Quyết định thanh tra chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn có những nội dung gì? Quyết định được công bố cho đối tượng thanh tra khi nào?
- Quyết định thanh tra chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn gồm những nội dung gì?
- Quyết định thanh tra chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn được công bố cho đối tượng thanh tra khi nào?
- Mẫu biên bản làm việc với đối tượng thanh tra chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn mới nhất hiện nay?
- Người ra quyết định thanh tra chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Quyết định thanh tra chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn gồm những nội dung gì?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 33/2016/TT-BNNPTNT quy định về nội dung quyết định thanh tra như sau:
Nội dung quyết định thanh tra
1. Nội dung quyết định thanh tra thực hiện theo quy định tại Điều 52 Luật Thanh tra năm 2010.
2. Trường hợp cuộc thanh tra chuyên ngành đột xuất theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 của Thông tư này, trong quyết định thanh tra nếu không thể ghi tên, địa chỉ đối tượng thanh tra thì phải ghi phạm vi, nội dung, nhiệm vụ, thời hạn thanh tra.
Theo quy định trên, nội dung quyết định thanh tra chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện theo quy định tại Điều 52 Luật Thanh tra 2010, cụ thể:
Quyết định thanh tra chuyên ngành
1. Quyết định thanh tra bao gồm các nội dung sau đây:
a) Căn cứ pháp lý để thanh tra;
b) Phạm vi, đối tượng, nội dung, nhiệm vụ thanh tra;
c) Thời hạn thanh tra;
d) Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên và các thành viên khác của Đoàn thanh tra.
2. Quyết định thanh tra phải được công bố cho đối tượng thanh tra ngay khi tiến hành thanh tra.
Như vậy, nội dung quyết định thanh tra chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn gồm:
- Căn cứ pháp lý để thanh tra;
- Phạm vi, đối tượng, nội dung, nhiệm vụ thanh tra;
- Thời hạn thanh tra;
- Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên và các thành viên khác của Đoàn thanh tra.
Trường hợp cuộc thanh tra chuyên ngành đột xuất theo quy định thì trong quyết định thanh tra chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn nếu không thể ghi tên, địa chỉ đối tượng thanh tra thì phải ghi phạm vi, nội dung, nhiệm vụ, thời hạn thanh tra.
Quyết định thanh tra chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn (Hình từ Internet)
Quyết định thanh tra chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn được công bố cho đối tượng thanh tra khi nào?
Theo khoản 1 Điều 8 Thông tư 33/2016/TT-BNNPTNT quy định về công bố quyết định thanh tra như sau:
Công bố quyết định thanh tra
1. Quyết định thanh tra được công bố cho đối tượng thanh tra ngay khi tiến hành thanh tra và không thông báo thời gian công bố quyết định thanh tra đến đối tượng thanh tra. Việc yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo được thực hiện khi tiến hành thanh tra trực tiếp tại nơi được thanh tra.
...
Theo quy định trên, quyết định thanh tra chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn được công bố cho đối tượng thanh tra ngay khi tiến hành thanh tra và không thông báo thời gian công bố quyết định thanh tra đến đối tượng thanh tra.
Việc yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo được thực hiện khi tiến hành thanh tra trực tiếp tại nơi được thanh tra.
Mẫu biên bản làm việc với đối tượng thanh tra chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn mới nhất hiện nay?
Theo khoản 2 Điều 8 Thông tư 33/2016/TT-BNNPTNT quy định về công bố quyết định thanh tra như sau:
Công bố quyết định thanh tra
...
2. Việc công bố quyết định thanh tra được thể hiện trong biên bản làm việc với đối tượng thanh tra theo mẫu số 01-TTr ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo đó, việc công bố quyết định thanh tra được thể hiện trong biên bản làm việc với đối tượng thanh tra chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn theo mẫu số 01-TTr ban hành kèm theo Thông tư 33/2016/TT-BNNPTNT.
Tải mẫu biên bản làm việc với đối tượng thanh tra tại đây:
Người ra quyết định thanh tra chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Theo khoản 3 Điều 3 Thông tư 33/2016/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Đoàn thanh tra chuyên ngành
...
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra và người ra quyết định thanh tra thực hiện theo quy định tại Điều 53, Điều 54, Điều 55 Luật Thanh tra 2010 và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo đó,nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra thực hiện theo quy định tại Điều 55 Luật Thanh tra 2010 dưới đây và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra chuyên ngành
1. Người ra quyết định thanh tra có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát Đoàn thanh tra thực hiện đúng nội dung quyết định thanh tra;
b) Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải trình về vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu đó;
c) Trưng cầu giám định về vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra;
d) Yêu cầu tổ chức tín dụng nơi đối tượng thanh tra có tài khoản phong tỏa tài khoản đó để phục vụ việc thanh tra khi có căn cứ cho rằng đối tượng thanh tra tẩu tán tài sản, không thực hiện quyết định thu hồi tiền, tài sản của Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành hoặc Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước;
đ) Tạm đình chỉ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền đình chỉ việc làm khi xét thấy việc làm đó gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
e) Kiến nghị người có thẩm quyền tạm đình chỉ việc thi hành quyết định kỷ luật, thuyên chuyển công tác, cho nghỉ hưu đối với người đang cộng tác với cơ quan thanh tra nhà nước, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành hoặc đang là đối tượng thanh tra nếu xét thấy việc thi hành quyết định đó gây trở ngại cho việc thanh tra;
g) Kiến nghị người có thẩm quyền tạm đình chỉ công tác và xử lý đối với cán bộ, công chức, viên chức cố ý cản trở việc thanh tra hoặc không thực hiện yêu cầu, kiến nghị, quyết định thanh tra;
h) Quyết định xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử lý kết quả thanh tra; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quyết định xử lý về thanh tra;
i) Quyết định thu hồi tiền, tài sản bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép hoặc bị thất thoát do hành vi vi phạm pháp luật của đối tượng thanh tra gây ra;
k) Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến trách nhiệm của Trưởng đoàn thanh tra, các thành viên khác của Đoàn thanh tra;
l) Đình chỉ, thay đổi Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra khi không đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ thanh tra hoặc có hành vi vi phạm pháp luật hoặc là người thân thích với đối tượng thanh tra hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể thực hiện nhiệm vụ thanh tra;
m) Kết luận về nội dung thanh tra;
n) Chuyển hồ sơ vụ việc vi phạm pháp luật sang cơ quan điều tra khi phát hiện có dấu hiệu của tội phạm, đồng thời thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp biết.
2. Khi xét thấy không cần thiết áp dụng biện pháp quy định tại các điểm d, đ, e và g khoản 1 Điều này thì người ra quyết định thanh tra phải quyết định hoặc kiến nghị hủy bỏ ngay việc áp dụng biện pháp đó.
3. Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều này, người ra quyết định thanh tra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu thỏa thuận liên doanh tham gia đấu thầu dự án đầu tư công trình năng lượng chuẩn Thông tư 24?
- Noel là ngày gì? Noel là ngày 24 hay 25? Lễ Giáng sinh người lao động có được nghỉ làm để đi chơi Noel không?
- Hình thức tổ chức họp báo cho báo chí của Bộ Công thương mấy tháng một lần? Do ai chủ trì thực hiện?
- Hành vi hành chính của cơ quan nào bị khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh?
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?