Quyết định 1259/QĐ-TTg năm 2022: Biên chế công chức của các hội quần chúng được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương giai đoạn 2022-2026 là 103.300 biên chế?
- Biên chế công chức của các hội quần chúng được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương đảm bảo đến hết năm 2026 là 103.300 biên chế?
- Xây dựng đề án tinh giản biên chế của giai đoạn 2022-2026 và hằng năm đến hết năm 2026?
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với tư cách là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ có những nhiệm vụ và quyền hạn nào?
- Biên chế công chức giai đoạn 2022-2026 của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập?
Biên chế công chức của các hội quần chúng được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương đảm bảo đến hết năm 2026 là 103.300 biên chế?
Theo Điều 1 Quyết định 1259/QĐ-TTg năm 2022 nêu rõ như sau:
Tổng biên chế công chức của các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng chính phủ thành lập mà không phải đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài (không bao gồm biên chế của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng), biên chế của các hội quần chúng được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương giai đoạn 2022-2026, đảm bảo đến hết năm 2026 là 103.300 biên chế. Cụ thể như sau:
- Các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, các cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng chính phủ thành lập mà không phải đơn vị sự nghiệp công lập: 101.546 biên chế
- Các cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài: 1.068 biên chế.
- Biên chế của hội quần chúng được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương: 686 Biên chế
Quyết định 1259/QĐ-TTg năm 2022: Biên chế công chức của các hội quần chúng được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương giai đoạn 2022-2026 là 103.300 biên chế? (Hình từ Internet)
Xây dựng đề án tinh giản biên chế của giai đoạn 2022-2026 và hằng năm đến hết năm 2026?
Theo Điều 3 Quyết định 1259/QĐ-TTg năm 2022 nêu rõ như sau:
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm:
- Xây dựng đề án tinh giản biên chế của giai đoạn 2022-2026 và hằng năm đến hết năm 2026
- Quyết định theo thẩm quyền biên chế công chức đối với cơ quan, tổ chức thuộc quyền quản lý trong tổng số biên chế được giao theo quy định của pháp luật, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao và thực hiện đúng chủ trương tinh giản biên chế
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với tư cách là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ có những nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Theo Điều 34 Luật Tổ chức chính phủ 2015 (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Tổ chức chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019) quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với tư cách là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ
1. Lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm cá nhân về mọi mặt công tác của bộ, cơ quan ngang bộ; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức triển khai thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đã được phê duyệt, các nhiệm vụ của bộ, cơ quan ngang bộ được Chính phủ giao.
2. Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, cơ quan ngang bộ mà mình là người đứng đầu.
3. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức Thứ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
4. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền để thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực được phân công; ban hành hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách phát triển ngành, lĩnh vực được phân công.
5. Thực hiện việc tuyển dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cho từ chức, điều động, luân chuyển, biệt phái, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức và thực hiện phân cấp quản lý công chức, viên chức đối với các tổ chức, đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật.
6. Quyết định phân cấp cho chính quyền địa phương thực hiện một số nhiệm vụ liên quan đến ngành, lĩnh vực được giao quản lý theo phạm vi lãnh thổ; phân cấp, ủy quyền cho các tổ chức, đơn vị trực thuộc.
7. Quyết định chương trình nghiên cứu khoa học, công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm và các định mức kinh tế - kỹ thuật của ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền.
8. Quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
9. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cho từ chức, điều động, luân chuyển, biệt phái, đình chỉ công tác, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu tổ chức, đơn vị trực thuộc.
10. Lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.
11. Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản, phương tiện làm việc và tài chính, ngân sách nhà nước được giao; quyết định biện pháp tổ chức phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền trong ngành, lĩnh vực được phân công.
12. Lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức trong ngành, lĩnh vực thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của bộ, cơ quan ngang bộ.
13. Chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội; giải trình về những vấn đề Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội quan tâm; trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, kiến nghị của cử tri, kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội về những vấn đề thuộc trách nhiệm quản lý.
14. Thực hiện những nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.
Như vậy, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với tư cách là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ có những nhiệm vụ và quyền hạn nêu trên.
Biên chế công chức giai đoạn 2022-2026 của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập?
Xem chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định 1259/QĐ-TTg năm 2022
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá hợp đồng xây dựng theo đơn giá điều chỉnh được áp dụng cho gói thầu nào? Mức bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng?
- Đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích được bồi thường khi nhà nước thu hồi đất không?
- Quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích đã được lập qua các thời kỳ thì có được tiếp tục được sử dụng không?
- Xây dựng công trình giao cắt với vùng nước cảng biển có phải lập phương án bảo đảm an toàn hàng hải không?
- Đánh giá an toàn công trình là bước thứ mấy trong quy trình bảo trì công trình xây dựng theo quy định?