Quyền được miễn trừ xét xử của một viên chức ngoại giao đối với pháp luật Nước tiếp nhận có miễn trừ cho người đó đối với pháp luật của Nước cử không?

Em ơi cho anh hỏi: Quyền được miễn trừ xét xử của một viên chức ngoại giao đối với pháp luật Nước tiếp nhận có miễn trừ cho người đó đối với pháp luật của Nước cử không? Đây là câu hỏi của anh Minh Sang đến từ Long An.

Quyền được miễn trừ xét xử của một viên chức ngoại giao đối với pháp luật Nước tiếp nhận có miễn trừ cho người đó đối với pháp luật của Nước cử không?

Căn cứ theo khoản 4 Điều 31 Công ước Viên của Liên hợp quốc ngày 19/04/1961 về quan hệ ngoại giao quy định như sau:

1. Viên chức ngoại giao được hưởng quyền miễn trừ xét xử về hình sự của Nước tiếp nhận. Họ cũng được hưởng quyền miễn trừ xét xử về dân sự và hành chính, trừ những trường hợp sau:
a) Một vụ kiện về tài sản liên quan đến bất động sản tư nhân nằm trên lãnh thổ Nước tiếp nhận, nếu như viên chức ngoại giao sở hữu bất động sản đó không trên danh nghĩa Nước cử đi vì các mục đích của cơ quan đại diện.
b) Một vụ kiện liên quan đến việc thừa kế, trong đó viên chức ngoại giao đứng tên là người thực hiện di chúc, người bảo hộ, người thừa kế hoặc người thừa tự với tư cách cá nhân chứ không phải nhân danh Nước cử đi.
c) Một vụ kiện liên quan đến bất cứ hoạt động nghề nghiệp hoặc thương mại nào mà viên chức ngoại giao tiến hành ở Nước tiếp nhận ngoài phạm vi những chức năng chính thức của họ.
2. Viên chức ngoại giao không bắt buộc phải ra làm chứng.
3. Không được có bất cứ một biện pháp xử lý nào đối với viên chức ngoại giao, trừ những trường hợp nêu ở các điểm a, b và c trong Đoạn 1 của Điều này và việc xử lý đó cần được tiến hành sao cho không vi phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể hoặc nhà ở của họ.
4. Quyền được miễn trừ xét xử của một viên chức ngoại giao đối với pháp luật Nước tiếp nhận không miễn trừ cho người đó đối với pháp luật Nước cử đi.

Như vậy, quyền được miễn trừ xét xử của một viên chức ngoại giao đối với pháp luật Nước tiếp nhận không miễn trừ cho người đó đối với pháp luật Nước cử đi.

Quan hệ ngoại giao (Hình từ Internet)

Việc từ bỏ quyền miễn trừ xét xử trong một vị kiện về dân sự hoặc hành chính của viên chức lãnh sự có bao hàm cả việc từ bỏ quyền miễn trừ đối với những biện pháp thi hành án không?

Căn cứ theo khoản 4 Điều 32 Công ước Viên của Liên hợp quốc ngày 19/04/1961 về quan hệ ngoại giao quy định như sau:

1. Nước cử đi có thể từ bỏ quyền miễn trừ xét xử của các viên chức ngoại giao và của những người được quyền miễn trừ theo Điều 37.
2. Việc từ bỏ này bao giờ cũng phải rõ ràng.
3. Nếu một viên chức ngoại giao hay một người được hưởng quyền miễn trừ xét xử theo Điều 37 đứng ra phát đơn kiện, người đó sẽ không còn được quyền viện dẫn quyền miễn từ xét xử đối với mọi đơn phản kiện có liên quan trực tiếp đến đơn kiện trước.
4. Việc từ bỏ quyền miễn trừ xét xử trong một vị kiện về dân sự hoặc hành chính không được coi như bao hàm cả việc từ bỏ quyền miễn trừ đối với những biện pháp thi hành án. Về việc này cần phải có sự từ bỏ riêng.

Như vậy, việc từ bỏ quyền miễn trừ xét xử trong một vị kiện về dân sự hoặc hành chính của viên chức lãnh sự không được coi như bao hàm cả việc từ bỏ quyền miễn trừ đối với những biện pháp thi hành án. Về việc này cần phải có sự từ bỏ riêng.

Viên chức ngoại giao có quốc tịch Nước tiếp nhận có nơi cư trú thường xuyên ở Nước này thì có được hưởng quyền miễn trừ xét xử và quyền bất khả xâm phạm không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 38 Công ước Viên của Liên hợp quốc ngày 19/04/1961 về quan hệ ngoại giao quy định như sau:

1. Trừ phi được Nước tiếp nhận cho hưởng thêm các quyền ưu đãi và miễn trừ, viên chức ngoại giao có quốc tịch Nước tiếp nhận hoặc có nơi cư trú thường xuyên ở Nước này chỉ được hưởng quyền miễn trừ xét xử và quyền bất khả xâm phạm đối với những hành vi chính thức trong khi thi hành các chức năng của họ.
2. Những thành viên khác của cơ quan đại diện và những người phục vụ riêng là công dân Nước tiếp nhận hoặc có nơi cư trú thường xuyên ở nước đó chỉ được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ trong phạm vi được nước đó công nhận. Tuy nhiên, Nước tiếp nhận phải thi hành quyền xét xử của mình đối với những người này sao cho không cản trở quá đáng việc thực hiện các chức năng của cơ quan đại diện.

Theo đó, trừ phi được Nước tiếp nhận cho hưởng thêm các quyền ưu đãi và miễn trừ, viên chức ngoại giao có quốc tịch Nước tiếp nhận hoặc có nơi cư trú thường xuyên ở Nước này chỉ được hưởng quyền miễn trừ xét xử và quyền bất khả xâm phạm đối với những hành vi chính thức trong khi thi hành các chức năng của họ.

Viên chức ngoại giao
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Viên chức làm việc trong Đại sứ quán là viên chức ngoại giao hay viên chức lãnh sự? Viên chức ngoại giao được miễn thuế nhập khẩu không?
Pháp luật
Có kiểm tra hải quan đối với hành lý cá nhân của viên chức ngoại giao không? Nếu có thì trong trường hợp nào?
Những vụ kiện dân sự và hành chính nào mà viên chức ngoại giao không được hưởng quyền miễn trừ xét xử?
Những vụ kiện dân sự và hành chính nào mà viên chức ngoại giao không được hưởng quyền miễn trừ xét xử? Viên chức ngoại giao không được miễn loại thuế và lệ phí nào?
Pháp luật
Viên chức ngoại giao có quyền từ bỏ quyền miễn trừ của mình không? Người thân đi cùng viên chức ngoại giao có được hưởng quyền miễn trừ hay không?
Pháp luật
Viên chức ngoại giao chết thì thành viên trong gia đình sống cùng hộ với họ được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ đến khi nào?
Pháp luật
Nhà riêng của viên chức ngoại giao có được hưởng quyền bất khả xâm phạm và được bảo vệ như trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao không?
Pháp luật
Khi thành viên trong gia đình của viên chức ngoại giao không phải là công dân Nước tiếp nhận chết thì những động sản nào của họ được phép mang đi?
Pháp luật
Việc tuyển dụng hay cho thôi việc người phục vụ riêng của viên chức ngoại giao cư trú tại Nước tiếp nhận thì Nước cử có cần phải thông báo cho nước này không?
Pháp luật
Viên chức ngoại giao được hưởng những quyền ưu đãi và miễn trừ tại Nước tiếp nhận kể từ thời điểm nào?
Pháp luật
Viên chức ngoại giao có được tiến hành hoạt động thương mại nhằm mục đích kiếm lợi riêng tại Nước tiếp nhận không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Viên chức ngoại giao
4,080 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Viên chức ngoại giao
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào