Quy trình bổ nhiệm cán bộ cấp xã hiện nay ra sao? Đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân có được bầu theo đơn vị bầu cử không?
Quy trình bổ nhiệm cán bộ cấp xã thực hiện như thế nào?
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 như sau:
[...]
3. Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.”
Theo đó, cán bộ cấp xã được xác định là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực HĐND, UBND, Bí thư, Phó Bí thư, Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội.
Bên cạnh đó quy định tại Điều 23 Luật Cán bộ, công chức 2008 như sau:
"Việc bầu cử, bổ nhiệm chức vụ, chức danh cán bộ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội được thực hiện theo quy định của điều lệ, pháp luật có liên quan. "
Tuy nhiên, sau quá trình rà soát hệ thống văn bản trên Thư Viện Pháp Luật và hệ thống văn bản tại các nguồn chính thống thì hiện nay Thư Viện Pháp Luật chưa cập nhật được văn bản của cơ quan đảng ghi nhận về quy trình bầu cử, bổ nhiệm chức vụ, chức danh cán bộ cấp xã nên chưa thể hỗ trợ Anh nội dung này được. Rất mong Anh thông cảm.
Dự kiến cơ cấu, thành phần và phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân
Căn cứ Điều 9 Luật Bầu cử đại biểu Quốc Hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 như sau:
"Căn cứ vào số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu ở mỗi đơn vị hành chính theo quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương, sau khi thống nhất ý kiến với Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ủy ban nhân dân cùng cấp, chậm nhất là 105 ngày trước ngày bầu cử:
1. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), Thường trực Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện) dự kiến cơ cấu, thành phần, phân bổ số lượng người của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước ở cấp mình và các đơn vị hành chính cấp dưới, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế trên địa bàn được giới thiệu để ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, trong đó bảo đảm có ít nhất ba mươi lăm phần trăm tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân là phụ nữ; số lượng người ứng cử là người dân tộc thiểu số được xác định phù hợp với tình hình cụ thể của từng địa phương;
2. Thường trực Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) dự kiến cơ cấu, thành phần, phân bổ số lượng người của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước ở cấp mình và thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc (sau đây gọi chung là thôn), tổ dân phố, khu phố, khóm (sau đây gọi chung là tổ dân phố), đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế trên địa bàn được giới thiệu để ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã, trong đó bảo đảm có ít nhất ba mươi lăm phần trăm tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân là phụ nữ; số lượng người ứng cử là người dân tộc thiểu số được xác định phù hợp với tình hình cụ thể của từng địa phương;
3. Dự kiến cơ cấu, thành phần và phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân của Thường trực Hội đồng nhân dân ở mỗi cấp được gửi đến Hội đồng bầu cử quốc gia, Thường trực Hội đồng nhân dân cấp trên trực tiếp, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ủy ban bầu cử cùng cấp."
Bổ nhiệm cán bộ xã
Đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân có được bầu theo đơn vị bầu cử không?
Căn cứ Điều 10 Luật Bầu cử đại biểu Quốc Hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 như sau:
"1. Đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu theo đơn vị bầu cử.
2. Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được chia thành các đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội.
Số đơn vị bầu cử, danh sách các đơn vị bầu cử và số lượng đại biểu Quốc hội được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử được tính căn cứ theo số dân, do Hội đồng bầu cử quốc gia ấn định theo đề nghị của Ủy ban bầu cử ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và được công bố chậm nhất là 80 ngày trước ngày bầu cử.
3. Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được chia thành các đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương được chia thành các đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện. Xã, phường, thị trấn được chia thành các đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã.
Số đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, danh sách các đơn vị bầu cử và số lượng đại biểu được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử do Ủy ban bầu cử ở cấp đó ấn định theo đề nghị của Ủy ban nhân dân cùng cấp và được công bố chậm nhất là 80 ngày trước ngày bầu cử.
4. Mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội được bầu không quá ba đại biểu. Mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu không quá năm đại biểu."
Như vậy, theo quy định trên thì Đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu theo đơn vị bầu cử.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?