Quyết định công nhận người hoạt động cách mạng sẽ do cơ quan có thẩm quyền nào ban hành? Việc lập hồ sơ này dựa vào những căn cứ nào?

Tôi đang tìm hiểu quy định về người hoạt động cách mạng: tôi muốn biết việc lập hồ sơ công nhận một cá nhân là người hoạt động cách mạng thì cần căn cứ vào đâu? Thẩm quyền ra quyết định công nhận người hoạt động cách mạng thuộc về cơ quan nào? Câu hỏi của anh Khang từ Bình Dương.

Để được công nhận là người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 là người đáp ứng đủ những điều kiện nào?

Căn cứ Điều 4 Nghị định 131/2021/NĐ-CP quy định về điều kiện, tiêu chuẩn công nhận người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 như sau:

Điều kiện, tiêu chuẩn công nhận người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945
Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 quy định tại khoản 1 Điều 8 Pháp lệnh là người được các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận khi có một trong các điều kiện, tiêu chuẩn sau:
1. Đã tham gia một tổ chức cách mạng hoặc đã thực sự hoạt động cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945.
2. Được kết nạp hoặc được kết nạp lại vào Đảng Cộng sản Đông Dương trước ngày 19 tháng Tám năm 1945.
Việc công nhận người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 thực hiện theo quy định tại Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 24 tháng 12 năm 1977 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IV) “Về chính sách, chế độ đối với cán bộ, đảng viên hoạt động lâu năm”, Thông tri số 07-TT/TC ngày 21 tháng 3 năm 1979 của Ban Tổ chức Trung ương “Hướng dẫn vận dụng tiêu chuẩn và xác nhận những đối tượng được hưởng chính sách, chế độ đối với cán bộ hoạt động cách mạng trước ngày 19 tháng Tám năm 1945”.

Theo đó, để được công nhận là người hoạt động cách mạng thì cá nhân cần đáp ứng một số tiêu chuẩn, điều kiện như:

- Đã tham gia một tổ chức cách mạng hoặc đã thực sự hoạt động cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945.

- Được kết nạp hoặc được kết nạp lại vào Đảng Cộng sản Đông Dương trước ngày 19 tháng 8 năm 1945.

Trước đây tại Điều 5 Nghị định 31/2013/NĐ-CP còn có quy định về việc không công nhận người hoạt động cách mạng đối với đối tượng bị khai trừ khỏi Đảng. Tuy nhiên tại Nghị định 131/2021/NĐ-CP thay thế thì không còn được đề cập.

Quyết định công nhận người hoạt động cách mạng sẽ do cơ quan có thẩm quyền nào ban hành?

Quyết định công nhận người hoạt động cách mạng sẽ do cơ quan có thẩm quyền nào ban hành? (Hình từ Internet)

Việc lập hồ sơ công nhận người hoạt động cách mạng dựa vào những căn cứ nào?

Căn cứ Điều 5 Nghị định 131/2021/NĐ-CP quy định về căn cứ lập hồ sơ như sau:

Căn cứ lập hồ sơ
1. Người còn sống hoặc người đã hy sinh, từ trần sau ngày 30 tháng 6 năm 1999 thì căn cứ vào bản sao được chứng thực từ một trong các giấy tờ có ghi nhận thời gian tham gia hoạt động cách mạng sau:
a) Lý lịch của cán bộ, đảng viên khai từ năm 1962 trở về trước do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý.
b) Lý lịch khai trong Cuộc vận động bảo vệ Đảng theo Chỉ thị số 90-CT/TW ngày 01 tháng 3 năm 1965 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa III).
c) Lý lịch đảng viên khai năm 1975, 1976 theo Thông tri số 297/TT-TW ngày 20 tháng 4 năm 1974 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa III) đối với người hoạt động cách mạng được kết nạp vào Đảng sau năm 1969 hoặc người hoạt động liên tục ở các chiến trường B, C, K từ năm 1954 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975.
2. Người đã hy sinh, từ trần từ ngày 30 tháng 6 năm 1999 trở về trước thì căn cứ một trong các giấy tờ có ghi nhận thời gian tham gia hoạt động cách mạng sau:
a) Bản sao được chứng thực từ lý lịch theo quy định tại khoản 1 Điều này, từ hồ sơ khen thưởng Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập hoặc từ hồ sơ, tài liệu đang lưu giữ tại cơ quan lưu trữ của Đảng, Nhà nước, bảo tàng lịch sử từ cấp huyện trở lên.
b) Bản trích lục hồ sơ liệt sĩ.
c) Lịch sử đảng bộ từ cấp xã trở lên được các cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt và cấp phép xuất bản.

Việc lập hồ sơ công nhận người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 được thực hiện dựa vào những căn cứ theo quy định pháp luật nêu trên.

Quyết định công nhận người hoạt động cách mạng sẽ do cơ quan có thẩm quyền nào ban hành?

Căn cứ Điều 6 Nghị định 131/2021/NĐ-CP quy đinh về thẩm quyền ban hành quyết định công nhận như sau:

Thẩm quyền ban hành quyết định công nhận
1. Người hoạt động cách mạng thuộc ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương quản lý thì Ban đảng, Ban cán sự đảng, Đảng đoàn, Đảng ủy trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định. Nếu không có Ban cán sự đảng, Đảng đoàn thì Đảng ủy cấp trên (trực thuộc Trung ương) xem xét, quyết định.
Trường hợp người hoạt động cách mạng chỉ thuộc cấp ủy địa phương quản lý thì Ban thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương nơi người đó hoạt động cách mạng trước năm 1945 xem xét, quyết định.
2. Người hoạt động cách mạng thuộc quân đội thì Tổng cục Chính trị xem xét, quyết định.
3. Người hoạt động cách mạng thuộc công an thì Ban thường vụ Đảng ủy công an Trung ương xem xét, quyết định.

Theo đó, tùy từng trường hợp mà người ra quyết định công nhận sẽ khác nhau:

- Người hoạt động cách mạng thuộc ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương quản lý thì Ban đảng, Ban cán sự đảng, Đảng đoàn, Đảng ủy trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định.

- Người hoạt động cách mạng thuộc quân đội thì Tổng cục Chính trị xem xét, quyết định.

- Người hoạt động cách mạng thuộc công an thì Ban thường vụ Đảng ủy công an Trung ương xem xét, quyết định.

Đối với đối tượng người hoạt động cách mạng thuộc ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương quản lý nếu không có Ban cán sự đảng, Đảng đoàn thì Đảng ủy cấp trên (trực thuộc Trung ương) xem xét, quyết định.

Người hoạt động cách mạng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Điều kiện, tiêu chuẩn người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày
Pháp luật
Người hoạt động cách mạng trước năm 1945 đang hưởng chế độ mà chết thì thân nhân được hưởng các chế độ ưu đãi nào?
Pháp luật
Để công nhận người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày cần đạt điều kiện, tiêu chuẩn gì?
Pháp luật
Quyết định công nhận người hoạt động cách mạng sẽ do cơ quan có thẩm quyền nào ban hành? Việc lập hồ sơ này dựa vào những căn cứ nào?
Pháp luật
Theo quy định của pháp luật, việc công nhận người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 được quy định cụ thể như thế nào? Hồ sơ, trình tự công nhận người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945
Pháp luật
Điều kiện để xác nhận người hoạt động cách mạng bị nhiễm chất độc hóa học được quy định như thế nào?
Pháp luật
Hộ gia đình có người hoạt động cách mạng trước năm 1945 được hỗ trợ về nhà ở với mức ngân sách tối đa là bao nhiêu?
Pháp luật
Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 được hưởng những chế độ ưu đãi nào? Thời điểm được hưởng chế độ ưu đãi này là khi nào?
Pháp luật
Thủ tục công nhận và giải quyết chế độ người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày ra sao?
Pháp luật
Mẫu Bản khai của người hoạt động cách mạng từ 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 để công nhận và giải quyết chế độ ra sao?
Pháp luật
Công nhận người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 thuộc Bộ Công an được thực hiện thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người hoạt động cách mạng
2,031 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người hoạt động cách mạng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Người hoạt động cách mạng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào