Quyền nhân thân của người biểu diễn bao gồm những quyền nào? Người biểu diễn có được chuyển nhượng các quyền nhân thân của mình không?
Quyền nhân thân của người biểu diễn bao gồm những quyền nào?
Quyền nhân thân của người biểu diễn được quy định tại khoản 2 Điều 29 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022) như sau:
Quyền của người biểu diễn
...
Trường hợp người biểu diễn không đồng thời là chủ sở hữu quyền đối với cuộc biểu diễn thì người biểu diễn được hưởng các quyền nhân thân quy định tại khoản 2 Điều này; chủ sở hữu quyền đối với cuộc biểu diễn được hưởng các quyền tài sản quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Quyền nhân thân bao gồm:
a) Được giới thiệu tên khi biểu diễn, khi phát hành bản ghi âm, ghi hình, phát sóng cuộc biểu diễn;
b) Bảo vệ sự toàn vẹn của hình tượng biểu diễn không cho người khác xuyên tạc; không cho người khác sửa đổi, cắt xén dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn.
3. Quyền tài sản bao gồm độc quyền thực hiện hoặc cho phép tổ chức, cá nhân khác thực hiện các quyền sau đây:
a) Định hình cuộc biểu diễn trực tiếp của mình trên bản ghi âm, ghi hình;
...
Người biểu diễn bao gồm: diễn viên, ca sĩ, nhạc công, vũ công và những người khác trình bày tác phẩm văn học, nghệ thuật.
Quyền nhân thân của người biểu diễn bao gồm:
(1) Được giới thiệu tên khi biểu diễn, khi phát hành bản ghi âm, ghi hình, phát sóng cuộc biểu diễn;
(2) Bảo vệ sự toàn vẹn của hình tượng biểu diễn không cho người khác xuyên tạc;
Không cho người khác sửa đổi, cắt xén dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn.
Quyền nhân thân của người biểu diễn bao gồm những quyền nào? (Hình từ Internet)
Người biểu diễn có được chuyển nhượng các quyền nhân thân của mình cho người khác không?
Việc chuyển nhượng quyền nhân thân của người biểu diễn được quy định tại khoản 2 Điều 45 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 như sau:
Quy định chung về chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan
...
2. Tác giả không được chuyển nhượng các quyền nhân thân quy định tại Điều 19, trừ quyền công bố tác phẩm; người biểu diễn không được chuyển nhượng các quyền nhân thân quy định tại khoản 2 Điều 29 của Luật này.
3. Trong trường hợp tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có đồng chủ sở hữu thì việc chuyển nhượng phải có sự thoả thuận của tất cả các đồng chủ sở hữu; trong trường hợp có đồng chủ sở hữu nhưng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có các phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập thì chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có quyền chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan đối với phần riêng biệt của mình cho tổ chức, cá nhân khác.
Như vậy, theo quy định thì người biểu diễn không được chuyển nhượng các quyền nhân thân của mình cho người khác.
Tổ chức sử dụng tác phẩm đã công bố nhằm mục đích thương mại để thu tiền có cần xin phép người biểu diễn không?
Việc sử dụng tác phẩm đã công bố nhằm mục đích thương mại được quy định tại khoản 1 Điều 35 Nghị định 17/2023/NĐ-CP như sau:
Trả tiền bản quyền trong trường hợp giới hạn quyền tác giả, giới hạn quyền liên quan
1. Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục đích thương mại để phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào quy định tại điểm a khoản 1 Điều 26 và điểm a khoản 1 Điều 33 của Luật Sở hữu trí tuệ không phải xin phép, nhưng phải trả tiền bản quyền cho chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, chủ sở hữu quyền liên quan đối với bản ghi âm, ghi hình theo thỏa thuận kể từ khi sử dụng; trường hợp không đạt được thỏa thuận thì phải trả tiền bản quyền theo biểu mức quy định tại Phụ lục I của Nghị định này hoặc khởi kiện tại tòa án theo quy định của pháp luật.
...
Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 26 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022) quy định như sau:
Giới hạn quyền tác giả
1. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền bản quyền, phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm bao gồm:
a) Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố, tác phẩm đã được chủ sở hữu quyền tác giả cho phép định hình trên bản ghi âm, ghi hình công bố nhằm mục đích thương mại để phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép nhưng phải trả tiền bản quyền cho chủ sở hữu quyền tác giả kể từ khi sử dụng. Mức tiền bản quyền và phương thức thanh toán do các bên thỏa thuận; trường hợp không đạt được thỏa thuận thì thực hiện theo quy định của Chính phủ.
...
Như vậy, theo quy định, tổ chức sử dụng tác phẩm đã công bố nhằm mục đích thương mại để thu tiền thì không phải xin phép người biểu diễn, nhưng phải trả tiền bản quyền.
Trường hợp không đạt được thỏa thuận thì phải:
- Trả tiền bản quyền theo biểu mức quy định tại Phụ lục I ban bành kèm theo Nghị định 17/2023/NĐ-CP; TẢI VỀ
- Hoặc khởi kiện tại tòa án theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?