Quyền và nghĩa vụ của nạn nhân bị mua bán người có mấy nhóm theo Luật Phòng chống mua bán người 2011?

Cho tôi hỏi: Quyền và nghĩa vụ của nạn nhân bị mua bán người có mấy nhóm theo Luật Phòng chống mua bán người 2011? - Câu hỏi của chú B.H.D (Bình Thuận).

Quyền và nghĩa vụ của nạn nhân bị mua bán người được quy định thành bao nhiêu nhóm?

Căn cứ Luật phòng, chống mua bán người năm 2011 do Quốc hội ban hành ngày 29/03/2011.

Quyền và nghĩa vụ của nạn nhân bị mua bán người được quy định tại Điều 6 Luật Phòng chống mua bán người 2011.

Cụ thể:

Quyền và nghĩa vụ của nạn nhân
1. Đề nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ mình, người thân thích khi bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản.
2. Được hưởng các chế độ hỗ trợ và được bảo vệ theo quy định của Luật này.
3. Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
4. Cung cấp thông tin liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.
5. Thực hiện yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến vụ việc mua bán người.

Như vậy, quyền và nghĩa vụ của nạn nhân bị mua bán người được quy định thành 05 nhóm nêu trên.

Quyền và nghĩa vụ của nạn nhân bị mua bán người có mấy nhóm theo Luật Phòng chống mua bán người 2011?

Quyền và nghĩa vụ của nạn nhân bị mua bán người có mấy nhóm theo Luật Phòng chống mua bán người 2011? (Hình từ Internet)

Có bao nhiêu chế độ hỗ trợ nạn nhân bị mua bán là công dân Việt Nam, người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam?

Tại Điều 32 Luật Phòng, chống mua bán người 2011 có quy định về chế độ hỗ trợ nạn nhân bị mua bán như sau:

Đối tượng và chế độ hỗ trợ
1. Nạn nhân là công dân Việt Nam, người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam, thì tùy trường hợp quy định tại các điều 33, 34, 35, 36, 37 và 38 của Luật này được hưởng các chế độ hỗ trợ sau đây:
a) Hỗ trợ về nhu cầu thiết yếu và chi phí đi lại;
b) Hỗ trợ y tế;
c) Hỗ trợ tâm lý;
d) Trợ giúp pháp lý;
đ) Hỗ trợ học văn hóa, học nghề;
e) Trợ cấp khó khăn ban đầu, hỗ trợ vay vốn.
2. Nạn nhân là người nước ngoài bị mua bán tại Việt Nam, thì tùy trường hợp quy định tại các điều 33, 34, 35 và 36 của Luật này được hưởng các chế độ hỗ trợ quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.
3. Người chưa thành niên đi cùng nạn nhân, thì tùy trường hợp quy định tại các điều 33, 34 và 35 của Luật này được hưởng chế độ hỗ trợ quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này.
4. Chính phủ quy định chi tiết về các chế độ hỗ trợ; trình tự, thủ tục thực hiện chế độ hỗ trợ đối với nạn nhân.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì có 06 chế độ hỗ trợ nạn nhân bị mua bán là công dân Việt Nam, người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam.

Cụ thể, 06 chế độ hỗ trợ nạn nhân bị mua bán bao gồm:

- Hỗ trợ về nhu cầu thiết yếu và chi phí đi lại;

- Hỗ trợ y tế;

- Hỗ trợ tâm lý;

- Trợ giúp pháp lý;

- Hỗ trợ học văn hóa, học nghề;

- Trợ cấp khó khăn ban đầu, hỗ trợ vay vốn.

Nguyên tắc phòng, chống mua bán người ra sao?

Căn cứ quy định tại Điều 4 Luật Phòng chống mua bán người 2011, việc phòng chống mua bán người được thực hiện theo các nguyên tắc sau:

- Thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Điều 3 Luật Phòng chống mua bán người 2011.

Cụ thể:

Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Mua bán người theo quy định tại Điều 119 và Điều 120 của Bộ luật hình sự.
2. Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.
3. Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác hoặc để thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Cưỡng bức người khác thực hiện một trong các hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
5. Môi giới để người khác thực hiện một trong các hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
6. Trả thù, đe dọa trả thù nạn nhân, người làm chứng, người tố giác, người tố cáo, người thân thích của họ hoặc người ngăn chặn hành vi quy định tại Điều này.
7. Lợi dụng hoạt động phòng, chống mua bán người để trục lợi, thực hiện các hành vi trái pháp luật.
8. Cản trở việc tố giác, tố cáo, khai báo và xử lý hành vi quy định tại Điều này.
9. Kỳ thị, phân biệt đối xử với nạn nhân.
10. Tiết lộ thông tin về nạn nhân khi chưa có sự đồng ý của họ hoặc người đại diện hợp pháp của nạn nhân.
11. Giả mạo là nạn nhân.
12. Hành vi khác vi phạm các quy định của Luật này.

- Giải cứu, bảo vệ, tiếp nhận, xác minh, hỗ trợ nạn nhân kịp thời, chính xác. Tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp và không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với nạn nhân.

- Phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống mua bán người.

- Ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm minh, kịp thời, chính xác hành vi bị nghiêm cấm.

- Tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam và pháp luật, tập quán quốc tế.

Mua bán người
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Khi nào đưa người đi lao động nước ngoài sẽ thuộc Tội buôn người? Buôn người dưới 16 tuổi mức phạt có nặng hơn không?
Pháp luật
Buôn người là gì? Những thủ đoạn buôn người phổ biến? Trình báo nạn buôn người với cơ quan nào?
Pháp luật
Tiếp nhận, xác minh người đến trình báo về nạn buôn bán người từ ngày 1/7/2025 như thế nào?
Pháp luật
Đã có Luật Phòng, chống mua bán người 2024, số 53/2024/QH15? Tải Luật Phòng, chống mua bán người 2024 ở đâu?
Pháp luật
Ngày 30 tháng 7 là ngày gì? Ngày 30 tháng 7 là thứ mấy? Có gì đặc biệt ngày 30 tháng 7 năm 2024 hay không?
Pháp luật
Cha mẹ có hành vi bán con thì có vi phạm pháp luật không? Hành vi bán con thì bị phạt tù bao nhiêu năm?
Pháp luật
Hợp tác quốc tế phòng chống mua bán người có cần đảm bảo chủ quyền độc lập hay không? Có cần phải tuân thủ các điều ước của quốc tế hay không?
Pháp luật
Hành vi mua bán người để bóc lột tình dục có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt tối đa bao nhiêu năm tù?
Pháp luật
Từ ngày 01/7/2025 nhiệm vụ của các cơ sở bảo trợ xã hội công lập như thế nào tại dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người?
Pháp luật
Chi tiết nhiệm vụ và giải pháp trong Kế hoạch phòng, chống tội phạm và phòng, chống mua bán người năm 2024 ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Mua bán người
Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
8,822 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Mua bán người

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Mua bán người

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào