Sản xuất công cụ viết phần mềm có tổ chức để sử dụng vào mục đích trái pháp luật có bắt buộc bị xử phạt tù hay không?
- Sản xuất công cụ viết phần mềm có tổ chức để sử dụng vào mục đích trái pháp luật có bắt buộc bị xử phạt tù hay không?
- Người phạm tội tự nguyện khắc phục hậu quả thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?
- Tội sản xuất công cụ viết phần mềm có tổ chức để sử dụng vào mục đích trái pháp luật có được xác định là tội phạm nghiêm trọng không?
Sản xuất công cụ viết phần mềm có tổ chức để sử dụng vào mục đích trái pháp luật có bắt buộc bị xử phạt tù hay không?
Theo điểm a khoản 2 Điều 285 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi điểm p khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định như sau:
Tội sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật
1. Người nào sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm có tính năng tấn công mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để sử dụng vào mục đích trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Có tính chất chuyên nghiệp;
d) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
đ) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Chiếu theo quy định này, tùy thuộc mức độ nghiêm trọng của hành vi mà người phạm tội sản xuất công cụ viết phần mềm có tổ chức để sử dụng vào mục đích trái pháp luật sẽ bị áp dụng hình thức phạt tiền hoặc phạt tù.
Như vậy, người phạm tội sản xuất công cụ viết phần mềm có tổ chức để sử dụng vào mục đích trái pháp luật không bắt buộc bị xử phạt tù.
Người phạm tội tự nguyện khắc phục hậu quả thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?
Theo điểm b khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
..
r) Người phạm tội tự thú;
...
2. Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.
3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.
Như vậy, trường hợp người phạm tội sản xuất công cụ viết phần mềm có tổ chức để sử dụng vào mục đích trái pháp luật tự nguyện khắc phục hậu quả thì có thể được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Tội sản xuất công cụ viết phần mềm có tổ chức để sử dụng vào mục đích trái pháp luật (Hình từ Internet)
Tội sản xuất công cụ viết phần mềm có tổ chức để sử dụng vào mục đích trái pháp luật có được xác định là tội phạm nghiêm trọng không?
Theo điểm b khoản 1 Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định như sau:
Phân loại tội phạm
1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
2. Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều này và quy định tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này.
Như đã phân tích ở trên, mức phạt tù cao nhất có thể áp dụng đối với người phạm tội sản xuất công cụ viết phần mềm có tổ chức để sử dụng vào mục đích trái pháp luật là 07 năm tù.
Do đó, đối chiếu với quy định này thì tội sản xuất công cụ viết phần mềm có tổ chức để sử dụng vào mục đích trái pháp luật được xác định là tội phạm nghiêm trọng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch thi đấu LCP 2025 LMHT mới nhất? Việt Nam có mấy đội tham gia LCP 2025? LMHT là môn thi đấu tại SEA Games đúng không?
- Kịch bản họp phụ huynh cuối học kỳ 1 năm học 2024 2025 các cấp? Nội dung họp phụ huynh cuối học kỳ 1 năm học 2024 2025?
- Lệ phí môn bài bậc 3 bao nhiêu tiền 2025? Hướng dẫn nộp lệ phí môn bài năm 2025 online như thế nào?
- Lịch nghỉ tết nhà nước 2025 Âm lịch đối với cán bộ công chức viên chức gồm bao nhiêu ngày?
- Tải về mẫu báo cáo kết quả khảo sát hiện trạng công trình mới nhất hiện nay? Yêu cầu đối với khảo sát hiện trạng công trình?