Sáp nhập tỉnh tinh gọn bộ máy: Hồ sơ thẩm tra đề án sáp nhập tỉnh của Chính phủ gồm những tài liệu gì?
Sáp nhập tỉnh tinh gọn bộ máy: Hồ sơ thẩm tra đề án sáp nhập tỉnh của Chính phủ gồm những tài liệu gì?
Ngày 14/02/2025, Bộ Chính trị ban hành Kết luận 126-KL/TW năm 2025 về một số nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025.
Cụ thể, theo Kết luận 126-KL/TW năm 2025, Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao Đảng uỷ Chính phủ một số nội dung, nhiệm vụ để tiếp tục thưc hiện sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025 và nhiệm kỳ 2025 - 2030, trong đó có nghiên cứu sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, như sau:
- Chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Đảng uỷ Quốc hội, các cấp ủy, tổ chức đảng có liên quan nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); xây dựng phương án tiếp tục sắp xếp cấp xã phù hợp với mô hình tổ chức mới, đề xuất tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cấp xã; định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh; đề xuất chủ trương sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật, quy định của Đảng có liên quan, báo cáo Bộ Chính trị trong quý III/2025.
>> Xem chi tiết tại Kết luận 126-KL/TW nghiên cứu sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện để sắp xếp, hoàn thiện bộ máy trong năm 2025, nhiệm kỳ 2025-2030
Và theo Điều 133 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định về Thẩm tra đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính như sau:
Thẩm tra đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính
1. Ủy ban pháp luật của Quốc hội thẩm tra đề án của Chính phủ về việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh để báo cáo Quốc hội; thẩm tra đề án của Chính phủ về việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã để báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội.
2. Hồ sơ thẩm tra gồm có:
a) Tờ trình về thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính;
b) Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính;
c) Báo cáo đánh giá tác động của việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính;
d) Báo cáo tổng hợp ý kiến của cử tri, của Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan;
đ) Dự thảo nghị quyết thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính.
Như vậy, Ủy ban pháp luật của Quốc hội là cơ quan thẩm tra đề án của Chính phủ về việc sáp nhập tỉnh để báo cáo Quốc hội.
Và, hồ sơ thẩm tra gồm có:
(1) Tờ trình về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh;
(2) Đề án sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh;
(3) Báo cáo đánh giá tác động của việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh;
(4) Báo cáo tổng hợp ý kiến của cử tri, của Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan;
(5) Dự thảo nghị quyết sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Sáp nhập tỉnh tinh gọn bộ máy: Hồ sơ thẩm tra đề án sáp nhập tỉnh của Chính phủ gồm những tài liệu gì? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định việc sáp nhập tỉnh?
Căn cứ Điều 129 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 245 Luật Đất đai 2024) quy định về thẩm quyền quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính, đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính như sau:
Thẩm quyền quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính, đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính
1. Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh; đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh.
2. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.
3. Chính phủ trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính; đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Như vậy, Quốc hội là cơ quan có thẩm quyền quyết định việc sáp nhập tỉnh.
Việc sáp nhập tỉnh chỉ được thực hiện khi đảm bảo những yêu cầu nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 128 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 (được sửa đổi bởi điểm b khoản 2 Điều 57 Luật Quy hoạch 2017) quy định:
Việc thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính chỉ thực hiện trong các trường hợp cần thiết và phải bảo đảm các điều kiện sau:
- Phù hợp với các quy hoạch có liên quan đã được cấp có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt;”.
- Bảo đảm lợi ích chung của quốc gia, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền địa phương các cấp; phát huy tiềm năng, lợi thế nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của từng địa phương;
- Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- Bảo đảm đoàn kết dân tộc, phù hợp với các yếu tố lịch sử, truyền thống, văn hóa của địa phương; tạo sự thuận tiện cho Nhân dân;
- Việc thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải căn cứ vào tiêu chuẩn của các đơn vị hành chính quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 2 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo.
Như vậy, việc sáp nhập tỉnh chỉ thực hiện trong các trường hợp cần thiết và phải chú ý đảm bảo các điều kiện nêu trên.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Làm một bài thơ lục bát lớp 6? Bước đầu biết làm bài thơ lục bát là yêu cầu cần đạt đối với học sinh lớp 6 trong môn Ngữ văn?
- Ngành truyền thông đa phương tiện là gì? Ngành truyền thông đa phương tiện sau khi tốt nghiệp ra làm nghề gì?
- Nghị luận về hiện tượng xả rác bừa bãi? Viết văn nghị luận về xả rác bừa bãi? Xả rác bừa bãi bị phạt bao nhiêu?
- Chủ ngữ là gì? Vị ngữ là gì? Cách xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu đơn giản? Cho ví dụ minh họa?
- Bệnh vi rút viêm gan C có phải bệnh truyền nhiễm không? Triệu chứng lâm sàng bệnh vi rút viêm gan C là gì?