Quyết định bắt giữ tàu bay để thi hành án dân sự cần được gửi đến cơ quan nào nếu có yếu tố nước ngoài? Quyết định bắt giữ có giá trị bao lâu?
- Quyết định bắt giữ tàu bay để thi hành án dân sự cần được gửi đến cơ quan nào nếu có yếu tố nước ngoài? Quyết định bắt giữ có giá trị bao lâu?
- Thời hạn bắt giữ tàu bay để thi hành án dân sự đã hết thì xử lý như thế nào?
- Người phải thi hành án dân sự khi nhận được quyết định bắt giữ tàu bay từ Tòa án nhân dân thì có thể khiếu nại hay không?
Quyết định bắt giữ tàu bay để thi hành án dân sự cần được gửi đến cơ quan nào nếu có yếu tố nước ngoài? Quyết định bắt giữ có giá trị bao lâu?
Căn cứ Điều 38 Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu bay 2010 quy định về quyết định bắt giữ tàu bay để thi hành án dân sự như sau:
Quyết định bắt giữ tàu bay để thi hành án
1. Thẩm phán ra ngay quyết định bắt giữ tàu bay khi người yêu cầu đã nộp lệ phí bắt giữ tàu bay và tàu bay đã hạ cánh xuống cảng hàng không, sân bay.
2. Quyết định bắt giữ tàu bay phải có các nội dung sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn yêu cầu;
b) Tên cơ quan thi hành án dân sự nhận đơn yêu cầu;
c) Tên Tòa án nhận đơn yêu cầu;
d) Tên, địa chỉ và quốc tịch của người yêu cầu bắt giữ tàu bay;
đ) Quốc tịch, số hiệu đăng ký, kiểu loại tàu bay và các đặc điểm khác nếu có của tàu bay bị yêu cầu bắt giữ; cảng hàng không, sân bay nơi tàu bay hạ cánh;
e) Tên, địa chỉ và quốc tịch của chủ sở hữu tàu bay, người thuê tàu bay, người khai thác tàu bay;
g) Nghĩa vụ về tài sản phải thi hành án theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc theo phán quyết của Trọng tài;
h) Nhận định của Tòa án và những căn cứ pháp luật để chấp nhận đơn yêu cầu;
i) Các quyết định của Tòa án.
3. Quyết định bắt giữ tàu bay có hiệu lực thi hành ngay, kể cả trong trường hợp có khiếu nại, kiến nghị.
4. Quyết định bắt giữ tàu bay được giao cho Giám đốc Cảng vụ hàng không hoặc Trưởng đại diện Cảng vụ hàng không; gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan thi hành án dân sự, người yêu cầu bắt giữ tàu bay, chủ sở hữu tàu bay, người thuê tàu bay, người khai thác tàu bay, hãng hàng không liên quan; Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao trong trường hợp tàu bay bị bắt giữ có yếu tố nước ngoài.
5. Trong trường hợp chưa thực hiện được việc bắt giữ tàu bay thì quyết định bắt giữ tàu bay có hiệu lực trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ban hành, trừ trường hợp người yêu cầu bắt giữ tàu bay đề nghị chấm dứt hiệu lực thi hành của quyết định này.
Theo đó, quyết định bắt giữ tàu bay để thi hành án dân sự nếu có liên quan đến yếu tố nước ngoài thì cần phải gửi quyết định đến Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao.
Ngoài ra, quyết định bắt giữ tàu bay cũng cần phải được gửi đến Giám đốc Cảng vụ hàng không hoặc Trưởng đại diện Cảng vụ hàng không; gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan thi hành án dân sự, người yêu cầu bắt giữ tàu bay, chủ sở hữu tàu bay, người thuê tàu bay, người khai thác tàu bay, hãng hàng không liên quan.
Trong trường hợp chưa thực hiện được việc bắt giữ tàu bay thì quyết định bắt giữ tàu bay có hiệu lực trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ban hành.
Quyết định bắt giữ tàu bay để thi hành án dân sự cần được gửi đến cơ quan nào nếu có yếu tố nước ngoài? Quyết định bắt giữ có giá trị bao lâu? (Hình từ Internet)
Thời hạn bắt giữ tàu bay để thi hành án dân sự đã hết thì xử lý như thế nào?
Căn cứ Điều 10 Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu bay 2010 quy định về trường hợp thời hạn bắt giữ tàu bay theo quyết định của Tòa án đã hết như sau:
Thi hành quyết định bắt giữ tàu bay, quyết định thả tàu bay đang bị bắt giữ, quyết định hủy quyết định bắt giữ tàu bay, quyết định hủy quyết định thả tàu bay đang bị bắt giữ
1. Ngay sau khi ra quyết định bắt giữ tàu bay, quyết định thả tàu bay đang bị bắt giữ, quyết định hủy quyết định bắt giữ tàu bay hoặc quyết định hủy quyết định thả tàu bay đang bị bắt giữ, Chánh án Tòa án phân công một cán bộ Tòa án thực hiện việc giao quyết định.
2. Trong thời hạn 12 giờ, kể từ thời điểm ban hành quyết định bắt giữ tàu bay hoặc quyết định thả tàu bay, cán bộ Tòa án đến cảng hàng không, sân bay giao quyết định cho Giám đốc Cảng vụ hàng không hoặc Trưởng đại diện Cảng vụ hàng không nơi tàu bay bị yêu cầu bắt giữ. Giám đốc Cảng vụ hàng không hoặc Trưởng đại diện Cảng vụ hàng không thực hiện quyết định bắt giữ tàu bay hoặc quyết định thả tàu bay đang bị bắt giữ theo quy định của pháp luật.
Trường hợp cán bộ Tòa án không thể đến được cảng hàng không, sân bay thì quyết định có thể được gửi qua fax hoặc thư điện tử (e-mail) theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp thời hạn bắt giữ tàu bay theo quyết định của Tòa án đã hết hoặc quyết định bắt giữ tàu bay bị hủy, Giám đốc Cảng vụ hàng không hoặc Trưởng đại diện Cảng vụ hàng không phải thực hiện việc thả tàu bay.
...
Như vậy, nếu đã hết thời hạn bắt giữ tàu bay theo quyết định của Tòa án thì Giám đốc Cảng vụ hàng không hoặc Trưởng đại diện Cảng vụ hàng không phải thực hiện việc thả tàu bay.
Người phải thi hành án dân sự khi nhận được quyết định bắt giữ tàu bay từ Tòa án nhân dân thì có thể khiếu nại hay không?
Căn cứ Điều 39 Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu bay 2010 quy định về việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại về quyết định bắt giữ tàu bay để thi hành án như sau:
Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về quyết định bắt giữ tàu bay để thi hành án
1. Trong thời hạn 48 giờ, kể từ thời điểm nhận được quyết định bắt giữ tàu bay của Toà án, người phải thi hành án, chủ sở hữu tàu bay, người khai thác tàu bay, người thuê tàu bay có quyền khiếu nại bằng văn bản với Chánh án Tòa án về quyết định đó.
2. Trong thời hạn 48 giờ, kể từ thời điểm nhận được khiếu nại về quyết định bắt giữ tàu bay để thi hành án, Chánh án Tòa án phải xem xét và ra một trong các quyết định sau đây:
a) Giữ nguyên quyết định bắt giữ tàu bay;
b) Huỷ quyết định bắt giữ tàu bay.
3. Quyết định giải quyết khiếu nại của Chánh án Tòa án là quyết định cuối cùng và được gửi ngay cho người khiếu nại.
Từ quy định trên thì người phải thi hành án dân sự có quyền khiếu nại đối với quyết định bắt giữ tàu bay của Tòa án nhân dân trong thời hạn 48 giờ (02 ngày) kể từ khi nhận được quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?