BỘ NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 33/2016/TT-BNNPTNT
|
Hà Nội, ngày 31 tháng 10 năm 2016
|
THÔNG
TƯ
QUY
ĐỊNH VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC TIẾN HÀNH MỘT CUỘC THANH TRA CHUYÊN NGÀNH VÀ TRANG PHỤC,
THẺ CÔNG CHỨC THANH TRA CHUYÊN NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Luật
Thanh tra số 56/2010/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2012 của
Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên
ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành;
Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của
Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 47/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2015 của Chính
phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành nông nghiệp và phát triển nông
thôn;
Theo đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn ban hành Thông tư Quy định trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh
tra chuyên ngành và trang phục, thẻ công chức thanh tra chuyên ngành nông nghiệp
và phát triển nông thôn.
Chương I
QUY
ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều
chỉnh
Thông tư này quy định về trình tự, thủ
tục tiến hành một cuộc thanh tra chuyên ngành và trang phục, thẻ công chức
thanh tra chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Điều 2. Đối tượng áp
dụng
Thông tư này áp dụng đối với Thanh tra
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, người
được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành (sau đây viết chung là công
chức thanh tra chuyên ngành) nông nghiệp và phát triển nông thôn; cơ quan, tổ
chức, cá nhân có liên quan.
Điều 3. Đoàn thanh
tra chuyên ngành
1. Đoàn thanh tra chuyên ngành:
Đoàn thanh tra chuyên ngành được thành
lập ở Thanh tra Bộ, Thanh tra Sở và cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh
tra chuyên ngành (Tổng cục, Cục thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Chi cục thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao thực hiện nhiệm
vụ thanh tra chuyên ngành) để tiến hành một cuộc thanh tra chuyên ngành theo
quy định của pháp luật về thanh tra.
a) Đoàn thanh tra chuyên ngành được
thành lập ở Thanh tra Bộ, Thanh tra Sở có Trưởng đoàn thanh tra, thanh tra viên
và thành viên khác; trường hợp cần thiết có Phó trưởng đoàn thanh tra;
Thành viên khác là công chức thuộc
Thanh tra Bộ, Thanh tra Sở hoặc cộng tác viên thanh tra do Thanh tra Bộ, Thanh
tra Sở trưng tập hoặc người của cơ quan liên quan được mời tham gia đoàn thanh
tra.
b) Đoàn thanh tra chuyên ngành được
thành lập ở cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành (Tổng
cục, Cục thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục thuộc Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn) có Trưởng đoàn thanh tra, công chức thanh tra
chuyên ngành và thành viên khác; trường hợp cần thiết có Phó Trưởng đoàn thanh
tra;
Thành viên khác là công chức, viên chức
của Tổng cục, Cục thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục thuộc Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc người của cơ quan có liên quan được mời
tham gia đoàn thanh tra.
2. Việc lựa chọn người tham gia đoàn
thanh tra chuyên ngành thực hiện theo quy định tại Điều 9 Thông
tư số 05/2014/TT-TTCP ngày 16/10/2014 của Thanh tra Chính phủ quy định về tổ
chức, hoạt động, quan hệ công tác của đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến
hành một cuộc thanh tra (sau đây viết tắt là Thông tư số 05/2014/TT-TTCP).
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Đoàn
thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra và người ra quyết định thanh tra thực hiện
theo quy định tại Điều 53, Điều 54, Điều 55 Luật Thanh tra 2010
và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 4. Tiêu chuẩn của
người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành
nông nghiệp và phát triển nông thôn
Người được giao thực hiện nhiệm vụ
thanh tra chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn có đủ tiêu chuẩn
theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày
09 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được
giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên
ngành.
Điều 5. Phân công
công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành nông nghiệp và phát triển
nông thôn
1. Thủ trưởng cơ quan được giao thực
hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định phân công công chức
thuộc quyền quản lý, có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 4 của
Thông tư này thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành nông nghiệp và phát
triển nông thôn.
2. Việc phân công nhiệm vụ cho công chức
thanh tra chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện như sau:
a) Bộ phận tham mưu về công tác thanh
tra chuyên ngành ở cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành
đề nghị Thủ trưởng cơ quan phân công công chức được giao thực hiện nhiệm vụ
thanh tra chuyên ngành;
b) Thủ trưởng cơ quan được giao thực
hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có quyết định phân công công chức thực hiện
nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Chương II
TRÌNH
TỰ, THỦ TỤC TIẾN HÀNH MỘT CUỘC THANH TRA CHUYÊN NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN
Điều 6. Việc áp dụng
trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra chuyên ngành
nông nghiệp và phát triển nông thôn
1. Trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc
thanh tra chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn theo kế hoạch được
thực hiện theo quy định tại Thông tư 05/2014/TT-TTCP.
Trường hợp cần thiết phải lấy mẫu kiểm nghiệm thì việc lấy mẫu kiểm nghiệm thực
hiện theo quy định tại Điều 9 của Thông tư này.
2. Đối với cuộc thanh tra chuyên ngành
đột xuất để tiến hành nhanh, xử lý kịp thời hành vi vi phạm, ngăn chặn hành vi
tẩu tán, che giấu tang vật, phương tiện vi phạm, cản trở, chống đối của đối tượng
thanh tra; căn cứ vào khoản 3 Điều 40 Thông tư 05/2014/TT-TTCP:
a) Trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc
thanh tra chuyên ngành được thực hiện theo các quy định từ Điều
7 đến Điều 11 của Thông tư này:
b) Các quy định khác về trình tự, thủ
tục tiến hành một cuộc thanh tra không quy định chi tiết trong Thông tư này thì
thực hiện theo quy định tại Thông tư số 05/2014/TT-TTCP.
Điều 7. Nội dung quyết
định thanh tra
1. Nội dung quyết định thanh tra thực
hiện theo quy định tại Điều 52 Luật Thanh tra năm 2010.
2. Trường hợp cuộc thanh tra chuyên
ngành đột xuất theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 của Thông tư này,
trong quyết định thanh tra nếu không thể ghi tên, địa chỉ đối tượng thanh tra
thì phải ghi phạm vi, nội dung, nhiệm vụ, thời hạn thanh tra.
Điều 8. Công bố quyết
định thanh tra
1. Quyết định thanh tra được công bố
cho đối tượng thanh tra ngay khi tiến hành thanh tra và không thông báo thời
gian công bố quyết định thanh tra đến đối tượng thanh tra. Việc yêu cầu đối tượng
thanh tra báo cáo được thực hiện khi tiến hành thanh tra trực tiếp tại nơi được
thanh tra.
2. Việc công bố quyết định thanh tra
được thể hiện trong biên bản làm việc với đối tượng thanh tra theo mẫu số 01-TTr ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 9. Lấy mẫu trong
hoạt động thanh tra chuyên ngành
1. Trường hợp cần thiết, Trưởng đoàn
thanh tra quyết định việc lấy mẫu kiểm nghiệm và các chỉ tiêu phân tích mẫu kiểm
nghiệm.
2. Trình tự, thủ tục, phương pháp lấy
mẫu, gửi mẫu, phân tích thực hiện theo quy định của pháp luật về lấy mẫu, gửi mẫu
và phân tích mẫu kiểm nghiệm.
Điều 10. Kết thúc việc
thanh tra tại nơi được thanh tra
1. Khi kết thúc việc thanh tra tại nơi
được thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra thông báo cho đối tượng thanh tra về thời
gian kết thúc thanh tra.
2. Thông báo thời gian kết thúc thanh
tra tại nơi thanh tra được thể hiện trong biên bản làm việc với đối tượng thanh
tra theo mẫu số 01-TTr ban hành kèm theo Thông tư
này.
Điều 11. Báo cáo kết
quả thanh tra, kết luận thanh tra chuyên ngành
1. Theo yêu cầu của Trưởng đoàn thanh
tra, thành viên đoàn thanh tra báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân
công. Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm chủ trì xây dựng báo cáo kết quả
thanh tra.
2. Chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày kết
thúc cuộc thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra phải có văn bản báo cáo kết quả
thanh tra với người ra quyết định thanh tra, trừ trường hợp nội dung kết luận
thanh tra phải chờ kết luận về chuyên môn của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Nội
dung báo cáo kết quả thanh tra thực hiện theo quy định tại Điều
33 Thông tư số 05/2014/TT-TTCP.
3. Việc xây dựng kết luận thanh tra thực
hiện theo yêu cầu của người ra quyết định thanh tra. Nội dung kết luận thanh
tra thực hiện theo quy định tại Điều 35 Thông tư số 05/2014/TT-TTCP.
Chương III
TRANG
PHỤC, THẺ CÔNG CHỨC THANH TRA CHUYÊN NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Điều 12. Trang phục của
công chức thanh tra chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn
1. Trang phục của công chức được giao
nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn áp dụng
theo quy định tại Thông tư số 02/2015/TT-TTCP
ngày 16 tháng 3 năm 2015 của Thanh tra Chính phủ quy định về trang phục của cán
bộ, thanh tra viên, công chức, viên chức thuộc các cơ quan thanh tra nhà nước
(sau đây viết tắt là Thông tư số 02/2015/TT-TTCP);
cấp hiệu thanh tra chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định tại
Điều 13 của Thông tư này.
2. Việc quản lý, cấp phát trang phục đối
với công chức được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành nông nghiệp và phát triển
nông thôn áp dụng theo quy định tại Thông tư liên tịch số 73/2015/TTLT-BTC-TTCP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của
Bộ Tài chính và Thanh tra Chính phủ quy định chế độ quản lý, cấp phát trang phục
đối với thanh tra viên, cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại các cơ quan
thanh tra nhà nước.
3. Cơ quan được giao thực hiện chức
năng thanh tra chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn có thể sử dụng
trang, sắc phục riêng theo lĩnh vực thay cho trang phục quy định tại Khoản 1 Điều
này nhưng phải được sự đồng ý của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn.
4. Sử dụng trang phục thanh tra chuyên
ngành.
a) Trang phục của công chức thanh tra
chuyên ngành được sử dụng khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành và
trong các ngày lễ, ngày truyền thống của ngành thanh tra;
b) Công chức thanh tra có trách nhiệm
bảo quản trang phục được cấp;
c) Nghiêm cấm sử dụng trang phục không
đúng mục đích, để vụ lợi.
Điều 13. Cấp hiệu
thanh tra chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn
1. Cấp hiệu thanh tra chuyên ngành của
Tổng cục, Cục thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Trưởng Bộ phận tham mưu về công tác
thanh tra chuyên ngành: Cầu vai có 03
(ba) sao và 02 (hai) vạch chữ V;
b) Phó trưởng Bộ phận tham mưu về công
tác thanh tra chuyên ngành: Cầu vai có 02 (hai) sao và 02 (hai) vạch chữ V;
c) Công chức thanh tra chuyên ngành: Cầu vai có 02
(hai) sao và 01 (một) vạch chữ V.
2. Cấp hiệu thanh tra chuyên ngành của
Chi cục thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Chi cục trưởng: Cầu vai có 03
(ba) sao và 02 (hai) vạch chữ V;
b) Phó Chi cục trưởng: Cầu vai có 02
(hai) sao và 02 (hai) vạch chữ V;
c) Trưởng Bộ phận tham mưu về công tác
thanh tra chuyên ngành: cầu vai có 01 (một) sao và 02 (hai) vạch chữ V;
d) Phó Trưởng Bộ phận tham mưu về công
tác thanh tra chuyên ngành: Cầu vai có 02 (hai) sao và 01 (một) vạch chữ V;
đ) Công chức thanh tra chuyên ngành: Cầu vai có 01
(một) sao và 01 (một) vạch chữ V.
3. Cấp hiệu quy định ở Khoản 1, Khoản
2 Điều này theo mẫu cầu vai quy định tại Khoản 13 Điều 6 Thông
tư 02/2015/TT-TTCP và vạch ngang được thay bằng vạch chữ V (mẫu chữ V theo Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này).
Điều 14. Thẻ công chức
thanh tra chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn
1. Thẻ của công chức được giao thực hiện
nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn được gọi là
“Thẻ công chức thanh tra chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn”.
2. Thẩm quyền cấp thẻ công chức thanh
tra chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn:
a) Thẻ công chức thanh tra chuyên
ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn của công chức thực hiện nhiệm vụ
thanh tra chuyên ngành thuộc Tổng cục, Cục do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn cấp;
b) Thẻ công chức thanh tra chuyên
ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn của công chức được giao thực hiện nhiệm
vụ thanh tra chuyên ngành thuộc Chi cục do Giám đốc sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn cấp.
3. Các hình thức cấp thẻ:
a) Cấp mới: Khi công chức được Thủ trưởng
cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành giao nhiệm vụ thanh tra
chuyên ngành;
b) Cấp lại: Khi thẻ bị mất do nguyên
nhân khách quan; không cấp lại trong trường hợp công chức bị thu hồi thẻ do vi
phạm các quy định của pháp luật hoặc bị mất quá 01 lần trong một kỳ hạn sử dụng
thẻ;
c) Cấp đổi thẻ: Khi thẻ hết thời hạn sử dụng
hoặc lý do khác (thẻ bị hỏng, do thay đổi số thẻ, tên cơ quan được giao thực hiện
chức năng thanh tra chuyên ngành thay đổi, khi có quy định mới về mẫu thẻ);
d) Thu hồi thẻ: Khi công chức nghỉ
hưu, nghỉ việc, chuyển công tác, không được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra
chuyên ngành, bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên, từ trần hoặc thẻ hết hạn sử dụng.
4. Niên hạn sử dụng thẻ là 05 năm kể từ
ngày cấp.
5. Thẻ thanh tra chuyên ngành nông
nghiệp và phát triển nông thôn theo mẫu tại Phụ lục 1
ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 15. Trình tự, thủ
tục cấp mới thẻ, đổi thẻ, cấp lại, thu hồi thẻ công chức thanh tra chuyên ngành
nông nghiệp và phát triển nông thôn
1. Hồ sơ đề nghị cấp thẻ:
a) Văn bản đề nghị của Tổng cục trưởng,
Cục trưởng, Chi cục trưởng kèm theo danh sách công chức có đủ tiêu chuẩn quy định
tại Điều 4 của Thông tư này;
b) Quyết định phân công công chức thực
hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành (01 bản chính);
c) 02 (hai) ảnh cỡ 23 mm x 30 mm) của
công chức đề nghị cấp thẻ có ghi rõ họ tên, cơ quan ở phía sau ảnh và trên
phong bì đựng ảnh.
2. Cấp mới thẻ:
a) Cơ quan đề nghị cấp thẻ gửi 01 (một)
bộ hồ sơ đề nghị cấp thẻ công chức thanh tra chuyên ngành nông nghiệp và phát
triển nông thôn về Thanh tra Bộ, Thanh tra Sở; Hồ sơ có thể gửi theo một trong
các hình thức sau: Trực tiếp, gửi qua Fax, thư điện tử (sau đó gửi hồ sơ bản
chính); gửi theo đường bưu điện;
b) Thanh tra Bộ, Thanh tra Sở xem xét
tính đầy đủ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho cơ quan đề nghị cấp thẻ nếu
hồ sơ không đầy đủ;
c) Trình Bộ trưởng, Giám đốc Sở ban
hành quyết định về việc cấp thẻ thanh tra chuyên ngành nông nghiệp và phát triển
nông thôn; trường hợp không cấp thẻ thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý
do.
3. Cấp lại thẻ:
a) Công văn của cơ quan đề nghị cấp lại
thẻ, nêu rõ lý do cấp lại thẻ và gửi kèm theo hồ sơ đề nghị cấp lại thẻ;
b) Cấp lại thẻ thực hiện theo quy định
tại khoản 2 Điều này.
4. Cấp đổi thẻ.
a) Công văn của cơ quan đề nghị cấp đổi
thẻ, nêu rõ lý do cấp đối thẻ và gửi kèm thẻ cũ đề nghị cấp đổi;
b) Cấp đổi thẻ thực hiện theo quy định
tại khoản 2 Điều này.
5. Thu hồi thẻ.
a) Công văn của cơ quan đề nghị thu hồi
thẻ, nêu rõ lý do thu hồi và gửi kèm theo thẻ cũ bị thu hồi của công chức;
b) Quyết định của Bộ trưởng, Giám đốc
Sở về thu hồi thẻ thanh tra chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Điều 16. Trách nhiệm
trong việc quản lý, sử dụng thẻ thanh tra chuyên ngành nông nghiệp và phát triển
nông thôn
1. Thanh tra Bộ:
a) Tiếp nhận và thẩm tra hồ sơ do các
Tổng cục, Cục đề nghị và trình Bộ trưởng cấp, đổi và thu hồi thẻ theo quy định
tại Điều 15 của Thông tư này;
b) Cắt góc thẻ bị thu hồi, thẻ bị hỏng
để không còn giá trị sử dụng. Thẻ bị hỏng hoặc đã cắt góc phải được lưu vào hồ
sơ cấp thẻ;
c) Cung cấp phôi thẻ cho Thanh tra Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; mở sổ theo dõi, quản lý hồ sơ cấp phôi thẻ
cho Thanh tra Sở và hồ sơ cấp thẻ, đổi thẻ, thu hồi thẻ của công chức thanh tra
chuyên ngành do Bộ trưởng cấp, thu hồi.
d) Quản lý dữ liệu về công chức thanh
tra chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn của các Tổng cục, Cục và Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Thanh tra Sở:
a) Tiếp nhận và thẩm tra hồ sơ do các
Chi cục đề nghị và trình Giám đốc Sở cấp, đổi và thu hồi thẻ theo quy định tại Điều 15 của Thông tư này;
b) Cắt góc thẻ bị thu hồi, thẻ bị hỏng
để không còn giá trị sử dụng. Thẻ bị hỏng hoặc đã cắt góc phải được lưu vào hồ
sơ cấp thẻ;
c) Quản lý phôi thẻ do Thanh tra Bộ cung
cấp; mở sổ theo dõi và quản lý hồ sơ cấp thẻ, đổi thẻ, thu hồi thẻ của công chức
thanh tra chuyên ngành do Giám đốc Sở cấp, thu hồi;
d) Quản lý dữ liệu về công chức thanh
tra chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn của các Chi cục thuộc Sở.
3. Cơ quan được giao thực hiện chức
năng thanh tra chuyên ngành:
a) Hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 15 của Thông tư này gửi về Thanh tra Bộ, Thanh tra
Sở;
b) Trực tiếp phát thẻ cho công chức được
giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành; thu hồi thẻ nộp về Thanh tra Bộ, Thanh
tra Sở khi thẻ của công chức thanh tra chuyên ngành bị hỏng, công chức chuyển
công tác, nghỉ hưu, nghỉ việc, từ trần hoặc không được giao thực hiện nhiệm vụ
thanh tra chuyên ngành.
4. Công chức được giao thực hiện nhiệm
vụ thanh tra chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn:
a) Bảo quản, sử dụng thẻ đúng quy định;
xuất trình thẻ khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra;
b) Báo cáo với thủ trưởng cơ quan được
giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành quản lý trực tiếp và có đơn xin
đổi thẻ, cấp lại thẻ khi thẻ bị hỏng, bị mất; trả lại thẻ khi không được giao
thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành;
c) Nghiêm cấm sử dụng thẻ khi không thực
hiện nhiệm vụ thanh tra.
Điều 17. Kinh phí cấp
trang phục và thẻ cho công chức được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành nông
nghiệp và phát triển nông thôn
1. Kinh phí cấp trang phục và thẻ bảo
đảm từ nguồn ngân sách Nhà nước của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh
tra chuyên ngành.
2. Hàng năm, các đơn vị lập dự toán
kinh phí gửi cơ quan tài chính cùng cấp, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và
được giao cùng dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm, bảo đảm theo quy định của
Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng
dẫn.
3. Kinh phí cấp, đổi thẻ công chức
thanh tra chuyên ngành do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn lập dự toán trên cơ sở đề nghị của Thanh tra Bộ, Thanh
tra Sở.
Chương IV
ĐIỀU
KHOẢN THI HÀNH
Điều 18. Hiệu lực thi
hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ
ngày 15 tháng 12 năm 2016.
2. Thông tư này thay thế Thông tư 34/2013/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 6 năm 2013 của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn về bộ phận tham mưu;
tiêu chuẩn, trang phục, thẻ của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên
ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn
Điều 19. Điều khoản
chuyển tiếp
1. Thẻ công chức thanh tra chuyên
ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đã cấp trước khi Thông tư này có hiệu
lực còn thời hạn sử dụng thì vẫn sử dụng cho đến khi hết thời hạn sử dụng.
2. Trang phục của công chức thanh tra
chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định tại Thông tư này được
thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2017.
Điều 20. Trách nhiệm
thi hành
1. Chánh Thanh tra, Thủ trưởng cơ quan
được giao chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ trưởng cơ quan
được giao chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; công chức được giao nhiệm
vụ thanh tra
chuyên
ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên
quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có
vướng mắc, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra
chuyên ngành, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn để xem xét, xử lý./.
Nơi nhận:
-
Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ;
- Thanh tra Chính phủ;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TƯ;
- Bộ trưởng và các
Thứ trưởng;
- Sở NN&PTNT các tỉnh, TP trực
thuộc TƯ;
- Các đơn vị thuộc Bộ NN&PTNT;
- Công báo Chính phủ;
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng thông tin điện tử Bộ NN&PTNT;
- Lưu: VT, TTr.
|
KT. BỘ
TRƯỞNG
THỨ
TRƯỞNG
Hà
Công Tuấn
|
Mẫu
số 01 -TTr
(Ban hành kèm
theo Thông tư số 33/2016/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2016 của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
(1) ……………………….
(2) ……………………….
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
|
…………., ngày … tháng … năm ….
|
BIÊN
BẢN LÀM VIỆC
Vào hồi.... giờ....ngày ..../ ..../ ....,
tại ………………
(3),
Đoàn thanh tra tiến hành làm việc với ………………………. (4) về việc …………………………………….(5)
I. Thành phần.
1. Đại diện Đoàn thanh tra:
- Ông (bà) ……………………………………………. chức vụ ……………………………………….
- Ông (bà) ……………………………………………. chức vụ ……………………………………….
2. Đại diện đối tượng thanh tra (cá
nhân/tổ chức):
- Ông (bà) ……………………………………………. chức vụ ……………………………………….
- Ông (bà) ……………………………………………. chức vụ ……………………………………….
3. Đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân
có liên quan (nếu có)
……………………………………………………………………………………………………………..
II. Nội dung làm việc.
1. Công bố quyết định thanh tra.
a) Trưởng đoàn hoặc người được ủy quyền
công bố quyết định thanh tra, thông báo nội dung và lịch làm việc với đối tượng
thanh tra.
b) Các ý kiến phát biểu (nếu có).
2. Nội dung, kết quả làm việc (6).
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
3. Trưởng đoàn thông báo kết thúc thời
gian thanh tra tại nơi được thanh
tra:
……………………………………………………………………………………………………………..
4. Các ý kiến khác (nếu có):
……………………………………………………………………………………………………………..
Biên bản làm việc được lập vào hồi …………….giờ ….. ngày …../..../ ……………………………
Biên bản đã được đọc lại cho
những người có tên nêu trên nghe, thống nhất và ký xác nhận; Biên bản được lập
thành …….
bản
có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 01 bản./.
Đại diện
Đoàn thanh tra
(Ký, ghi rõ họ
tên)
|
………………………. (4)
(Ký, ghi rõ họ
tên)
|
Người ghi
biên bản
(Ký, ghi rõ họ
tên)
|
________________________
(1) Tên cơ quan tiến hành thanh tra.
(2) Tên Đoàn thanh tra.
(3) Địa điểm làm việc.
(4) Cơ quan, đơn vị, cá nhân làm việc
với Đoàn thanh tra.
(5) Tóm tắt nội dung làm việc.
(6) Ghi các nội dung làm việc với đối
tượng thanh tra.
PHỤ
LỤC 1
I. MẪU THẺ CÔNG CHỨC THANH TRA CHUYÊN NGÀNH NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 33/2016/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2016 của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Thẻ công chức thanh tra chuyên ngành
nông nghiệp và phát triển nông thôn hình chữ nhật, rộng 61 mm, dài 87 mm gồm
phôi thẻ và màng bảo vệ.
Nội dung trên thẻ được trình bày theo
phông chữ của bộ mã ký tự chữ Việt (phông chữ Việt Unicode) theo tiêu chuẩn Việt
Nam TCVN 6909 : 2001, gồm 2 mặt:
1. Mặt trước: Nền màu xanh nhạt,
chữ in hoa màu đỏ, gồm 02 dòng:
a) Dòng trên ghi Quốc hiệu Việt Nam “CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM”,
kiểu chữ in hoa
đậm, cỡ chữ 9;
b) Dòng tiếp theo: “Độc lập - Tự do
- Hạnh phúc”, kiểu chữ đậm, cỡ chữ 12, phía dưới có đường gạch chân hết
dòng chữ;
Giữa mặt thẻ là biểu tượng ngành nông
nghiệp và phát triển nông thôn, đường kính 24 mm.
c) Dòng dưới cùng ghi “THẺ THANH
TRA CHUYÊN NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN”, kiểu chữ đậm, cỡ chữ
12;
2. Mặt sau: Nền hoa văn màu
vàng nhạt tạo thành các tia sáng lan tỏa từ tâm ra xung quanh; ở giữa có biểu
tượng ngành Thanh tra Việt Nam, in bóng mờ, đường kính 20 mm; góc trên bên trái
in biểu tượng ngành Thanh tra Việt Nam đường kính 14 mm; từ góc trên bên trái
xuống góc dưới bên phải là gạch chéo màu xanh lá mạ (rộng 6 mm). Nội dung mặt
sau có các thông tin:
a) Tên cơ quan cấp thẻ: “BỘ/SỞ NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN” (ghi ở hàng thứ nhất): Chữ in hoa đậm, màu
đen, cỡ chữ 12;
b) Mã số thẻ công chức thanh tra
chuyên ngành (ghi ở hàng thứ hai): Chữ in hoa đậm, màu đen, cỡ chữ 13. Mã số thẻ
công chức thanh tra chuyên ngành được mã hóa thể hiện ngành, lĩnh vực, địa
phương và đơn vị nơi công chức công tác;
c) Họ và tên của công chức được cấp thẻ
(ghi ở hàng thứ ba): Chữ in hoa đậm, màu đen, cỡ chữ 14;
d) Tên cơ quan của người được cấp thẻ
(ghi ở hàng thứ tư): Chữ in hoa đậm, màu đen, cỡ chữ 11;
e) Ngày cấp (hàng thứ năm): Chữ thường;
màu đen, cỡ chữ 11;
f) Chức vụ và chữ ký của người cấp thẻ
(ghi ở hàng thứ sáu ): Chữ in hoa đậm, màu đen, cỡ chữ 11;
g) Dấu cơ quan cấp thẻ (đường kính 18
mm);
h) Biểu tượng ngành Thanh tra Việt Nam
in màu theo quy định ở vị trí phía trên bên trái thẻ;
j) Ảnh chân dung của người được cấp thẻ,
khổ 23 mm x 30 mm, ở vị
trí phía dưới bên trái thẻ, được đóng 1/4 dấu nổi ở góc phải phía dưới ảnh;
k) Hạn sử dụng: Chữ in thường, cỡ chữ
10 phía dưới ảnh.
Hình 1: Mặt
trước thẻ công chức thanh tra chuyên ngành
Hình 2: Mặt
sau thẻ công chức thanh tra chuyên ngành
II. MÃ THẺ CÔNG CHỨC THANH TRA CHUYÊN
NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Mỗi công chức thanh tra chuyên ngành
nông nghiệp và phát triển nông thôn được cấp một mã số thẻ (gọi là mã số thẻ).
Mã số thẻ gồm:
1. Nhóm ký tự đầu: A14 là mã số của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý.
2. Nhóm ký tự tiếp theo:
a) Các Tổng cục, Cục thuộc Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên
ngành là ký hiệu phần chữ viết tắt tên của lĩnh vực chuyên ngành (xem Bảng 1)
và 03 số cuối cùng là số thứ tự của công chức thanh tra chuyên ngành thuộc cơ
quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
Ví dụ: A14-TY.012 là: A14: Bộ Nông
nghiệp và PTNT; TY: Cục Thú y; 012: Số thứ tự công chức được giao thực hiện nhiệm
vụ thanh tra chuyên ngành.
b) Các cơ quan được giao thực hiện chức
năng thanh tra chuyên ngành thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Gồm mã số của tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương (Bảng 2) theo ký hiệu quy định tại Quyết định số 93/2005/QĐ-BNV ngày 30/8/2005 của Bộ Nội vụ về
việc ban hành danh mục mã số các cơ quan nhà nước; tiếp theo là ký hiệu của cơ
quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành nông nghiệp và phát
triển nông thôn theo lĩnh vực chuyên ngành (Bảng 1); 03 số cuối cùng là số thứ
tự của công chức thanh tra chuyên ngành thuộc cơ quan được giao thực hiện chức
năng thanh tra chuyên ngành.
Ví dụ: A14-T01.TY.001 là: A14 là Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; T01 là: Tp Hà Nội; TY là: Chi Cục Thú y;
001 là: số thứ tự của công chức thuộc Chi cục Thú y được giao thực hiện nhiệm vụ
thanh tra chuyên ngành.
Bảng 1: MÃ
LĨNH VỰC CHUYÊN NGÀNH
TT
|
Mã số
|
Lĩnh vực
|
Đơn vị áp dụng
|
1
|
LN
|
Lâm nghiệp
|
Tổng cục Lâm nghiệp; Chi cục Lâm
nghiệp.
|
2
|
TS
|
Thủy sản
|
Tổng cục Thủy sản; Chi cục Thủy sản
(bao gồm cả Chi cục
Nuôi trồng Thủy sản, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản).
|
3
|
TL
|
Thủy lợi
|
Tổng cục Thủy lợi; Chi cục Quản lý
Đê điều và Phòng chống lụt bão (Chi cục Đê điều); Chi cục Thủy lợi (Chi cục
Thủy lợi và Phòng chống lụt bão).
|
4
|
TV
|
Bảo vệ Thực vật
|
Cục Bảo vệ thực vật; Chi cục Bảo vệ
thực vật.
|
5
|
TY
|
Thú y
|
Cục Thú y; Chi cục Thú y.
|
6
|
CL
|
Quản lý chất
lượng Nông lâm sản và Thủy sản
|
Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản
và Thủy sản; Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản.
|
7
|
CN
|
Chăn nuôi
|
Cục Chăn nuôi.
|
8
|
TT
|
Trồng trọt
|
Cục Trồng trọt.
|
9
|
CB
|
Chế biến, Thương mại
và Nghề muối
|
Cục Chế biến Thương mại và Nghề muối,
|
10
|
HT hoặc PT
|
Kinh tế Hợp
tác và PTNT
|
Cục Kinh tế hợp tác và PTNT (HT);
Chi cục Phát triển nông thôn (PT);
|
Bảng 2: MÃ SỞ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
TT
|
Mã số
|
Sở NN&
PTNT tỉnh, thành phố
|
Ghi chú
|
1
|
T01
|
Thành phố Hà Nội
|
|
2
|
T02
|
Thành phố Hô Chí Minh
|
|
3
|
T03
|
Thành phố Hải Phòng
|
|
4
|
T04
|
Thành phố Đà Nẵng
|
|
5
|
T05
|
Tỉnh Cần Thơ
|
|
6
|
T10
|
Tỉnh Hà Giang
|
|
7
|
T11
|
Tỉnh Cao Bằng
|
|
8
|
T12
|
Tỉnh Lai Châu
|
|
9
|
T13
|
Tỉnh Lào Cai
|
|
10
|
T14
|
Tỉnh Tuyên Quang
|
|
11
|
T15
|
Tỉnh Lạng Sơn
|
|
12
|
T16
|
Tỉnh Thái Nguyên
|
|
13
|
T17
|
Tỉnh Yên Bái
|
|
14
|
T18
|
Tỉnh Sơn La
|
|
15
|
T19
|
Tỉnh Phú Thọ
|
|
16
|
T20
|
Tỉnh Quảng Ninh
|
|
17
|
T21
|
Tỉnh Bắc Giang
|
|
18
|
T23
|
Tỉnh Hải Dương
|
|
19
|
T24
|
Tỉnh Hòa Bình
|
|
20
|
T25
|
Tỉnh Nam Định
|
|
21
|
T26
|
Tỉnh Thái Bình
|
|
22
|
T27
|
Tỉnh Thanh Hóa
|
|
23
|
T28
|
Tỉnh Ninh Bình
|
|
24
|
T29
|
Tỉnh Nghệ An
|
|
25
|
T30
|
Tỉnh Hà Tĩnh
|
|
26
|
T31
|
Tỉnh Quảng Bình
|
|
27
|
T32
|
Tỉnh Quảng Trị
|
|
28
|
T33
|
Tỉnh Thừa Thiên - Huế
|
|
29
|
T34
|
Tỉnh Quảng Nam
|
|
30
|
T35
|
Tỉnh Quảng Ngãi
|
|
31
|
T36
|
Tỉnh Kon Tum
|
|
32
|
T37
|
Tỉnh Bình Định
|
|
33
|
T38
|
Tỉnh Gia Lai
|
|
34
|
T39
|
Tỉnh Phú Yên
|
|
35
|
T40
|
Tỉnh Đắk Lắk
|
|
36
|
T41
|
Tỉnh Khánh Hòa
|
|
37
|
T42
|
Tỉnh Lâm Đồng
|
|
38
|
T43
|
Tỉnh Bình Dương
|
|
39
|
T44
|
Tỉnh Ninh Thuận
|
|
40
|
T45
|
Tỉnh Tây Ninh
|
|
41
|
T49
|
Tỉnh Bình Thuận
|
|
42
|
T47
|
Tỉnh Đồng Nai
|
|
43
|
T48
|
Tỉnh Long An
|
|
44
|
T49
|
Tỉnh Đồng Tháp
|
|
45
|
T50
|
Tỉnh An Giang
|
|
46
|
T51
|
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
|
|
47
|
T52
|
Tỉnh Tiền Giang
|
|
48
|
T53
|
Tỉnh Kiên Giang
|
|
49
|
T54
|
Tỉnh Hậu Giang
|
|
50
|
T55
|
Tỉnh Bến Tre
|
|
51
|
T56
|
Tỉnh Vĩnh Long
|
|
52
|
T57
|
Tỉnh Trà Vinh
|
|
53
|
T58
|
Tỉnh Sóc Trăng
|
|
54
|
T59
|
Tỉnh Cà Mau
|
|
55
|
T60
|
Tỉnh Bắc Kạn
|
|
56
|
T61
|
Tỉnh Vĩnh Phúc
|
|
57
|
T62
|
Tỉnh Bắc Ninh
|
|
58
|
T63
|
Tỉnh Hưng Yên
|
|
59
|
T64
|
Tỉnh Hà Nam
|
|
60
|
T65
|
Tỉnh Bình Phước
|
|
61
|
T66
|
Tỉnh Bạc Liêu
|
|
62
|
T67
|
Tỉnh Điện Biên
|
|
63
|
T68
|
Tỉnh Đắk Nông
|
|
PHỤ
LỤC 2
MẪU VẠCH CHỮ V
(Vạch chữ V trên cấp hiệu của
công chức thanh tra chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn)