Sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật nhóm A là những sản phẩm, hàng hóa nào? Bên bán hàng có trách nhiệm gì khi phát hiện sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật?
- Sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật nhóm A là những sản phẩm, hàng hóa nào?
- Bên bán hàng có trách nhiệm gì khi phát hiện sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật nhóm A?
- Bên bán hàng có phải bồi thường cho người tiêu dùng khi không có lỗi trong việc làm phát sinh khuyết tật của sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật?
Sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật nhóm A là những sản phẩm, hàng hóa nào?
Sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật được quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 như sau:
Thu hồi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật
1. Sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật bao gồm:
a) Sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật nhóm A là sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe của người tiêu dùng;
b) Sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật nhóm B là sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây thiệt hại cho tài sản của người tiêu dùng;
c) Sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật có khả năng gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng thì áp dụng các quy định đối với sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật nhóm A.
...
Như vậy, sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật nhóm A là những sản phẩm, hàng hóa:
- Có khả năng gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe của người tiêu dùng;
- Có khả năng gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng.
Sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật nhóm A là những sản phẩm, hàng hóa nào? (hình từ internet)
Bên bán hàng có trách nhiệm gì khi phát hiện sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật nhóm A?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 33 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định như sau:
Thu hồi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật
...
2. Trường hợp phát hiện sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật nhóm A, tổ chức, cá nhân kinh doanh tự mình hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoặc cơ quan quản lý nhà nước ngành, lĩnh vực liên quan có trách nhiệm sau đây:
a) Kịp thời tiến hành mọi biện pháp cần thiết để ngừng việc cung cấp và thu hồi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật trên thị trường;
b) Công khai về sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật và việc thu hồi sản phẩm, hàng hóa đó theo hình thức niêm yết tại trụ sở, địa điểm kinh doanh và đăng tải trên trang thông tin điện tử, phần mềm ứng dụng (nếu có) của tổ chức, cá nhân kinh doanh cho đến khi kết thúc việc thu hồi;
c) Thông báo công khai về sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật và việc thu hồi sản phẩm, hàng hóa đó ít nhất 05 số liên tiếp hoặc 05 ngày liên tiếp trên đài phát thanh, đài truyền hình, báo in, báo điện tử ở trung ương và địa phương nơi sản phẩm, hàng hóa đó lưu thông.
...
Như vậy, khi phát hiện sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật nhóm A, bên bán hàng có trách nhiệm:
- Kịp thời tiến hành mọi biện pháp cần thiết để ngừng việc cung cấp và thu hồi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật trên thị trường;
- Công khai về sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật và việc thu hồi sản phẩm, hàng hóa đó theo hình thức niêm yết tại trụ sở, địa điểm kinh doanh và đăng tải trên trang thông tin điện tử, phần mềm ứng dụng (nếu có) của tổ chức, cá nhân kinh doanh cho đến khi kết thúc việc thu hồi;
- Thông báo công khai về sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật và việc thu hồi sản phẩm, hàng hóa đó ít nhất 05 số liên tiếp hoặc 05 ngày liên tiếp trên đài phát thanh, đài truyền hình, báo in, báo điện tử ở trung ương và địa phương nơi sản phẩm, hàng hóa đó lưu thông.
Bên bán hàng có phải bồi thường cho người tiêu dùng khi không có lỗi trong việc làm phát sinh khuyết tật của sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 34 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định như sau:
Bồi thường thiệt hại do sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật gây ra
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật do mình cung cấp gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng, kể cả khi tổ chức, cá nhân đó không biết hoặc không có lỗi trong việc phát sinh khuyết tật, trừ trường hợp quy định tại Điều 35 của Luật này.
2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm bồi thường thiệt hại quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm, hàng hóa;
b) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa;
c) Tổ chức, cá nhân gắn tên thương mại lên sản phẩm, hàng hóa hoặc sử dụng nhãn hiệu, chỉ dẫn thương mại khác cho phép nhận biết đó là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa;
d) Tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động trung gian thương mại đối với sản phẩm, hàng hóa;
...
Như vậy, bên bán hàng có trách nhiệm bồi thường cho người tiêu dùng ngay cả khi bên bán hàng không có lỗi trong việc làm phát sinh khuyết tật của sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Đơn đề nghị hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe mới nhất hiện nay? Trường hợp nào hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe?
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?