Quy trình hoàn thành công trình khẩn cấp khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông đường bộ bước 1 được thực hiện thế nào?
- Khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông đường bộ bước 1 là hoạt động như thế nào?
- Có bao nhiêu hạng mục trong hoạt động thi công khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông đường bộ bước 1?
- Quy trình hoàn thành công trình khẩn cấp khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông đường bộ bước 1 được thực hiện thế nào?
Khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông đường bộ bước 1 là hoạt động như thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 03/2019/TT-BGTVT có quy định về khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông bước 1, cụ thể như sau:
Khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông bước 1 là hoạt động sửa chữa, khôi phục hư hỏng công trình đường bộ, được thực hiện ngay sau khi thiên tai suy yếu hoặc thời tiết trở lại bình thường, với mục tiêu sửa chữa hư hỏng của kết cấu hạ tầng giao thông nhằm khôi phục nhanh nhất hoạt động giao thông thông suốt, an toàn.
Theo phạm vi quản lý và trên cơ sở phương châm bốn tại chỗ, hoạt động này là trách nhiệm của nhà thầu quản lý, bảo dưỡng thường xuyên, vận hành khai thác công trình đường bộ (đối với đường bộ đang khai thác), nhà thầu thi công dự án (đối với dự án, công trình đang thi công, đang trong thời gian bảo hành);
Trường hợp vượt quá khả năng, phải kịp thời báo cáo Cơ quan quản lý đường bộ, Ban Quản lý dự án, Doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình đường bộ để có biện pháp xử lý và chỉ đạo phù hợp.
Khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông đường bộ bước 1 (Hình từ Internet)
Có bao nhiêu hạng mục trong hoạt động thi công khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông đường bộ bước 1?
Tại Điều 13 Thông tư 03/2019/TT-BGTVT được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Thông tư 43/2021/TT-BGTVT có nêu 04 hạng mục thi công khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông bước 1 sau đây:
1. Khắc phục, xử lý ùn tắc giao thông.
2. Các trường hợp hư hỏng, thiệt hại nhỏ và vừa
3. Các trường hợp hư hỏng, thiệt hại lớn
4. Các trường hợp hư hỏng, thiệt hại rất lớn, kỹ thuật phức tạp.
Quy trình hoàn thành công trình khẩn cấp khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông đường bộ bước 1 được thực hiện thế nào?
Theo Điều 14 Thông tư 03/2019/TT-BGTVT được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Thông tư 43/2021/TT-BGTVT có quy định về quy trình hoàn thành công trình khẩn cấp khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông bước 1 theo các bước sau đây:
Bước 1. Tổ chức lập, soát xét Hồ sơ hoàn thành công trình khẩn cấp khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông bước 1
- Cục Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải đối với quốc lộ được giao quản lý;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định đối với hệ thống đường bộ địa phương;
- Doanh nghiệp được nhà nước giao đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác công trình đường bộ đối với công trình đường bộ được giao quản lý;
- Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành thi công trên hiện trường, các cơ quan quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản này có trách nhiệm trình Hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này để thẩm định, phê duyệt.
Bước 2. Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt Hồ sơ hoàn thành công trình khẩn cấp khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông bước 1
- Tổng cục Đường bộ Việt Nam đối với hệ thống quốc lộ;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định đối với hệ thống đường địa phương;
- Người đứng đầu Cơ quan Trung ương Đại diện chủ sở hữu quyết định đối với công trình đường bộ do Doanh nghiệp được nhà nước giao đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác công trình đường bộ quản lý;
- Thời gian thẩm định hồ sơ và thông báo kết quả là 30 ngày, kể từ ngày cơ quan thẩm định nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Bước 3. Hồ sơ công trình khẩn cấp khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông bước 1 bao gồm:
- Tờ trình của Cơ quan lập Hồ sơ;
- Thuyết minh phương án khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông;
- Các quyết định công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai, Lệnh xây dựng công trình khẩn cấp, công điện (nếu có), lệnh điều động, văn bản chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến việc khắc phục hậu quả thiên tai đối với thiệt hại, hư hỏng trình trong Hồ sơ;
- Báo cáo ban đầu của Cơ quan lập Hồ sơ, cơ quan, đơn vị khác có liên quan về tình hình thiệt hại do thiên tai gây ra, kèm theo ảnh chụp;
- Bản vẽ hoàn công; Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng giữa chủ đầu tư, nhà thầu và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, kèm theo bản kê chi tiết;
- Dự toán kinh phí cho công trình khẩn cấp khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông bước 1 đã thực hiện, kèm các bản thuyết minh tính toán chi tiết;
- Biên bản xác minh thiệt hại lập tại hiện trường với Ban Chỉ huy PCTT&TKCN cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi xảy ra thiệt hại;
- Các bản vẽ kỹ thuật thi công thể hiện khối lượng, kết cấu công trình tạm (áp dụng đối với trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 13 Thông tư này);
- Nhật ký thi công xây dựng công trình và các hình ảnh ghi nhận quá trình thi công xây dựng công trình, bảng chấm công trực điều tiết, phân luồng bảo đảm giao thông.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025, xe khách không thực hiện đúng về giá cước, giá dịch vụ niêm yết bị phạt bao nhiêu tiền?
- 'Tam giác vàng' là gì? Buôn bán thuốc phiện tại Việt Nam thì hình phạt nặng nhất là gì? Nhẹ nhất là gì?
- Tổng biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức hành chính Nhà nước tỉnh Kon Tum là bao nhiêu? Tải về phụ lục?
- Tải mẫu hợp đồng thuê xe cá nhân trong Tết Âm lịch năm Ất Tỵ mới nhất? Giá thuê xe được xác định thế nào?
- Tinh gọn bộ máy cấp huyện: Thay thế những người kém năng lực không hoàn thành nhiệm vụ theo Nghị quyết 18?