Rượu mùi là gì? Để xác định hàm lượng đường của rượu mùi theo phương pháp chuẩn thì cần sử dụng thuốc thử loại nào?
Rượu mùi là gì?
Căn cứ tại tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7044:2013 có quy định rượu mùi (Liqueur) là đồ uống được pha chế từ cồn thực phẩm, nước, phụ gia thực phẩm và có thể bổ sung đường.
Rượu mùi là gì? Để xác định hàm lượng đường của rượu mùi theo phương pháp chuẩn thì cần sử dụng thuốc thử loại nào? (Hình từ Internet)
Để xác định hàm lượng đường của rượu mùi theo phương pháp chuẩn thì cần sử dụng thuốc thử loại nào?
Để xác định hàm lượng đường của rượu mùi theo phương pháp chuẩn thì cần sử dụng thuốc thử loại theo quy định tại tiểu mục 5.7 Mục 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7044:2013 có quy định như sau:
Phương pháp thử
5.1. Xác định các chỉ tiêu cảm quan, theo TCVN 8007:2009.
5.2. Xác định hàm lượng etanol, theo TCVN 8008:2009.
5.3. Xác định hàm lượng metanol, theo TCVN 8010:2009.
5.4. Xác định hàm lượng rượu bậc cao, theo TCVN 8011:2009.
5.5. Xác định hàm lượng aldehyd, theo TCVN 8009:2009.
5.6. Xác định hàm lượng este, theo AOAC 972.07 hoặc TCVN 8011:2009.
5.7. Xác định hàm lượng đường, theo Phụ lục A.
Theo đó tại tiểu mục A.1.1 Mục A.1 Phụ lục A ban hành kèm theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7044:2013 có quy định như sau:
A.1. Phương pháp Bertrand (phương pháp chuẩn)
A.1.1. Thuốc thử
Sử dụng thuốc thử loại tinh khiết phân tích, nước sử dụng là nước cất hoặc nước có chất lượng tương đương, trừ khi có quy định khác.
A.1.1.1. Dung dịch axit clohydric, 5% (khối lượng/thể tích).
A.1.1.2. Dung dịch natri hydroxit, 1 % và 20 % (khối lượng/thể tích).
A.1.1.3. Dung dịch Fehling A
Hoà tan 40 g đồng sulfat ngậm năm phân tử nước (CuSO4.5H2O) vào nước trong bình định mức dung tích 1000 ml, trộn đều và thêm nước đến vạch.
A.1.1.4. Dung dịch Fehling B
Hòa tan 200g kali natri tartrat ngậm bốn phân tử nước (KNaC4H4O6.4H2O) vào 500 ml đến 600 ml nước trong bình định mức dung tích 1000 ml. Hòa tan 150 g natri hydroxit (NaOH) trong 200 ml đến 300 ml nước, chuyển vào bình định mức 1000 ml chứa kali natri tartrat, trộn đều và thêm nước đến vạch.
A.1.1.5. Dung dịch sắt (III) sulfat
Hòa tan 50 g sắt (III) sulfat ngậm chín phân tử nước [Fe2(SO4)3.9H2O] vào nước trong bình định mức dung tích 1000 ml, thêm 100 ml axit sulfuric đậm đặc (d = 1,84), để nguội và thêm nước đến vạch.
Dung dịch đã pha không được chứa sắt (II). Để oxy hóa sắt (II), dùng dung dịch kali pemanganat 0,02 M (A.1.1.6) cho vào dung dịch sắt (III) sulfat đến khi có màu hồng nhạt.
A.1.1.6. Dung dịch kali pemanganat, 0,02 M
Hòa tan 3,2 g kali pemanganat (KMnO4) vào 100ml nước nóng trong bình định mức màu nâu dung tích 1000 ml, khuấy cho tan hết và thêm nước đến vạch.
Sau một tuần, đem dung dịch ra xác định lại nồng độ và tiến hành như sau:
Cân từ 0,25 g đến 0,30 g natri oxalat (Na2C2O4) tinh khiết đã sấy khô ở nhiệt độ 105 ºC đến 110 oC đến khối lượng không đổi, chính xác đến 0,1 mg, hòa tan vào 100 ml nước trong bình nón, thêm 10 ml axit sulfuric (1 : 4). Đun dung dịch natri oxalat đến khoảng từ 60 oC đến 80 oC, chuẩn độ bằng dung dịch kali pemanganat đến khi có màu hồng nhạt.
Nồng độ mol của dung dịch kali pemanganat, CM, biểu thị bằng mol trên lít (mol/l), xác định được theo công thức sau đây:
trong đó:
mo là khối lượng của natri oxalat, tính bằng miligam (mg);
Mo là khối lượng mol của natri oxalat, tính bằng gam trên mol (Mo = 134 g/mol);
Vo là thể tích dung dịch kali pemanganat tiêu tốn khi chuẩn độ, tính bằng mililit (ml).
CHÚ THÍCH: Có thể sử dụng ống chuẩn KMnO4 có bán sẵn.
…
Như vậy, theo quy định trên thì để xác định hàm lượng đường của rượu mùi theo phương pháp chuẩn thì cần sử dụng thuốc thử loại tinh khiết phân tích, nước sử dụng là nước cất hoặc nước có chất lượng tương đương, trừ khi có quy định khác.
Các thiết bị dụng cụ của phòng thử nghiệm xác định hàm lượng đường của rượu mùi theo phương pháp chuẩn gồm những gì?
Các thiết bị dụng cụ của phòng thử nghiệm xác định hàm lượng đường của rượu mùi theo phương pháp chuẩn được quy định tại tiểu mục A.1.2 Mục A.1 Phụ lục A ban hành kèm theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7044:2013 như sau:
A.1. Phương pháp Bertrand (phương pháp chuẩn)
…
A.1.2. Thiết bị, dụng cụ
Sử dụng các thiết bị, dụng cụ của phòng thử nghiệm thông thường và cụ thể như sau:
A.1.2.1. Bơm hút chân không.
A.1.2.2. Bình hút lọc chân không.
A.1.2.3. Bình nón, dung tích 250 ml.
A.1.2.4. Buret, dung dịch 25 ml, chia vạch 0,1 ml.
A.1.2.5. Pipet.
A.1.2.6. Phễu lọc xốp G4.
A.1.2.7. Nhiệt kế, được chia vạch từ 0 oC đến 100 oC.
A.1.2.8. Nồi cách thủy, duy trì được nhiệt độ 80oC.
A.1.2.9. Bếp điện.
A.1.2.10. Bình định mức, dung tích 250 ml.
A.1.2.11. Cân phân tích, có thể cân chính xác đến 0,1 mg.
…
Như vậy, theo quy định trên thì các thiết bị dụng cụ của phòng thử nghiệm xác định hàm lượng đường của rượu mùi theo phương pháp chuẩn như sau:
- Bơm hút chân không;
- Bình hút lọc chân không;
- Bình nón;
- Buret;
- Pipet;
- Phễu lọc xốp G4;
- Nhiệt kế;
- Nồi cách thủy;
- Bếp điện;
- Bình định mức;
- Cân phân tích.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?
- Người sử dụng dịch vụ bưu chính cung cấp thông tin về bưu gửi không đầy đủ theo yêu cầu của dịch vụ sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Danh sách người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng được niêm yết tại đâu? Thời hạn công khai danh sách?
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?