Rong biển hữu cơ là gì? Việc sơ chế rong biển hữu cơ phải đáp ứng được những yêu cầu như thế nào?
Rong biển hữu cơ là gì?
Theo khoản 3.1 Điều 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-10:2023 thì rong biển hữu cơ là rong biển được khai thác tự nhiên hoặc thu hoạch từ quá trình trồng theo phương thức hữu cơ.
Yêu cầu đối với việc trồng rong biển hữu cơ là gì?
Việc trồng rong biển hữu cơ phải đáp ứng những yêu cầu được quy định tại khoản 5.1 Điều 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-10:2023 như sau:
Các yêu cầu
5.1 Trồng rong biển
5.1.1 Khu vực sản xuất
Tại khu vực trồng rong biển, cơ sở phải thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa ô nhiễm bởi các chất không có nguồn gốc tự nhiên.
5.1.2 Chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ
Thời gian chuyển đổi đối với một đơn vị trồng rong biển là:
a) sáu tháng, nếu chu kỳ sản xuất không lớn hơn sáu tháng;
b) một chu kỳ sản xuất, nếu chu kỳ sản xuất đó lớn hơn sáu tháng.
5.1.3 Duy trì sản xuất hữu cơ
Theo 5.1.3 của TCVN 11041-1.
5.1.4 Sản xuất song song và sản xuất riêng rẽ
5.1.4.1 Sản xuất song song được phép trong một cơ sở, nhưng không thực hiện trong cùng một đơn vị sản xuất.
5.1.4.2 Đơn vị sản xuất phải được tách biệt rõ ràng với các đơn vị nuôi trồng thủy sản khác và khu vực khai thác không phù hợp với tiêu chuẩn này.
CHÚ THÍCH: Sự ngăn cách như giữ khoảng cách giữa các khu vực nuôi trồng thủy sản, theo dòng chảy thủy triều hoặc bởi hệ thống phân phối nước, có thể được coi là tình trạng tách biệt rõ ràng.
5.1.5 Quản lý hệ sinh thái và đa dạng sinh học
Theo 5.1.5 của TCVN 11041-1.
5.1.6 Vật liệu nhân giống rong biển
5.1.6.1 Ưu tiên sử dụng vật liệu nhân giống hữu cơ.
5.1.6.2 Nếu không sẵn có vật liệu nhân giống hữu cơ thì có thể sử dụng vật liệu nhân giống khai thác từ các vùng biển tự nhiên.
5.1.6.3 Nếu không sẵn có vật liệu nhân giống nêu tại 5.1.6.1 và 5.1.6.2 thì có thể sử dụng vật liệu nhân giống được xử lý bằng các chất có nguồn gốc tự nhiên.
5.1.6.4 Không được sử dụng công nghệ ADN tái tổ hợp trên vật liệu nhân giống rong biển.
5.1.7 Nguồn dinh dưỡng
Trong quá trình trồng rong biển, không được sử dụng các chất cung cấp dinh dưỡng (nitơ, phospho v.v...); chỉ được sử dụng các chất dinh dưỡng có tự nhiên trong môi trường hoặc từ nuôi trồng thủy sản hữu cơ, tốt nhất là ở gần đó như một phần của hệ thống nuôi ghép.
5.1.8 Kiểm soát sinh vật gây hại
5.1.8.1 Chỉ được kiểm soát sinh vật gây hại bằng cách sử dụng biện pháp kiểm soát môi trường trồng rong biển, biện pháp vật lý, biện pháp sinh học hoặc kết hợp các biện pháp nêu trên.
5.1.8.2 Tại khu vực trồng rong biển, nếu không thể kiểm soát sinh vật gây hại một cách hiệu quả như nêu tại 5.1.8.1 thì có thể sử dụng các chất có nguồn gốc tự nhiên.
5.1.9 Quản lý cơ sở trồng rong biển
5.1.9.1 Đối với mỗi cơ sở trồng rong biển, phải xác định mật độ rong tối đa có thể được kiểm soát mà không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.
5.1.9.2 Cơ sở chỉ được nuôi rong biển với mật độ không vượt quá mật độ rong tối đa xác định được tại 5.1.9.1.
5.1.9.3 Tại cơ sở trồng rong biển mới, với sản lượng 20 tấn rong trở lên mỗi năm, phải thực hiện đánh giá tác động môi trường do ảnh hưởng của việc trồng rong.
5.1.9.4 Chỉ được loại bỏ các sinh vật gây ô nhiễm sinh học bằng các biện pháp vật lý hoặc biện pháp thủ công và đưa ra ngoài khu vực kiểm soát của cơ sở, nếu cần.
5.1.9.5 Dây và các thiết bị khác được sử dụng để trồng rong biển phải được tái sử dụng hoặc tái chế, nếu có thể.
5.1.10 Các công nghệ không thích hợp
Theo 5.1.7 của TCVN 11041-1.
...
Theo đó, việc trồng rong biển hữu cơ phải đáp ứng những yêu cầu được quy định tại khoản 5.1 Điều 5 nêu trên.
Rong biển hữu cơ (Hình từ Internet)
Việc sơ chế rong biển hữu cơ phải đáp ứng được những yêu cầu như thế nào?
Yêu cầu đối với việc sơ chế rong biển hữu cơ được quy định tại khoản 5.3 Điều 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-10:2023 như sau:
Các yêu cầu
...
5.3 Sơ chế, chế biến rong biển
5.3.1 Trong quá trình sơ chế, chế biến, phải duy trì sự toàn vẹn hữu cơ của sản phẩm. Cơ sở phải có các biện pháp để ngăn ngừa ô nhiễm và ngăn ngừa việc trộn lẫn sản phẩm hữu cơ với sản phẩm không hữu cơ.
5.3.2 Việc sơ chế, chế biến rong biển (ví dụ: phân loại, rửa, làm khô, ướp muối v.v...) chỉ được thực hiện bằng biện pháp vật lý hoặc các biện pháp sử dụng chức năng của cơ thể sống; có thể sử dụng nước và muối.
5.3.3 Việc làm sạch thiết bị và phương tiện sơ chế, chế biến; kiểm soát sinh vật gây hại trong quá trình sơ chế, chế biến và việc duy trì và cải thiện chất lượng sản phẩm sơ chế, chế biến chỉ được thực bằng biện pháp vật lý hoặc các biện pháp sử hiện dụng chức năng của cơ thể sống. Tuy nhiên, nếu các biện pháp nêu trên không thể kiểm soát sinh vật gây hại trong quá trình sơ chế, chế biến rong biển thì có thể sử dụng các chất có nguồn gốc tự nhiên.
5.3.4 Không được sử dụng công nghệ chiếu xạ để kiểm soát sinh vật gây hại, vệ sinh và bảo quản sản phẩm rong biển.
...
Như vậy, việc sơ chế rong biển hữu cơ phải đáp ứng được những yêu cầu được quy định tại khoản 5.3 Điều 5 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Loại gỗ nào thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu? Ai có thẩm quyền cho phép xuất khẩu loại gỗ này?
- Thưởng cuối năm là gì? Công ty phải thưởng cuối năm cho nhân viên? Tiền thưởng cuối năm có đóng thuế TNCN?
- Báo cáo kế hoạch đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công là gì? Thời hạn gửi báo cáo trung hạn vốn NSNN?
- 04 nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng? Hợp đồng xây dựng được phân loại theo các tiêu chí nào?
- Lịch âm dương 2024, Lịch vạn niên 2024 mới nhất: Còn bao nhiêu ngày nữa hết năm 2024 dương và âm lịch?