Sản phẩm tiêu dùng là gì? Mục đích của việc thử nghiệm sản phẩm tiêu dùng được quy định thế nào?
Sản phẩm tiêu dùng là gì?
Sản phẩm tiêu dùng được giải thích theo quy định tại tiểu mục 4.3 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11698-2:2016 (ISO/TS 20282-2:2013) về Tính khả dụng của các sản phẩm tiêu dùng và các sản phẩm sử dụng công cộng - Phần 2: Phương pháp thử nghiệm tổng thể như sau:
Sản phẩm tiêu dùng (consumer product)
Sản phẩm dự kiến được mua và được sử dụng bởi một cá nhân cho mục đích cá nhân hơn là mục đích nghề nghiệp
Theo quy định sản phẩm tiêu dùng (consumer product) là sản phẩm dự kiến được mua và được sử dụng bởi một cá nhân cho mục đích cá nhân hơn là mục đích nghề nghiệp.
Dạng thức sử dụng của sản phẩm tiêu dùng được thử nghiệm quy định như thế nào?
Dạng thức sử dụng của sản phẩm tiêu dùng được thử nghiệm quy định tại tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11698-2:2016 (ISO/TS 20282-2:2013) về Tính khả dụng của các sản phẩm tiêu dùng và các sản phẩm sử dụng công cộng - Phần 2: Phương pháp thử nghiệm tổng thể như sau:
5 Các nguyên lý chung
5.1 Dạng thức sử dụng của sản phẩm được thử nghiệm
Phương pháp thử nghiệm dựa trên người sử dụng có thể được dùng để đo tính khả dụng và khả năng tiếp cận trong việc:
- mở đóng gói, cài đặt và thiết lập các sản phẩm tiêu dùng,
- sử dụng các sản phẩm tiêu dùng,
- các sản phẩm sử dụng công cộng, bao gồm các sản phẩm có thể sử dụng được ngay, cung cấp một dịch vụ cho công chúng, và
- các sản phẩm khác được sử dụng để đạt được những mục tiêu có các tiêu chí thành công rõ ràng và liên quan đến các dạng chính được xác định rõ.
CHÚ THÍCH: Khả năng tiếp cận là đặc biệt quan trọng đối với các sản phẩm có thể sử dụng được ngay và các sản phẩm tiêu dùng được cung cấp cho mục đích công cộng.
Phương pháp thử nghiệm đo đạc hiệu quả, hiệu suất và sự thỏa mãn khi được dùng bởi những nhóm người sử dụng xác định trong những tình huống sử dụng riêng biệt. Khả năng tiếp cận được đo bằng phạm vi mà tại đó các sản phẩm, hệ thống, dịch vụ, môi trường và cơ sở vật chất có thể được sử dụng bởi những người từ một tập hợp dân số với các đặc điểm và khả năng ở phạm vi rộng nhất để đạt được một mục tiêu xác định trong một tình huống sử dụng riêng biệt.
...
Sản phẩm tiêu dùng là gì? Mục đích của việc thử nghiệm sản phẩm tiêu dùng được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Mục đích của việc thử nghiệm sản phẩm tiêu dùng được quy định thế nào?
Mục đích của việc thử nghiệm sản phẩm tiêu dùng quy định tại tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11698-2:2016 (ISO/TS 20282-2:2013) về Tính khả dụng của các sản phẩm tiêu dùng và các sản phẩm sử dụng công cộng - Phần 2: Phương pháp thử nghiệm tổng thể như sau:
- Thử nghiệm sản phẩm đơn lẻ để xác định xem tính khả dụng và/hoặc khả năng tiếp cận đã được đáp ứng,
- Thử nghiệm sản phẩm đơn lẻ để cung cấp bằng chứng về tính khả dụng và/hoặc khả năng tiếp cận của một sản phẩm cho một người sử dụng hoặc vì mục đích tiếp thị,
- Thử nghiệm sản phẩm đơn lẻ để thiết lập một điểm chuẩn mà các sản phẩm tương lai có thể đối chiếu so sánh,
- So sánh giữa các sản phẩm khác nhau,
- So sánh giữa các phiên bản của cùng một sản phẩm, và
- Chỉ rõ những yêu cầu về tính khả dụng và/hoặc khả năng tiếp cận đối với một sản phẩm được phát triển [Phụ lục G] và các tình huống để sử dụng khi thử nghiệm xem liệu các yêu cầu có được đáp ứng [Phụ lục H].
Bên cạnh đó, còn có thể được sử dụng cho việc cung ứng bởi doanh nghiệp hoặc những người mua sản phẩm nói chung để:
- Thử nghiệm một sản phẩm đơn lẻ nhằm quyết định xem sản phẩm đó có đáp ứng những yêu cầu về tính khả dụng và/hoặc khả năng tiếp cận hay không,
- Kiểm tra một nhóm các sản phẩm tương tự để so sánh tạo điều kiện đưa ra được quyết định phù hợp nhất,
- Đảm bảo các hoạt động thử nghiệm của các sản phẩm tương tự sử dụng cùng phương pháp luận để thông tin về tính khả dụng và/hoặc khả năng tiếp cận có thể được so sánh trong suốt quá trình cung ứng, và
- Chỉ rõ những yêu cầu về tính khả dụng và/hoặc khả năng tiếp cận đối với một sản phẩm được cung ứng [ví dụ: khi các sản phẩm được sử dụng tại trường học, khách sạn hoặc những hộ gia đình có người lớn tuổi] [Phụ lục G] và các tình huống để được sử dụng khi tiến hành thử nghiệm xem liệu các yêu cầu có được đáp ứng hay không [Phụ lục H].
Ngoài ra, còn có thể được sử dụng bởi một tổ chức thử nghiệm bên thứ ba hoặc tổ chức bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng nhằm:
- Thử nghiệm một sản phẩm đơn lẻ hoặc nhiều sản phẩm khác nhau để quyết định xem liệu chúng có đáp ứng những yêu cầu về tính khả dụng và/hoặc khả năng tiếp cận đối với một nhóm người sử dụng hay không,
- Thử nghiệm một sản phẩm đơn lẻ hoặc nhiều sản phẩm khác nhau để thiết lập điểm chuẩn mà các sản phẩm tương lai có thể dùng để so sánh,
- So sánh các sản phẩm khác nhau để cung cấp thông tin sẽ được nêu trong báo cáo, và
- So sánh giữa các hệ thống cạnh tranh (kiểm tra các mục tiêu sử dụng chính của loại sản phẩm hoặc hệ thống trừ khi có những lý do đặc biệt đối với việc thử nghiệm các mục tiêu khác).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?