Quyền và nghĩa vụ của thành viên bù trừ đối với việc cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán được pháp luật về chứng khoán quy định như thế nào?
Thành viên bù trừ chứng khoán là gì?
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 56 Luật Chứng khoán 2019 thì thành viên bù trừ là công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán và được Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam chấp thuận trở thành thành viên bù trừ.
Quyền và nghĩa vụ của thành viên bù trừ đối với việc cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán
Thành viên bù trừ có những quyền gì đối với việc cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 157 Nghị định 155/2020/NĐ-CP thì quyền của thành viên bù trừ đối với việc cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán bao gồm:
- Yêu cầu nhà đầu tư đóng góp đầy đủ, kịp thời các khoản ký quỹ trước khi thực hiện giao dịch, xác định phương thức ký quỹ, bổ sung ký quỹ, thay đổi tài sản ký quỹ bù trừ, chuyển giao tài sản ký quỹ bù trừ theo quy định pháp luật;
- Trong trường hợp nhà đầu tư mất khả năng thanh toán giao dịch chứng khoán, thành viên bù trừ có quyền yêu cầu nhà đầu tư hoặc thành viên bù trừ thực hiện giao dịch đối ứng bắt buộc đối với các giao dịch của nhà đầu tư; sử dụng, bán, chuyển nhượng tài sản ký quỹ bù trừ của nhà đầu tư để mua chứng khoán hoặc làm tài sản bảo đảm cho các khoản vay để thực hiện các nghĩa vụ thanh toán đối với các giao dịch của nhà đầu tư;
- Được sử dụng, bán, chuyển nhượng tài sản ký quỹ bù trừ của nhà đầu tư để hoàn thành nghĩa vụ thanh toán của nhà đầu tư đó đối với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
- Được sử dụng, bán, chuyển nhượng tài sản ký quỹ bù trừ của nhà đầu tư nộp cho thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán giao dịch chứng khoán trong trường hợp thành viên bù trừ thực hiện nghĩa vụ thanh toán thay thế cho thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán giao dịch chứng khoán theo chỉ định của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Thành viên bù trừ có những nghĩa vụ nào đối với việc cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 157 Nghị định 155/2020/NĐ-CP thì nghĩa vụ của thành viên bù trừ đối với việc cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán được quy định như sau:
- Chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của khách hàng đối với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam với tư cách là đại diện theo ủy quyền của khách hàng;
- Ký hợp đồng bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, ký hợp đồng ủy thác bù trừ, thanh toán với thành viên giao dịch không bù trừ, ký hợp đồng phối hợp thực hiện hoạt động giao dịch và bù trừ, thanh toán với ngân hàng lưu ký không làm thành viên bù trừ. Trong hợp đồng phải có điều khoản nêu rõ thành viên bù trừ là đại diện theo ủy quyền của khách hàng, chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của khách hàng đối với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
- Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ theo quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam nhằm đảm bảo khả năng thanh toán giao dịch chứng khoán và bù đắp thiệt hại tài chính (nếu có);
- Thiết lập và vận hành hệ thống tài khoản để quản lý tách biệt tài sản, giao dịch của từng nhà đầu tư và của nhà đầu tư với thành viên bù trừ; tách biệt tài khoản và tài sản ký quỹ bù trừ với thị trường chứng khoán phái sinh;
- Bảo đảm nhà đầu tư có đủ tài sản ký quỹ bù trừ trước khi thực hiện giao dịch và đủ tiền, chứng khoán để thanh toán giao dịch chứng khoán; hoàn trả phần tài sản ký quỹ bù trừ vượt mức ký quỹ yêu cầu theo yêu cầu của nhà đầu tư; giám sát, quản lý giao dịch và tài sản ký quỹ bù trừ của nhà đầu tư bảo đảm tuân thủ quy định pháp luật;
- Bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư trong trường hợp không thực hiện nghĩa vụ theo quy định pháp luật và gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư;
- Chuyển giao tài sản ký quỹ bù trừ đang quản lý sang thành viên bù trừ thay thế theo chỉ định của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
- Lưu giữ đầy đủ các chứng từ gốc về bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán; cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin về giao dịch của nhà đầu tư, tài khoản, tài sản ký quỹ bù trừ của nhà đầu tư, hợp đồng ủy thác bù trừ, thanh toán và các tài liệu khác liên quan tới hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán theo yêu cầu của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
- Trong thời gian thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán, thành viên bù trừ không thực hiện ký mới, không được gia hạn các hợp đồng với khách hàng để thực hiện hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán; phải thực hiện tất toán, chuyển tài khoản theo yêu cầu của khách hàng (nếu có);
- Thanh toán đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện công bố thông tin và báo cáo theo quy định; định kỳ hoặc theo yêu cầu của nhà đầu tư cung cấp đầy đủ thông tin về các hoạt động trên tài khoản, số dư tài khoản, sao kê tài khoản cho nhà đầu tư.
Như vậy, trên đây là nội dung về các quyền và nghĩa vụ của thành viên bù trừ đối với việc cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán được pháp luật về chứng khoán quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhận bảo hiểm xã hội một lần ở BHXH tỉnh hay ở huyện? Người lao động được chi trả bảo hiểm xã hội một lần sau bao lâu kể từ khi nộp đủ hồ sơ?
- Mẫu Quy chế tiền thưởng 6 tháng cuối năm theo Nghị định 73? Tải về Mẫu Quy chế tiền thưởng 6 tháng cuối năm theo Nghị định 73?
- Cụm công nghiệp làng nghề là cụm công nghiệp có tối thiểu bao nhiêu % diện tích đất công nghiệp dành cho việc di dời?
- Thông tư 29/2024 về định mức sử dụng năng lượng trong ngành công nghiệp sản xuất nhựa từ 1/4/2025 ra sao?
- Chính thức từ 01/7/2025 số định danh cá nhân thay thế mã số thuế cá nhân? Số định danh cá nhân là gì?