Rượu sản xuất trong nước sẽ do doanh nghiệp sản xuất hay do một đơn vị nào khác dán tem lên sản phẩm?
Điều kiện để doanh nghiệp sản xuất kinh doanh rượu là gì?
Theo Điều 8, Điều 9 và Điều 10 Nghị định 105/2017/NĐ-CP (sửa đổi bổ sung bởi Khoản 3 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP) quy định về điều sản xuất kinh doanh rượu như sau:
"Điều 8. Điều kiện sản xuất rượu công nghiệp
1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
2. Có dây chuyền máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ sản xuất rượu đáp ứng quy mô dự kiến sản xuất.
3. Bảo đảm các điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định.
4. Bảo đảm các điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định.
5. Đáp ứng các quy định về ghi nhãn hàng hóa rượu.
6. Có cán bộ kỹ thuật có trình độ, chuyên môn phù hợp với ngành, nghề sản xuất rượu.
Điều 9. Điều kiện sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh
1. Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.
2. Bảo đảm các điều kiện về an toàn thực phẩm và ghi nhãn hàng hóa rượu theo quy định.
Điều 10. Điều kiện sản xuất rượu thủ công bán cho cơ sở có Giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại
1. Có hợp đồng mua bán với doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp.
2. Trường hợp không bán rượu cho doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công phải làm thủ tục cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh theo quy định tại Nghị định này."
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép sản xuất kinh doanh rượu cho doanh nghiệp?
Căn cứ Điều 25 Nghị định 105/2017/NĐ-CP (sửa đổi bổ sung bởi Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP) quy định cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép sản xuất kinh doanh rượu cho doanh nghiệp như sau:
Điều 25. Thẩm quyền và thủ tục cấp giấy phép
"1. Thẩm quyền cấp giấy phép:
a) Bộ Công Thương là cơ quan cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp có quy mô từ 03 triệu lít/năm trở lên và Giấy phép phân phối rượu;
b) Sở Công Thương là cơ quan cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp có quy mô dưới 03 triệu lít/năm và Giấy phép bán buôn rượu trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, Giấy phép bán lẻ rượu trên địa bàn;
d) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thì có quyền cấp sửa đổi, bổ sung và cấp lại giấy phép đó.
..."
Rượu sản xuất trong nước sẽ do doanh nghiệp sản xuất hay do đơn vị nào dán tem lên sản phẩm?
Dán tem sản phẩm cho rượu
Căn cứ khoản 4 Điều 3 Thông tư 15/2020/TT-BTC quy định về dán tem cho sản phẩm như sau:
"Điều 3. Mẫu tem và quy định về dán tem
4. Đơn vị thực hiện dán tem
Đối với rượu đóng chai nhập khẩu qua các cửa khẩu: Doanh nghiệp thực hiện và tự chịu trách nhiệm việc dán tem rượu nhập khẩu tại cơ sở của doanh nghiệp và báo cáo với cơ quan Hải quan nơi đăng ký làm thủ tục nhập khẩu số lượng thực sử dụng (ghi rõ số sêri tem) trước khi thông quan.
Đối với rượu thành phẩm dạng thùng, téc nhập khẩu về đóng chai trong nước: Doanh nghiệp thực hiện và tự chịu trách nhiệm việc dán tem rượu nhập khẩu tại cơ sở đóng chai trước khi đưa ra thị trường để tiêu thụ.
Đối với rượu sản xuất trong nước: tổ chức, cá nhân có Giấy phép sản xuất rượu (bao gồm Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp) để tiêu thụ trong nước, sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân sản xuất rượu trong nước phải thực hiện dán tem đóng quy định cho sản phẩm rượu sản xuất tại địa điểm sản xuất sau khi rượu được đóng chai và trước khi đưa sản phẩm rượu đi tiêu thụ trong nước."
Như vậy, theo quy định thì công ty của bạn sẽ tự dán tem rượu trước khi đưa đi tiêu thụ và tự chịu trách nhiệm về việc dán tem. Theo đó, tem rượu phải được dán vắt qua nắp chai để đảm bảo khi mở nắp thì tem sẽ rách và không thể sử dụng lại. Tuy nhiên quy định trên chi có hiệu lực đến hết ngày 30/06/2022. Từ ngày 01/07/2022 Thông tư 15/2020/TT-BTC sẽ hết hiệu lực và được thay thế bằng Thông tư 23/2021/TT-BTC.
Theo khoản 4 Điều 3 Thông tư 23/2021/TT-BTC (có hiệu lực từ ngày 01/07/2022) quy định về dán tem lên sản phẩm là rượu như sau:
Điều 3. Mẫu tem và quy định về dán tem điện tử
4. Đơn vị thực hiện dán tem điện tử
....
b) Đối với sản phẩm rượu đóng chai và rượu thành phẩm dạng thùng, téc nhập khẩu về sang, chiết ra chai: Doanh nghiệp, tổ chức thực hiện dán tem và tự chịu trách nhiệm việc dán tem rượu nhập khẩu cho sản phẩm rượu nhập khẩu trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ.
Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức nhập khẩu sản phẩm rượu đóng chai có nhu cầu dán tem tại cơ sở sản xuất ở nước ngoài thì phải đảm bảo việc dán tem rượu nhập khẩu cho sản phẩm rượu nhập khẩu đúng quy định trước khi nhập khẩu vào thị trường Việt Nam để tiêu thụ.
...
d) Đối với rượu sản xuất để tiêu thụ trong nước: tổ chức, cá nhân có Giấy phép sản xuất rượu (bao gồm Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp) để tiêu thụ trong nước, sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân sản xuất rượu trong nước phải thực hiện dán tem điện tử đúng quy định cho sản phẩm rượu tại địa điểm sản xuất sau khi rượu được đóng chai và trước khi đưa sản phẩm rượu đi tiêu thụ trong nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?