Rà soát, sửa đổi hàng loạt văn bản pháp luật để phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong thời gian tới như thế nào?
- Nhiệm vụ hoàn thiện thể chế, chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn được chính phủ chỉ đạo là như thế nào?
- Sẽ rà soát, sửa đổi hàng loạt văn bản pháp luật về nông nghiệp, nông dân, nông thôn có đúng không?
- Những đề án, chiến lược, chương trình nào sẽ được nghiên cứu để hoàn thiện thể chế về nông nghiệp, nông dân, nông thôn?
Nhiệm vụ hoàn thiện thể chế, chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn được chính phủ chỉ đạo là như thế nào?
Căn cứ Mục 3 Chương trình hành động ban hành kèm theo Nghị quyết 26/NQ-CP năm 2023 có đề ra giải pháp thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW năm 2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Trong đó, tại tiểu mục 5 Mục II Chương trình hành động ban hành kèm theo Nghị quyết 26/NQ-CP năm 2023 có chỉ ra nhiệm vụ hoàn thiện thể chế, chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, cụ thể như sau:
- Rà soát các cơ chế, chính sách hiện hành bảo đảm phù hợp với các chủ trương, định hướng, nhiệm vụ tại Nghị quyết 19-NQ/TW năm 2022 và Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn để đề xuất điều chỉnh và tổ chức triển khai toàn diện, có hiệu quả. Hoàn thiện đồng bộ, toàn diện thể chế kinh tế thị trường về huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, thu hút, thúc đẩy đầu tư vào nông nghiệp nông thôn.
- Nghiên cứu những cơ chế, chính sách mới hoặc sửa đổi, bổ sung những chính sách hiện có để tạo động lực cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là các chính sách về đất đai, đầu tư, bảo hiểm, tín dụng, tổ chức sản xuất, mở rộng thương mại nông lâm thủy sản.
- Nghiên cứu xây dựng các chính sách, giải pháp nhằm đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, bảo đảm quản lý thống nhất, hiệu lực, hiệu quả; phát huy tính chủ động, sáng tạo, trách nhiệm của từng cấp, từng ngành, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu gắn với cơ chế kiểm tra, giám sát hiệu quả; giải quyết những vướng mắc trong quy trình quản lý đầu tư, phát huy vai trò của đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư nhân để tạo đột phá thu hút nguồn vốn khu vực tư nhân trong và ngoài nước;
Đồng thời tập trung vốn vào các lĩnh vực then chốt, các công trình, dự án trọng điểm, có sức lan tỏa. Tăng cường phân cấp đi đôi với giám sát, kiểm tra và đổi mới toàn diện thể chế quản lý đầu tư công, thẩm định, đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư công.
- Nghiên cứu điều chỉnh cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ các thành phần kinh tế đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn thực chất, hiệu quả; đặc biệt là phát triển nông nghiệp sạch, xanh, tuần hoàn, bền vững, nông nghiệp thông minh, góp phần đa dạng hóa sản phẩm và đưa nhanh sản phẩm và doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất kinh doanh nông sản khu vực và thế giới. Có chính sách ưu tiên thu hút đầu tư phát triển dịch vụ, công nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp và khu vực nông thôn.
- Xây dựng các chính sách phúc lợi xã hội công bằng cho người dân nông thôn, bảo đảm nông dân và cư dân nông thôn được tiếp cận dịch vụ xã hội tương đương với người dân thành thị. Nghiên cứu hoàn thiện khung pháp luật về an sinh xã hội, từng bước mở rộng vững chắc diện bao phủ bảo hiểm xã hội, hướng tới mục tiêu bảo hiểm xã hội toàn dân.
- Định kỳ tổng kết, đánh giá tình hình triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn để nghiên cứu điều chỉnh phù hợp với yêu cầu, thực tiễn.
Rà soát, sửa đổi hàng loạt văn bản pháp luật để phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong thời gian tới? (Hình từ Internet)
Sẽ rà soát, sửa đổi hàng loạt văn bản pháp luật về nông nghiệp, nông dân, nông thôn có đúng không?
Tại Mục 5 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị quyết 26/NQ-CP năm 2023 có chỉ rõ nhiệm vụ hoàn thiện thể chế, chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn như sau:
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế rà soát, sửa đổi, bổ sung 10 Luật bao gồm: Luật Trồng trọt; Luật Chăn nuôi; Luật Lâm nghiệp; Luật Thủy sản; Luật Thú y; Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Luật Thủy lợi; Luật Đê điều; Luật Phòng chống thiên tai; Luật An toàn thực phẩm
- Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì việc sửa đổi Luật Đất đai và các nghị định hướng dẫn thi hành
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì việc sửa đổi Luật Hợp tác xã và các nghị định hướng dẫn thi hành
- Bộ Tài chính chủ trì việc sửa đổi Luật Ngân sách và các nghị định hướng dẫn thi hành
- Bộ Xây dựng chủ trì việc xây dựng Luật Cấp, thoát nước
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì việc nghiên cứu, rà soát để đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn phù hợp với thực tế, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì việc xây dựng Nghị định về chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại
- Bộ Công Thương chủ trì việc xây dựng nghị định quy định về hoạt động khuyến công.
- Bộ Công Thương chủ trì việc xây dưng Nghị định mới về phát triển cụm công nghiệp
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì việc xây dưng Nghị định khuyến khích phát triển cơ giới hóa đồng bộ trong nông nghiệp và Nghị định quy định chi tiết việc lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch vùng dân cư và tổ chức sản xuất thích ứng với thiên tai
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì việc xây dưng Nghị định thay thế Nghị định 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- Bộ Tài chính chủ trì việc xây dưng Nghị định về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân
- Bộ Tài chính chủ trì việc xây dưng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 58/2018/NĐ-CP
Những đề án, chiến lược, chương trình nào sẽ được nghiên cứu để hoàn thiện thể chế về nông nghiệp, nông dân, nông thôn?
Tại Mục 5 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị quyết 26/NQ-CP năm 2023 có chỉ rõ nhiệm vụ xây dựng những đề án, chiến lược để phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn bao gồm:
- Rà soát, điều chỉnh 07 Chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực (Trồng trọt, Chăn nuôi, Lâm nghiệp, Thủy sản, Thủy lợi, Phòng chống thiên tai) để cụ thể hóa, thống nhất, phù hợp với quan điểm, định hướng phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn tại Nghị quyết 19-NQ/TW năm 2022
- Đề án nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách mới tạo động lực cho phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2025 - 2030
- Đề án xây dựng cơ chế chính sách, thí điểm thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, khu vực nông thôn
- Đề án về ngư nghiệp, ngư dân, ngư trường đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
- Nghiên cứu, rà soát để đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn phù hợp với thực tế, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững
- Chương trình, Kế hoạch quốc gia về phòng, chống các dịch bệnh động vật; cơ chế, chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật giai đoạn 2026- 2030
- Kế hoạch quốc gia triển khai các nhiệm vụ trọng tâm nhằm tăng cường năng lực kiểm soát dịch bệnh động vật, quản lý thuốc thú y và bảo đảm an toàn thực phẩm, giai đoạn 2022 - 2030
- Chương trình khuyến công Quốc gia giai đoạn 2026 - 2030, định hướng đến năm 2045
- Chiến lược phát triển Khuyến nông đến năm 2030, định hướng đến năm 2050
- Đề án nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư nguồn lực phát triển kinh tế nông nghiệp hiệu quả, bền vững
- Đề án hoàn thiện chính sách để thúc đẩy hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp, nông thôn
- Đề án phát triển bảo hiểm y tế cho nông dân
- Đề án nâng cao chất lượng y tế và chăm sóc sức khỏe người dân nông thôn
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mốc giới ngăn cách các bất động sản được quy định như thế nào? Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng?
- Tải bảng tổng hợp chi phí tư vấn đầu tư xây dựng mới nhất? Công thức xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng?
- Tổng hợp cách tra cứu phạt nguội toàn quốc 2025 nhanh chóng? Cách kiểm tra phạt nguội online toàn quốc chi tiết thế nào?
- Bản tự đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh cuối kì 1 năm học 2024 2025? Viết bản tự xếp loại hạnh kiểm học sinh cuối kì 1?
- Quyền hưởng dụng là gì? Có được cho thuê quyền hưởng dụng không? Có được hưởng giá trị hoa lợi, lợi tức khi quyền hưởng dụng chấm dứt không?