Quy trình thử nghiệm tính năng bảo vệ bên ngoài cho xe ô tô con 9 chỗ ngồi như thế nào? Yêu cầu cần đạt được sau khi thử nghiệm là gì?

Cho tôi hỏi thiết bị thử nghiệm tính năng bảo vệ bên ngoài cho xe ô tô con 9 chỗ ngồi phải đáp ứng những điều kiện gì? Quy trình thử nghiệm tính năng bảo vệ bên ngoài cho xe ô tô con 9 chỗ ngồi như thế nào? Yêu cầu cần đạt được sau khi thử nghiệm là gì? Câu hỏi của anh H.H.T (An Giang).

Thiết bị thử nghiệm tính năng bảo vệ bên ngoài cho xe ô tô con 9 chỗ ngồi phải đáp ứng những điều kiện gì?

Thiết bị thử nghiệm tính năng bảo vệ bên ngoài cho xe ô tô con 9 chỗ ngồi được quy định tại tiểu mục 4.2 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7461:2005 (ISO 2958:1973) về Phương tiện giao thông đường bộ - Bảo vệ bên ngoài cho ô tô con như sau:

Điều kiện thử
...
4.2. Thiết bị thử
Tiến hành thử theo quy định trong điều 5 với thiết bị thử có đặc tính sau:
4.2.1. Bề mặt va chạm của thiết bị thử phải tuân theo Hình 1, mặt bao va chạm được làm bằng thép tôi cứng.
4.2.2. Với mặt phẳng thẳng đứng A, đường thẳng chuẩn được thể hiện trên Hình 1 phải nằm ngang và có cùng chiều cao với tâm va chạm của thiết bị thử.
4.2.3. Khối lượng va chạm của thiết bị thử phải bằng với khối lượng bản thân xe. Có thể sử dụng thiết bị thử có khối lượng khác nhau ở các vận tốc va chạm khác nhau với điều kiện chúng cho kết quả tương đương.
4.2.4. Tùy theo lựa chọn của nhà sản xuất, thiết bị thử có thể là:
a) một quả va với chiều dài cánh tay đòn từ tâm quay đến tâm va chạm không nhỏ hơn 3,3 m (đường thẳng chuẩn trùng với tâm va chạm). Mặt phẳng A của quả va phải luôn song song với trục quay của nó trong suốt quá trình thử;
b) một quả va được treo bằng giá hình bình hành, cung do điểm bất kỳ của đường thẳng chuẩn vẽ ra có bán kính cố định không nhỏ hơn 3,3 m. Mặt phẳng A của quả va phải luôn song song với trục quay của nó trong suốt quá trình thử;
c) một thanh va chuyển động trong mặt phẳng nằm ngang theo đường thẳng và không quay.

Theo đó, thiết bị thử nghiệm tính năng bảo vệ bên ngoài cho xe ô tô con 9 chỗ ngồi có những đặc tính sau:

- Bề mặt va chạm của thiết bị thử phải tuân theo Hình 1, mặt bao va chạm được làm bằng thép tôi cứng.

Hình 1

- Với mặt phẳng thẳng đứng A, đường thẳng chuẩn được thể hiện trên Hình 1 phải nằm ngang và có cùng chiều cao với tâm va chạm của thiết bị thử.

- Khối lượng va chạm của thiết bị thử phải bằng với khối lượng bản thân xe. Có thể sử dụng thiết bị thử có khối lượng khác nhau ở các vận tốc va chạm khác nhau với điều kiện chúng cho kết quả tương đương.

- Tùy theo lựa chọn của nhà sản xuất, thiết bị thử có thể là:

+ Một quả va với chiều dài cánh tay đòn từ tâm quay đến tâm va chạm không nhỏ hơn 3,3 m (đường thẳng chuẩn trùng với tâm va chạm). Mặt phẳng A của quả va phải luôn song song với trục quay của nó trong suốt quá trình thử;

+ Một quả va được treo bằng giá hình bình hành, cung do điểm bất kỳ của đường thẳng chuẩn vẽ ra có bán kính cố định không nhỏ hơn 3,3 m. Mặt phẳng A của quả va phải luôn song song với trục quay của nó trong suốt quá trình thử;

+ Một thanh va chuyển động trong mặt phẳng nằm ngang theo đường thẳng và không quay.

Quy trình thử nghiệm tính năng bảo vệ bên ngoài cho xe ô tô con 9 chổ ngồi như thế nào? Yêu cầu cần đạt được sau khi thử nghiệm là gì?

Thử nghiệm tính năng bảo vệ bên ngoài cho xe ô tô con 9 chổ ngồi (Hình từ Internet)

Quy trình thử nghiệm tính năng bảo vệ bên ngoài cho xe ô tô con 9 chỗ ngồi như thế nào?

Quy trình thử nghiệm tính năng bảo vệ bên ngoài cho ô tô con 9 chỗ ngồi được quy định tại Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7461:2005 (ISO 2958:1973) về Phương tiện giao thông đường bộ - Bảo vệ bên ngoài cho ô tô con như sau:

Xe được thử phải tuân theo các điều kiện đặt ra tại tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7461:2005 (ISO 2958:1973) về Phương tiện giao thông đường bộ - Bảo vệ bên ngoài cho ô tô con khi tiến hành thử theo quy định.

- Trong quá trình thử va chạm, va chạm đầu tiên của thiết bị thử với xe phải là va chạm của mặt bao va chạm lên cơ cấu bảo vệ.

Ngoài ra, trong hai điều kiện chất tải được quy định, cơ cấu bảo vệ ở giữa các góc xác định của xe trên thực tế phải cắt mặt phẳng nằm ngang chứa đường thẳng chuẩn ở chiều cao chuẩn 445 mm so với mặt đỗ xe.

- Thử va chạm dọc

Phép thử này bao gồm hai va chạm vào mặt trước và hai va chạm vào mặt sau xe. Trên mỗi mặt trước hoặc mặt sau xe có một va chạm ở điều kiện tự trọng và một ở điều kiện tải trọng thiết kế.

Đối với va chạm vào mặt trước và mặt sau xe, cho phép tùy chọn vị trí thiết bị thử cho va chạm đầu tiên. Nhưng với va chạm thứ hai, mặt phẳng trung tuyến dọc của thiết bị thử phải ở khoảng cách tối thiểu 300 mm so với vị trí của nó trong va chạm đầu tiên với điều kiện là trong quá trình va chạm, vị trí giới hạn của thiết bị thử không vượt ra ngoài vùng được xác định bởi hai mặt phẳng song song với mặt phẳng trung tuyến dọc và đi qua các góc của xe.

+ Đặt thiết bị thử theo chỉ dẫn trên Hình 1 bảo đảm mặt phẳng A thẳng đứng và đường thẳng chuẩn nằm ngang ở chiều cao chuẩn 445 mm.

+ Chỉnh thẳng xe để một điểm nằm giữa các góc xe chạm vào nhưng không làm dịch chuyển thiết bị thử, mặt phẳng trung tuyến dọc của xe phải vuông góc với mặt phẳng A của thiết bị thử.

+ Va chạm vào xe ở vận tốc 4 km/h.

- Thử va chạm góc

Phép thử này gồm một va chạm vào một góc trước và một va chạm vào một góc sau của xe ở điều kiện tự trọng, một va chạm vào góc trước còn lại và một va chạm vào góc sau còn lại với xe ở điều kiện tải trọng thiết kế.

+ Đặt thiết bị thử theo chỉ dẫn trên Hình 1 bảo đảm mặt phẳng A thẳng đứng và đường thẳng chuẩn nằm ngang ở độ cao chuẩn 445 mm.

+ Chỉnh thẳng xe để góc của xe chạm vào nhưng không làm dịch chuyển thiết bị thử. Ngoài ra, phải đáp ứng các điều kiện sau:

++ Mặt phẳng A của thiết bị thử tạo thành góc 60o ± 5o so với mặt phẳng trung tuyến dọc của xe;

++ Điểm va chạm đầu tiên phải ở trong mặt phẳng trung tuyến của thiết bị thử (trong phạm vi dung sai ± 25 mm).

+ Va chạm vào xe ở vận tốc 2,5 km/h.

Yêu cầu cần đạt được sau mỗi lần thử nghiệm tính năng bảo vệ bên ngoài cho xe ô tô con 9 chỗ ngồi là gì?

Yêu cầu cần đạt được sau mỗi lần thử nghiệm tính năng bảo vệ bên ngoài cho xe ô tô con 9 chỗ ngồi được quy định tại Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7461:2005 (ISO 2958:1973) về Phương tiện giao thông đường bộ - Bảo vệ bên ngoài cho ô tô con như sau:

- Nếu khó khăn trong việc điều chỉnh thiết bị chiếu sáng do nhà sản xuất lắp trên xe, cho phép thay đổi cách điều chỉnh để đạt được tính năng kỹ thuật theo yêu cầu nhưng phải được thực hiện bằng dụng cụ thông thường.

Thiết bị tín hiệu không kể đèn soi biển số tiếp tục hoạt động bình thường và vẫn quan sát được.

Bóng đèn có thể được thay thế trong trường hợp sợi đốt bị cháy.

- Nắp khoang động cơ, khoang chứa hàng và cửa xe đóng, mở được bình thường.

- Hệ thống nhiên liệu và làm mát trên xe không bị rò rỉ hoặc tắc nghẽn cản trở sự hoạt động bình thường của hệ thống. Bộ phận làm kín và nắp đậy của các hệ thống này hoạt động bình thường.

- Hệ thống dẫn khí thải của xe không bị hư hỏng hoặc dịch chuyển tới mức cản trở sự hoạt động bình thường của xe.

- Hệ thống truyền lực, treo, lái và phanh vẫn trong giới hạn điều chỉnh được và hoạt động bình thường.

Phương tiện giao thông đường bộ
Tiêu chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam TCVN 8220:2009 yêu cầu về việc lấy mẫu trong phương pháp xác định độ dày danh định của vải địa kỹ thuật dạng dệt, dạng không dệt?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-2:2019 về Bệnh hoại tử thần kinh ở cá biển có triệu chứng lâm sàng ra sao?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12237-1:2018 (IEC 61558-1:2017) yêu cầu gì về An toàn của máy biến áp, cuộn kháng, bộ cấp nguồn và các kết hợp của chúng?
Pháp luật
Kính cường lực là gì? Kính cường lực lắp đặt tại các cửa hàng, địa điểm kinh doanh phải đáp ứng những yêu cầu kỹ thuật nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13879:2023 về Hệ thống thông tin duyên hải Việt Nam quy định tiêu chí phân loại thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7788 : 2007 quy định về thuốc thử trong việc xác định hàm lượng thiếc trong thực phẩm đóng hộp bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13550-1:2022 (ISO 25649-1:2017) về Thiết bị giải trí phao nổi sử dụng trên và trong nước có yêu cầu chung thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13755-1:2023 (IEC TS 62840-1:2016) về Hệ thống hoán đổi ắc quy xe điện Phần 1 thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6689:2021 (ISO 13688:2013 with AMD 1:2019) về Quần áo bảo vệ - Yêu cầu chung ra sao?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13456:2022 về Phòng cháy chữa cháy yêu cầu thiết kế, lắp đặt chiếu sáng sự cố ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phương tiện giao thông đường bộ
274 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phương tiện giao thông đường bộ Tiêu chuẩn Việt Nam
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: