Sân bay chuyên dùng của lực lượng vũ trang sẽ được xem xét sử dụng lưỡng dụng phục vụ phát triển kinh tế đúng không?
Mới đây, ngày 06/6/2023, Văn phòng Chính phủ vừa ký ban hành Thông báo 208/TB-VPCP kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Lưỡng dụng là gì? Sân bay chuyên dùng là gì?
- Bấy lâu nay, thuật ngữ “lưỡng dụng” được nhắc nhiều trên hệ thống thông tin đại chúng. Do đó, có thể hiểu rằng, lưỡng dụng nghĩa là có hai hoặc đa tác dụng. Còn hiểu theo cách phổ cập hiện nay, thuật ngữ “công nghệ lưỡng dụng” thường gắn với ngành Công nghệ quốc phòng bao gồm các lĩnh vực công nghệ có thể ứng dụng đồng thời cho việc thiết kế, chế tạo sản phẩm quân sự và sản phẩm phục vụ dân sự.
- Sân bay chuyên dùng được định nghĩa tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 42/2016/NĐ-CP quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở, đóng sân bay chuyên dùng như sau:
+ Sân bay chuyên dùng là khu vực được xác định trên mặt đất, dải mặt nước, công trình nhân tạo sử dụng cho tàu bay, thủy phi cơ, trực thăng hoạt động để phục vụ mục đích khai thác hàng không chung hoặc mục đích vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi mà không phải vận chuyển công cộng.
Đồng thời, căn cứ Điều 4 Nghị định 42/2016/NĐ-CP quy định về nguyên tắc cơ bản mở, đóng sân bay chuyên dùng như sau:
- Bảo đảm hài hòa giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng, đáp ứng nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, chủ quyền và phát triển kinh tế, xã hội, hội nhập quốc tế.
- Phát triển hệ thống sân bay chuyên dùng phù hợp với quy hoạch phát triển ngành, vùng, địa phương.
- Bảo đảm an ninh, an toàn hàng không; trật tự an toàn xã hội; nhiệm vụ quốc phòng, an ninh với phát triển kinh tế xã hội; bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác động đến cộng đồng; bảo đảm đồng bộ, an toàn, an ninh về mặt không gian kiến trúc, hệ thống công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật.
- Tạo thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện quản lý, sử dụng, khai thác sân bay chuyên dùng và khi tổ chức hoạt động hàng không theo quy định pháp luật.
- Thực hiện sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả trong quản lý nhà nước giữa cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng với Bộ Giao thông vận tải, địa phương và cơ quan, tổ chức, cá nhân trong mở, đóng sân bay chuyên dùng, quản lý hoạt động, bảo đảm an ninh, an toàn và dự báo, thông báo bay.
- Đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc công nhận áp dụng đối với sân bay chuyên dùng.
Như vậy, sân bay chuyên dùng được mở dựa trên 06 nguyên tắc được nêu trên.
Đặc biệt, có nguyên tắc việc mở sân bay chuyên dùng phải bảo đảm hài hòa giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng, đáp ứng nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, chủ quyền và phát triển kinh tế, xã hội, hội nhập quốc tế.
Sân bay chuyên dùng của lực lượng vũ trang sẽ được xem xét sử dụng lưỡng dụng phục vụ phát triển kinh tế đúng không? (Hình internet)
Mở, đóng sân bay chuyên dùng cần đáp ứng điều kiện gì?
Điều kiện mở sân bay chuyên dùng được quy định tại Điều 10 Nghị định 42/2016/NĐ-CP như sau:
Điều kiện mở, đóng sân bay chuyên dùng
1. Điều kiện mở sân bay chuyên dùng:
a) Phục vụ chiến lược bảo vệ Tổ quốc, phát triển kinh tế, xã hội;
b) Phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông vận tải, hạ tầng xã hội - đô thị;
c) Có đội ngũ nhân lực đủ trình độ kỹ thuật vận hành, khai thác sân bay chuyên dùng;
d) Phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan về quản lý tĩnh không, quản lý đất đai, môi trường, khu vực mặt nước, mặt biển, quản lý vùng trời, khu cấm bay, khu hạn chế bay;
đ) Chủ sở hữu sân bay đã được cấp Giấy chứng nhận và Giấy đăng ký khai thác sân bay chuyên dùng đối với sân bay đề nghị mở phục vụ mục đích thường xuyên hoạt động bay thương mại.
Như vậy, để mở sân bay chuyên dùng cần đáp ứng điều kiện nêu trên.
Sân bay chuyên dùng của lực lượng vũ trang có được xem xét sử dụng lưỡng dụng phục vụ phát triển kinh tế không?
Thông báo 208/TB-VPCP năm 2023 nhấn mạnh, trên cơ sở các nguyên tắc nêu trên, Thường trực Chính phủ đồng ý Tờ trình của Bộ Giao thông vận tải về Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và thống nhất thông qua nội dung Quy hoạch. Trong đó:
*Một là, sân bay chuyên dùng của lực lượng vũ trang được xem xét sử dụng lưỡng dụng phục vụ phát triển kinh tế
- Thường trực Chính phủ lưu ý: Nội dung quy hoạch bảo đảm đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng trong từng thời kỳ quy hoạch, theo đó:
+ Các sân bay tiềm năng của các địa phương có thể được đầu tư xây dựng khi đủ điều kiện, có nhu cầu và nhất là huy động các nguồn vốn hợp pháp để thực hiện;
+ Các sân bay chuyên dùng của các lực lượng vũ trang cũng sẽ được xem xét sử dụng lưỡng dụng phục vụ cho phát triển cả kinh tế và bảo đảm an ninh, quốc phòng.
- Dự thảo Quyết định phê duyệt cần có một danh mục các sân bay tiềm năng làm cơ sở triển khai ngay khi có nhu cầu và đáp ứng các điều kiện quy định;
Nghiên cứu bổ sung điều khoản cho việc đưa ra khỏi quy hoạch các cảng hàng không, sân bay khi không triển khai được và bổ sung các cảng hàng không, sân bay khi có nhu cầu và đủ điều kiện thực hiện ngay.
Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?