Sản xuất hóa chất có cần phải tổ chức bộ phận an toàn vệ sinh lao động không? Có hơn 30 người lao động thì cần bao nhiêu người làm công tác an toàn vệ sinh lao động?
- Sản xuất hóa chất có cần phải tổ chức bộ phận an toàn vệ sinh lao động không? Có hơn 30 người lao động thì cần bao nhiêu người làm công tác an toàn vệ sinh lao động?
- Người làm công tác an toàn vệ sinh lao động theo chế độ bán chuyên trách cần phải đáp ứng điều kiện gì?
- Người làm công tác an toàn vệ sinh lao động có nhiệm vụ như thế nào đối với người sử dụng lao động?
Sản xuất hóa chất có cần phải tổ chức bộ phận an toàn vệ sinh lao động không? Có hơn 30 người lao động thì cần bao nhiêu người làm công tác an toàn vệ sinh lao động?
Sản xuất hóa chất có cần phải tổ chức bộ phận an toàn vệ sinh lao động không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 36 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định về việc tổ chức bộ phận an toàn vệ sinh lao động như sau:
"1. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề khai khoáng, sản xuất than cốc, sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế, sản xuất hóa chất, sản xuất kim loại và các sản phẩm từ kim loại, sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim, thi công công trình xây dựng, đóng và sửa chữa tàu biển, sản xuất, truyền tải và phân phối điện, người sử dụng lao động phải tổ chức bộ phận an toàn, vệ sinh lao động bảo đảm các yêu cầu tối thiểu sau đây:
a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng dưới 50 người lao động phải bố trí ít nhất 01 người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động theo chế độ bán chuyên trách;
b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 50 đến dưới 300 người lao động phải bố trí ít nhất 01 người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động theo chế độ chuyên trách;
c) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 300 đến dưới 1.000 người lao động, phải bố trí ít nhất 02 người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động theo chế độ chuyên trách;
d) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng sử dụng trên 1.000 người lao động phải thành lập phòng an toàn, vệ sinh lao động hoặc bố trí ít nhất 03 người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động theo chế độ chuyên trách."
Như vậy, theo quy định nêu trên, doanh nghiệp bạn mới được thành lập và hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hóa chất có hơn 30 người lao động thì sẽ phải bố trí ít nhất 01 người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động theo chế độ bán chuyên trách.
Người làm công tác an toàn vệ sinh lao động theo chế độ bán chuyên trách cần phải đáp ứng điều kiện gì?
Tại khoản 4 Điều 36 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định về việc tổ chức bộ phận an toàn vệ sinh lao động như sau:
"4. Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động theo chế độ bán chuyên trách quy định tại các Khoản 1 và 2 Điều này phải đáp ứng một trong các Điều kiện sau đây:
a) Có trình độ đại học thuộc các chuyên ngành khối kỹ thuật;
b) Có trình độ cao đẳng thuộc các chuyên ngành khối kỹ thuật; có ít nhất 01 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của cơ sở;
c) Có trình độ trung cấp thuộc các chuyên ngành khối kỹ thuật hoặc trực tiếp làm các công việc kỹ thuật; có 03 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của cơ sở."
Theo đó, khi bố trí người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động theo chế độ bán chuyên trách thì doanh nghiệp bạn cần lựa chọn người đáp ứng một trong các điều kiện được quy định trên đây.
Người làm công tác an toàn vệ sinh lao động có nhiệm vụ như thế nào đối với người sử dụng lao động?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 72 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định về bộ phận an toàn, vệ sinh lao động, theo đó người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động hoặc bộ phận an toàn, vệ sinh lao động có nhiệm vụ tham mưu, giúp người sử dụng lao động tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
- Xây dựng nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; phòng, chống cháy, nổ;
- Xây dựng, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động hằng năm; đánh giá rủi ro và xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp;
- Quản lý và theo dõi việc khai báo, kiểm định máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động;
- Tổ chức thực hiện hoạt động thông tin, tuyên truyền, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động; sơ cứu, cấp cứu, phòng, chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động;
- Tổ chức tự kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động; điều tra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật;
- Chủ trì, phối hợp bộ phận y tế tổ chức giám sát, kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại;
- Tổng hợp và đề xuất với người sử dụng lao động giải quyết kiến nghị của đoàn thanh tra, đoàn kiểm tra và người lao động về an toàn, vệ sinh lao động;
- Phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ sở hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ của an toàn, vệ sinh viên;
- Tổ chức thi đua, khen thưởng, xử lý kỷ luật, thống kê, báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động.
Trên đây là một số quy định pháp luật liên quan đến bộ phận an toàn vệ sinh lao động mà bạn đang quan tâm. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu tờ trình đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục đối với GD mầm non, giáo dục PT, trường chuyên biệt, GDTX ra sao?
- Cách xác định giá dịch vụ giáo dục đào tạo từ ngày 16/12/024 theo Thông tư 14 như thế nào?
- Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài phải thông báo về việc thành lập Văn phòng đến Sở Tư pháp trong thời hạn bao lâu?
- Môn Giáo dục quốc phòng an ninh tại trường đại học gồm mấy học phần? Nội dung từng học phần cụ thể ra sao?
- Quỹ bảo lãnh tín dụng là gì? Mức bảo lãnh tín dụng tối đa có thể cấp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa là bao nhiêu?