Rượu bán thành phẩm là gì? Rượu bán thành phẩm nhập khẩu vào Việt Nam có phải dán tem hay không?
- Rượu bán thành phẩm là gì?
- Rượu bán thành phẩm nhập khẩu vào Việt Nam có phải dán tem không?
- Doanh nghiệp sản xuất rượu công nghiệp có được nhập khẩu rượu bán thành phẩm để sản xuất rượu thành phẩm không?
- Doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp có được ủy thác nhập khẩu rượu bán thành phẩm để sản xuất rượu thành phẩm không?
- Bộ Công thương có trách nhiệm gì đối với sản xuất kinh doanh rượu?
Rượu bán thành phẩm là gì?
Rượu bán thành phẩm được giải thích tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 105/2017/NĐ-CP thì rượu bán thành phẩm là rượu chưa hoàn thiện dùng làm nguyên liệu để sản xuất rượu thành phẩm.
Rượu bán thành phẩm là gì? Rượu bán thành phẩm nhập khẩu vào Việt Nam có phải dán tem không? (Hình từ Internet)
Rượu bán thành phẩm nhập khẩu vào Việt Nam có phải dán tem không?
Rượu bán thành phẩm nhập khẩu vào Việt Nam có phải dán tem không, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 105/2017/NĐ-CP, khoản 3 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP như sau:
Dán tem và ghi nhãn hàng hóa rượu
1. Rượu sản xuất để tiêu thụ trong nước và rượu nhập khẩu phải được dán tem và ghi nhãn hàng hóa theo quy định, trừ trường hợp rượu được sản xuất rượu thủ công bán cho cơ sở có Giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại.
2. Rượu bán thành phẩm nhập khẩu không phải dán tem.
Như vậy, theo quy định trên thì rượu bán thành phẩm nhập khẩu vào Việt Nam không phải dán tem.
Doanh nghiệp sản xuất rượu công nghiệp có được nhập khẩu rượu bán thành phẩm để sản xuất rượu thành phẩm không?
Doanh nghiệp sản xuất rượu công nghiệp có được nhập khẩu rượu bán thành phẩm để sản xuất rượu thành phẩm không, thì theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định 105/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP như sau:
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp sản xuất rượu công nghiệp
1. Được bán rượu do doanh nghiệp sản xuất (trực tiếp hoặc thông qua công ty thành viên, chi nhánh trực thuộc) cho các thương nhân có Giấy phép phân phối rượu, bán buôn rượu, bán lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ và thương nhân mua rượu để xuất khẩu.
2. Được trực tiếp bán lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ đối với rượu do mình sản xuất tại các địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Được mua trong nước hoặc nhập khẩu rượu bán thành phẩm để sản xuất rượu thành phẩm.
4. Được mua rượu của tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công để chế biến lại.
5. Tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm, nhãn hàng hóa, phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường.
6. Thực hiện chế độ báo cáo và các nghĩa vụ khác theo quy định tại Nghị định này.
Như vậy, theo quy định trên thì doanh nghiệp sản xuất rượu công nghiệp có quyền nhập khẩu rượu bán thành phẩm để sản xuất rượu thành phẩm.
Doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp có được ủy thác nhập khẩu rượu bán thành phẩm để sản xuất rượu thành phẩm không?
Doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp có được ủy thác nhập khẩu rượu bán thành phẩm để sản xuất rượu thành phẩm không, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 30 Nghị định 105/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP như sau:
Quy định chung về nhập khẩu rượu
1. Doanh nghiệp có Giấy phép phân phối rượu được phép nhập khẩu rượu và phải chịu trách nhiệm về chất lượng, an toàn thực phẩm của rượu nhập khẩu. Trường hợp nhập khẩu rượu bán thành phẩm, doanh nghiệp chỉ được bán cho doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp.
2. Doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp được phép nhập khẩu hoặc ủy thác nhập khẩu rượu bán thành phẩm để sản xuất rượu thành phẩm.
3. Trừ trường hợp quy định tại Điều 31 của Nghị định này, rượu nhập khẩu phải đáp ứng quy định sau:
a) Phải được ghi nhãn hàng hóa, dán tem rượu theo quy định tại Điều 6 Nghị định này;
b) Tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.
4. Rượu chỉ được nhập khẩu vào Việt Nam qua các cửa khẩu quốc tế.
Như vậy, theo quy định trên thì doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp được ủy thác nhập khẩu rượu bán thành phẩm để sản xuất rượu thành phẩm.
Bộ Công thương có trách nhiệm gì đối với sản xuất kinh doanh rượu?
Đối với sản xuất kinh doanh rượu, thì Bộ Công thương có trách nhiệm được quy định tại Điều 34 Nghị định 105/2017/NĐ-CP như sau:
- Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh rượu.
- Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước đối với ngành rượu: trong đầu tư xây dựng theo các quy định của pháp luật và quy định tại Nghị định này.
- Quản lý an toàn thực phẩm đối với rượu.
- Thanh tra, kiểm tra, các cơ sở kinh doanh rượu về việc chấp hành quy định về chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm và bảo vệ một trường; giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh rượu.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền liên quan tổ chức kiểm tra, phát hiện và xử lý đối với các vi phạm khác về kinh doanh rượu.
- Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước tổ chức tịch thu, xử lý đối với rượu nhập lậu, rượu giả, rượu không bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm, rượu không ghi nhãn, dán tem theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp kiểm tra, tổ chức tuyên truyền, phổ biến việc thực hiện Nghị định này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết đơn xin giao đất mới nhất theo Nghị định 102? Diện tích đất tính tiền sử dụng đất được quy định thế nào?
- Mẫu Báo cáo định kỳ hằng năm của DN sử dụng vật liệu nổ công nghiệp mới nhất theo quy định hiện nay?
- Giải thể doanh nghiệp có phải mất phí không? Doanh nghiệp có được ký kết hợp đồng mới khi đã có quyết định giải thể doanh nghiệp không?
- Mục đích của chỉ dẫn kỹ thuật trong xây dựng là gì? Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm trình chủ đầu tư chấp thuận nội dung gì?
- Năm cá nhân số 4 năm 2025 có ý nghĩa gì? Năm 2025 là năm thế giới số mấy? Hành vi xem thần số học có phải là mê tín dị đoan không?