Quy trình khảo sát địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân nhằm mục đích gì? Sau khi khảo sát cần tiến hành thí nghiệm địa vật lý hay địa kỹ thuật?
TCVN 9643:2013 về An toàn hạt nhân có phạm vi áp dụng như thế nào?
Theo Mục 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9643:2013 về An toàn hạt nhân - Các vấn đề địa kỹ thuật trong đánh giá địa điểm và nền móng của nhà máy điện hạt nhân thì tiêu chuẩn này áp dụng cho các cơ quan chịu trách nhiệm đối với công tác đánh giá địa kỹ thuật tại địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân (NMĐHN).
Ngoài ra, Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9643:2013 cũng sẽ áp dụng đối với chủ đầu tư, tư vấn và các cơ quan, tổ chức có liên quan tới dự án nhà máy điện hạt nhân.
Quy trình khảo sát địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân nhằm mục đích gì? Sau khi khảo sát cần tiến hành thí nghiệm địa vật lý hay địa kỹ thuật? (Hình từ Internet)
Quy trình khảo sát địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân nhằm mục đích gì?
Theo tiết 3.1.1 tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9643:2013 về An toàn hạt nhân - Các vấn đề địa kỹ thuật trong đánh giá địa điểm và nền móng của nhà máy điện hạt nhân thì quy trình khảo sát địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân đóng vai trò rất quan trọng trong các giai đoạn của quá trình đánh giá địa điểm.
Mục đích của quá trình khảo sát này là cung cấp thông tin hoặc dữ liệu cơ bản để xác định tính chất và tính phù hợp của vật liệu lớp dưới bề mặt tại địa điểm.
Trong mỗi giai đoạn đánh giá địa điểm, chương trình khảo sát cần cung cấp dữ liệu để xác định đặc điểm của lớp dưới bề mặt.
Mức độ chi tiết của việc khảo sát lớp dưới bề mặt thay đổi theo từng giai đoạn khác nhau. Tổ chức tiến hành khảo sát phải luận cứ về yêu cầu đối với mức độ chi tiết phục vụ cho việc đánh giá địa điểm.
Các giai đoạn của quá trình đánh giá địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân:
Chương trình khảo sát phải được thực hiện phù hợp với mục đích của mỗi giai đoạn đánh giá địa điểm.
Đánh giá địa điểm nhà máy điện hạt nhân ở giai đoạn lập hồ sơ xin phê duyệt địa điểm bao gồm các giai đoạn sau đây:
- Giai đoạn lựa chọn địa điểm:
Lựa chọn một hoặc một số địa điểm trên cơ sở khảo sát một khu vực rộng lớn, loại bỏ các địa điểm không thích hợp, sàng lọc so sánh các địa điểm còn lại;
- Giai đoạn đánh giá theo tiêu chí loại trừ:
Đánh giá các địa điểm được lựa chọn ở giai đoạn lựa chọn địa điểm theo tiêu chí loại trừ;
- Giai đoạn xác định đặc điểm của địa điểm:
Xác định các đặc điểm của địa điểm không vi phạm các tiêu chí loại trừ, phục vụ cho mục đích phân tích và thiết kế chi tiết.
Việc đánh giá địa điểm nhà máy điện hạt nhân còn được thực hiện ở giai đoạn xây dựng và vận hành nhà máy.
Dữ liệu cần thiết trong đánh giá địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân:
Xác định dữ liệu cần thiết cho mỗi giai đoạn đánh giá địa điểm, xây dựng chương trình khảo sát phù hợp.
Dữ liệu cần thiết về địa chất và kỹ thuật liên quan để sử dụng trong đánh giá hoặc phân tích an toàn bao gồm các loại sau đây:
- Dữ liệu địa chất (cấu trúc và địa tầng);
- Mô tả phân bố và tính chất của vật liệu lớp dưới bề mặt;
- Đặc điểm của các lớp đất đá;
- Dữ liệu và nước ngầm (chế độ nước, vị trí và đặc điểm của các phân vị thủy văn, tính chất hóa lý của nước).
Kết quả khảo sát phải được tư liệu hóa, chỉ rõ các điều kiện cụ thể của địa điểm (đất hoặc đá), giai đoạn đánh giá địa điểm và công tác phân tích xác minh cần thiết.
Các phương pháp khảo sát bao gồm sử dụng tài liệu hiện có, tài liệu lịch sử, thăm dò địa vật lý và địa kỹ thuật tại hiện trường và kiểm tra trong phòng thí nghiệm được áp dụng với mức độ khác nhau trong các giai đoạn đánh giá địa điểm.
Nên tiến hành thí nghiệm địa vật lý hay địa kỹ thuật sau khi hoàn thành khảo sát địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân?
Theo tiết 3.2.3 tiểu mục 3.2 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9643:2013 về An toàn hạt nhân - Các vấn đề địa kỹ thuật trong đánh giá địa điểm và nền móng của nhà máy điện hạt nhân thì tùy thuộc vào phạm vi khảo sát mà xác định việc tiến hành thí nghiệm địa vật lý hay địa kỹ thuật hoặc cả hai.
(1) Thí nghiệm địa vật lý
Có thể thu được thông tin và dữ liệu bằng cách phân tích ngược kết quả thí nghiệm địa vật lý. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng được đối với biến dạng đàn hồi.
Thí nghiệm địa vật lý thông thường bao trùm một phạm vi rộng lớn (theo chiều sâu và diện tích bề mặt) và chỉ cung cấp các thông số sơ bộ (về chiều dày và tính chất cơ học của các lớp đất) phục vụ cho mục đích đánh giá địa điểm.
Tùy theo đặc điểm của vật liệu lớp dưới bề mặt, cần áp dụng các kỹ thuật khảo sát được hướng dẫn tại Bảng 1 dưới đây.
Bảng 1 - Khảo sát địa vật lý đối với mẫu đất và đá
(2) Thí nghiệm địa kỹ thuật
Sử dụng phương pháp địa kỹ thuật tại khu vực gần địa điểm tới độ sâu ít nhất bằng đường kính nền móng tòa nhà lò phản ứng, bao gồm khoan và khảo sát trực tiếp từ mặt đất. Tùy theo điều kiện lớp dưới bề mặt, cần tiến hành các thí nghiệm thích hợp được hướng dẫn tại Bảng 2 dưới đây.
Bảng 2 - Khảo sát địa kỹ thuật đối với mẫu đất và đá
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?