Sản xuất, kinh doanh sữa chế biến thì có cần phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm không?

Sản xuất, kinh doanh sữa chế biến thì có cần phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm không? Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với sản xuất, kinh doanh sữa hộp được thực hiện thế nào? Các quy định về công bố sản phẩm, quy chuẩn đối với sản phẩm sữa như nào?

Sản xuất, kinh doanh sữa hộp thì có cần phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm không?

Trước tiên, về giấy đăng ký kinh doanh: Để sản xuất kinh doanh lĩnh vực này anh cần đăng ký thành lập hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp. Anh có thể tham khảo Luật Doanh nghiệp 2020Nghị định 01/2021/NĐ-CP về loại hình doanh nghiệp, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, hộ kinh doanh.

Tiếp theo, về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì anh cần kiểm tra sản phẩm mình thuộc thẩm quyền quản lý của bộ nào tại các phục lục ban hành kèm Nghị định 15/2018/NĐ-CP, xảy ra với hai truòng hợp như sau:

- Trường hợp 1: Nếu kinh doanh các sản phẩm sữa chế biến bao gói sẵn không yêu cầu bảo quản đặc biệt thì không cần Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được căn cứ tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 15/2018/NĐ-CP như sau:

"Điều 11. Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
...
2. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật an toàn thực phẩm. Riêng đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phải tuân thủ các yêu cầu quy định tại Điều 28 Nghị định này."

- Trường hợp 2: Nếu là kinh doanh sữa chế biến yêu cầu bảo quản đặc biệt hoặc sản xuất, kinh doanh sữa chế biến thì phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm do Bộ Công Thương quản lý và cấp được căn cứ theo Điều 20, khoản 2 Điều 64 Luật An toàn thực phẩm 2010:

Điều 20. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo quản thực phẩm
1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện về bảo quản thực phẩm sau đây:
a) Nơi bảo quản và phương tiện bảo quản phải có diện tích đủ rộng để bảo quản từng loại thực phẩm riêng biệt, có thể thực hiện kỹ thuật xếp dỡ an toàn và chính xác, bảo đảm vệ sinh trong quá trình bảo quản;
b) Ngăn ngừa được ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, côn trùng, động vật, bụi bẩn, mùi lạ và các tác động xấu của môi trường; bảo đảm đủ ánh sáng; có thiết bị chuyên dụng điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm và các điều kiện khí hậu khác, thiết bị thông gió và các điều kiện bảo quản đặc biệt khác theo yêu cầu của từng loại thực phẩm;
c) Tuân thủ các quy định về bảo quản của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
2. Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định cụ thể về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo quản thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
...
Điều 64. Trách nhiệm của Bộ Công thương
...
2. Quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với các loại rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột và tinh bột và các thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ."

Sản xuất, kinh doanh sữa chế biến thì có cần phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm không?

Sản xuất, kinh doanh sữa chế biến thì có cần phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm không? (Hình từ Internet)

Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với sản xuất, kinh doanh sữa hộp được thực hiện thế nào?

Căn cứ Điều 13 Luật An toàn thực phẩm 2010khoản 1 Điều 7 Nghị định 09/2016/NĐ-CP quy định trong trường hợp nếu là sản phẩm sữa bổ sung vi chất sinh dưỡng, sữa công thức thì phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và được quản lý bởi Bộ Y tế, cụ thể như sau:

"Điều 13. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng
1. Tuân thủ các điều kiện quy định tại Điều 10 của Luật này.
2. Nguyên liệu ban đầu tạo nên thực phẩm phải bảo đảm an toàn và giữ nguyên các thuộc tính vốn có của nó; các nguyên liệu tạo thành thực phẩm không được tương tác với nhau để tạo ra các sản phẩm gây hại đến sức khoẻ, tính mạng con người.
3. Chỉ được tăng cường vi chất dinh dưỡng là vitamin, chất khoáng, chất vi lượng vào thực phẩm với hàm lượng bảo đảm không gây hại đến sức khoẻ, tính mạng con người và thuộc Danh mục theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
...
Điều 7. Trách nhiệm của các Bộ
1. Trách nhiệm của Bộ Y tế
a) Quản lý an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu vi chất dinh dưỡng;
b) Xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vi chất dinh dưỡng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng; tổ chức việc cấp giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với vi chất dinh dưỡng sản xuất trong nước và nhập khẩu, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng nhập khẩu; xác nhận nội dung quảng cáo đối với vi chất dinh dưỡng và thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng nhập khẩu; cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh vi chất dinh dưỡng;
c) Chủ trì tổ chức việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm;
d) Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật đối với sản xuất, kinh doanh vi chất dinh dưỡng; thanh tra, kiểm tra đột xuất đối với quá trình sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng thuộc phạm vi quản lý của các bộ khác trong các trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 26 Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
đ) Tổ chức, cung cấp thông tin khoa học, chính xác về vai trò, tác dụng của thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng; thông tin, giáo dục, truyền thông chính sách, pháp luật về thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng; tác hại của thiếu vi chất dinh dưỡng đối với sức khỏe của người dân trong cộng đồng.
..."

Đồng thời, theo khoản 2, khoản 3 Điều 2 Nghị định 155/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện và thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc thẩm quyền Bộ Y tế:

"Điều 4. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế
1. Tuân thủ các quy định tại Điều 19, 20, 21, 22, 25, 26 và Điều 27 Luật an toàn thực phẩm và các yêu cầu cụ thể sau:
a) Quy trình sản xuất thực phẩm được bố trí theo nguyên tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm cuối cùng;
b) Tường, trần, nền nhà khu vực sản xuất, kinh doanh, kho sản phẩm không thấm nước, rạn nứt, ẩm mốc;
c) Trang thiết bị, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm dễ làm vệ sinh, không thôi nhiễm chất độc hại và không gây ô nhiễm đối với thực phẩm;
...
Điều 6. Thẩm quyền, hồ sơ, thủ tục cấp Giấy chứng nhận
...
3. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận thực hiện theo các quy định tại khoản 2 Điều 36 Luật an toàn thực phẩm và các yêu cầu cụ thể sau:
a) Lập hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này và nộp qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện hoặc tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ;
b) Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ sở trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ.
Trường hợp quá 30 ngày kể từ khi nhận được thông báo, cơ sở không bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu thì hồ sơ của cơ sở không còn giá trị. Tổ chức, cá nhân phải nộp hồ sơ mới để được cấp Giấy chứng nhận nếu có nhu cầu.
..."

Quy định về công bố sản phẩm, quy chuẩn đối với sản phẩm sữa cần đáp ứng theo những gì?

Về quy định công bố sản phẩm, anh tham khảo từ Điều 4 đến Điều 8 Nghị định 15/2018/NĐ-CP.

Bên cạnh đó, các quy chuẩn về sản phẩm sữa hiện nay anh có thể tham khảo:

Thông tư 31/2010/TT-BYT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa dạng bột do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Thông tư 41/2010/TT-BYT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa lên men do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

An toàn thực phẩm Tải về các quy định hiện hành liên quan đến An toàn thực phẩm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bán đồ ăn gây ngộ độc thực phẩm có thể đi tù đến 20 năm hay không? Bán đồ ăn gây ngộ độc thực phẩm được hiểu như thế nào?
Pháp luật
Giáo dục và phổ biến kiến thức về an toàn thực phẩm có phải là biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn sự cố về an toàn thực phẩm hay không?
Pháp luật
Môi trường kinh doanh thực phẩm là đối tượng phải phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm đúng không?
Pháp luật
Nguyên tắc phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm được quy định như thế nào?
Pháp luật
Thực hiện giáo dục truyền thông về an toàn thực phẩm với mục đích gì? Nội dung thực hiện giáo dục truyền thông về an toàn thực phẩm?
Pháp luật
Bộ câu hỏi đánh giá kiến thức, thực hành về an toàn thực phẩm cho chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm là gì?
Pháp luật
Thức ăn đường phố là gì? Nơi bày bán thức ăn đường phố phải đảm bảo điều kiện gì về an toàn thực phẩm?
Pháp luật
Có cần cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi kinh doanh dụng cụ, vật liệu chứa đựng thực phẩm hay không?
Pháp luật
Mẫu biên bản thẩm định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm Cơ sở kinh doanh muối, muối i-ốt? Tải về Mẫu biên bản?
Pháp luật
Có được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu khi được người thân ở nước ngoài gửi tặng mật ong hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - An toàn thực phẩm
7,568 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
An toàn thực phẩm
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào