúc thẩm thì phải có đơn hoặc văn bản đề nghị tổ chức phiên tòa phúc thẩm trực tuyến của đương sự, bị hại, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Đối với vụ án hình sự còn phải có đề nghị của bị cáo, cơ sở giam giữ.

b) Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng có văn bản đồng ý xét xử trực tuyến.

c) Bảo đảm đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất, kỹ thuật theo quy định tại Điều 7, Điều 8 của Thông tư này.

2. Việc tổ chức phiên tòa trực tuyến đối với vụ án hành chính, dân sự định tại khoản 3 Điều 4 của Thông tư này được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Các đương sự có đơn đề nghị mở phiên tòa trực tuyến.

b) Viện kiểm sát có thẩm quyền kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng có văn bản đồng ý mở phiên tòa trực tuyến.

c) Bảo đảm đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất, kỹ thuật theo quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 7, Điều 8 của Thông tư này."

Như vậy, sắp tới đây, các đương sự trong vụ án hành chính, dân sự có tính chất đơn giản, quan hệ pháp luật rõ ràng, các đương sự có địa chỉ nơi cư trú, trụ sở rõ ràng gửi đơn đề nghị mở phiên tòa trực tuyến dự kiến là một trong những điều kiện để Tòa án tổ chức phiên tòa trực tuyến.

Dự kiến yêu cầu đối với các điểm cầu khi tổ chức phiên tòa trực tuyến là gì?

Theo quy định tại Điều 7 Dự thảo Thông tư về Quy chế tổ chức phiên tòa trực tuyến (Dự thảo 2) thì việc tổ chức phiên tòa trực tuyến dự kiến phải đáp ứng các yều cầu đối với các điểm cầu như sau:

"Điều 7. Yêu cầu đối với các điểm cầu

1. Điểm cầu trung tâm

Phòng xử án tại điểm cầu trung tâm được tổ chức theo quy định tại Thông tư số 01/2017/TT-TANDTC ngày 28/7/2017 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định về Phòng xử án và bảo đảm các yêu cầu cụ thể như sau:

a) Phòng xử án phải được trang bị hệ thống trực tuyến bao gồm trang thiết bị điện tử, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin riêng biệt với trang thiết bị công nghệ thông tin thông thường khác của Tòa án.

b) Phòng xử án phải trang bị các thiết bị phục vụ phiên tòa trực tuyến như sau: Hệ thống chiếu sáng; Hệ thống đường truyền và thiết bị mạng; Hệ thống âm thanh (loa, mic, tăng âm, bộ trộn âm thanh); Thiết bị hiển thị hình ảnh tại điểm cầu trung tâm và các điểm cầu thành phần phiên tòa trực tuyến; Thiết bị giải mã tín hiệu truyền hình, phần mềm truyền hình trực tuyến; Thiết bị Camera ghi hình toàn bộ diễn biến Phòng xử án; Thiết bị lưu trữ dữ liệu; Máy chiếu vật thể dùng để trình chiếu tài liệu, chứng cứ tại phiên tòa; Thiết bị lưu điện.

2. Điểm cầu thành phần đối với phiên tòa trực tuyến tối đa không quá 03 điểm cầu và phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

a) Đối với phiên tòa hành chính, dân sự phải bảo đảm không gian tại điểm cầu lịch sự, nghiêm túc, yên tĩnh; ánh sáng phù hợp không gian, tránh ngược sáng, màu sắc phản cảm; bảo đảm hình ảnh, không gian xung quanh người tham gia được hiển thị đầy đủ trên màn hình trình chiếu; các thiết bị điện tử phù hợp bảo đảm việc truyền âm thanh và hình ảnh tại phiên tòa được thực hiện rõ nét, không gián đoạn.

b) Đối với phiên tòa xét xử vụ án hình sự mà điểm cầu thành phần đặt tại cơ sở giam giữ phải đảm bảo các yêu cầu quy định tại điểm a khoản 2 Điều này; Phải được bố trí Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tương ứng như tại điểm cầu trung tâm; Bố trí bục khai báo cho bị cáo. Đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi thì việc bố trí vị trí cho bị cáo, người đại diện, người bào chữa phù hợp với quy định về Phòng xử án và giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên. Trường hợp có người tham gia tố tụng khác thì phải bố trí vị trí tương ứng như điểm cầu trung tâm."

Dự kiến yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ khi tổ chức phiên tòa trực tuyến là gì?

Theo quy định tại Điều 8 Dự thảo Thông tư về Quy chế tổ chức phiên tòa trực tuyến (Dự thảo 2) thì việc tổ chức phiên tòa trực tuyến dự kiến phải đáp ứng các yều cầu về kỹ thuật, công nghệ sau đây:

"Điều 8. Yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ

1. Về yêu cầu kỹ thuật, công nghệ cho các điểm cầu phải tuân thủ theo quy định, hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an.

2. Việc vận hành, quản lý hệ thống phiên tòa trực tuyến thực hiện theo quy định, hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao."

*Chi tiết nội dung Dự thảo Thông tư về Quy chế tổ chức phiên tòa trực tuyến (Dự thảo 2): tại đây.

Phiên tòa trực tuyến
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trường hợp nào được mở phiên tòa trực tuyến và trường hợp nào không được mở phiên tòa trực tuyến trong đại dịch Covid-19?
Pháp luật
Trong việc tổ chức phiên tòa trực tuyến Viện kiểm sát, cơ sở giam giữ, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có trách nhiệm gì?
Pháp luật
Điểm cầu trung tâm, điểm cầu thành phần trong phiên tòa trực tuyến là gì? Đối với các điểm cầu phải bảo đảm các yêu cầu gì?
Pháp luật
Trong quá trình diễn ra phiên tòa trực tuyến mà hệ thống trực tuyến bị gián đoạn do lỗi kết nối đường truyền thì xử lý như thế nào?
Pháp luật
Khi tham gia phiên tòa trực tuyến cần phải đáp ứng các điều kiện nào? Thành phần tham gia phiên tòa trực tuyến gồm những ai?
Pháp luật
Muốn mở phiên tòa trực tuyến cần xem xét, quyết định như thế nào? Tổ chức phiên tòa trực tuyến thì Viện kiểm sát có trách nhiệm gì?
Pháp luật
Sắp tới, Tòa án sẽ xét xử theo hình thức phiên tòa trực tuyến phải không? Phiên tòa trực tuyến là gì?
Pháp luật
Tòa án nhân dân không được tổ chức phiên tòa trực tuyến để xét xử các vụ án nào theo quy định hiện nay?
Pháp luật
Từ nay đến ngày 30/9/2022, mỗi tòa án nhân dân phải tổ chức ít nhất bao nhiêu phiên tòa trực tuyến?
Pháp luật
Sắp tới, đương sự có thể đề nghị Tòa án xét xử theo hình thức phiên tòa trực tuyến phải không? Các yêu cầu để tổ chức phiên tòa trực tuyến là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phiên tòa trực tuyến
1,373 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phiên tòa trực tuyến

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phiên tòa trực tuyến

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào