Quyết định thành lập cụm công nghiệp có nêu rõ chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật là cơ quan, tổ chức nào không?
Để được thành lập cụm công nghiệp thì cần đáp ứng những điều kiện cụ thể nào?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 68/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 66/2020/NĐ-CP, điều kiện thành lập cụm công nghiệp được quy định cụ thể như sau:
"Điều 10. Điều kiện thành lập, mở rộng cụm công nghiệp
1. Điều kiện thành lập cụm công nghiệp:
a) Có trong phương án phát triển cụm công nghiệp nằm trong quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt;
b) Có doanh nghiệp, hợp tác xã có tư cách pháp lý, có năng lực, kinh nghiệm đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật;
c) Trong trường hợp địa bàn cấp huyện đã thành lập cụm công nghiệp thì tỷ lệ lấp đầy trung bình của các cụm công nghiệp đạt trên 50% hoặc tổng quỹ đất công nghiệp chưa cho thuê của các cụm công nghiệp nhỏ hơn 50 ha."
Theo đó, để có thể thành lập cụm công nghiệp thì cần đáp ứng đầy đủ những điều kiện nêu trên.
Nội dung thẩm định thành lập cụm công nghiệp gồm những gì?
Căn cứ Điều 13 Nghị định 68/2017/NĐ-CP, việc thẩm định thành lập cụm công nghiệp gồm những nội dung sau:
- Tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ thành lập cụm công nghiệp.
- Nội dung, tính khả thi của Báo cáo đầu tư thành lập cụm công nghiệp:
+ Căn cứ pháp lý, sự cần thiết, phù hợp, đáp ứng các điều kiện thành lập cụm công nghiệp;
+ Tên gọi, diện tích, mục tiêu, ngành nghề hoạt động và lựa chọn phương án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật;
+ Năng lực, tư cách pháp lý của chủ đầu tư, tổng mức đầu tư, cơ cấu, khả năng cân đối và các giải pháp huy động các nguồn vốn đầu tư để hoàn thành hạ tầng kỹ thuật (nếu có nguồn vốn đầu tư công thì thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật về đầu tư công);
+ Chi phí liên quan và phương thức quản lý, khai thác sử dụng hạ tầng kỹ thuật sau khi đi vào hoạt động;
+ Giải pháp thu hút đầu tư, di dời và hiệu quả về kinh tế, xã hội, môi trường của cụm công nghiệp.
Quyết định thành lập cụm công nghiệp có nêu rõ chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật là cơ quan, tổ chức nào không?
Quyết định thành lập cụm công nghiệp
Trước tiên cần xét đến trình tự thành lập cụm công nghiệp căn cứ theo quy định tại Điều 12 Nghị định 68/2017/NĐ-CP cụ thể như sau:
- Doanh nghiệp, hợp tác xã có văn bản đề nghị làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật có văn bản đề nghị kèm theo Báo cáo đầu tư thành lập cụm công nghiệp, gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Trong thời gian 5 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì, phối hợp với doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật lập 8 bộ hồ sơ thành lập cụm công nghiệp (trong đó ít nhất có 2 bộ hồ sơ gốc), gửi Sở Công Thương để chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức thẩm định.
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ thành lập cụm công nghiệp, Sở Công Thương hoàn thành thẩm định, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh việc thành lập cụm công nghiệp.
Trường hợp hồ sơ, nội dung Báo cáo thành lập cụm công nghiệp không đáp ứng yêu cầu, Sở Công Thương có văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Thời hạn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời gian thẩm định.
- Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được 1 bộ hồ sơ thành lập cụm công nghiệp và báo cáo thẩm định của Sở Công Thương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc không quyết định thành lập cụm công nghiệp. Quyết định thành lập cụm công nghiệp được gửi Bộ Công Thương 1 bản.
Trường hợp cụm công nghiệp thành lập có điều chỉnh diện tích lớn hơn 5 ha so với phương án phát triển cụm công nghiệp nằm trong quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản thống nhất với Bộ Công Thương trước khi phê duyệt.
Theo đó, nội dung chủ yếu Quyết định thành lập cụm công nghiệp được quy định tại Điều 14 Nghị định 68/2017/NĐ-CP gồm:
"1. Tên gọi, diện tích, địa điểm, ngành nghề hoạt động chủ yếu.
2. Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật.
3. Quy mô đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, tổng mức vốn đầu tư, cơ cấu nguồn vốn đầu tư.
4. Tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật.
5. Ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và điều kiện áp dụng (nếu có).
6. Thời điểm có hiệu lực của Quyết định thành lập, Quyết định mở rộng cụm công nghiệp."
Như vậy, trong quyết định thành lập cụm công nghiệp có nêu rõ chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật là cá nhâ, tổ chức nào để thuận tiện trong việc xử lý, giải quyết vấn đề.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?
- Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích ngắn gọn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?