Ủy ban bầu cử ở các cấp có nhiệm vụ trình Hội đồng nhân dân khóa mới báo cáo tổng kết cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân hay không?
Việc bầu cử được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 1 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
Ủy ban bầu cử ở tỉnh có các nhiệm vụ, quyền hạn gì trong việc bầu cử đại biểu Quốc hội?
Căn cứ khoản 1 Điều 23 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định trong việc bầu cử đại biểu Quốc hội, Ủy ban bầu cử ở tỉnh có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Chỉ đạo việc chuẩn bị và tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội ở các đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; kiểm tra, đôn đốc việc thi hành pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội của Ban bầu cử đại biểu Quốc hội, Tổ bầu cử;
- Chỉ đạo thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền và vận động bầu cử đại biểu Quốc hội ở địa phương;
- Chỉ đạo thực hiện công tác bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội ở địa phương;
- Nhận và xem xét hồ sơ của người được tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế ở địa phương giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội và hồ sơ của người tự ứng cử đại biểu Quốc hội tại địa phương; gửi danh sách trích ngang lý lịch, bản sao tiểu sử tóm tắt và bản kê khai tài sản, thu nhập của những người được giới thiệu ứng cử và những người tự ứng cử đại biểu Quốc hội đến Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh để tiến hành hiệp thương; gửi hồ sơ và danh sách người ứng cử đại biểu Quốc hội tại địa phương đến Hội đồng bầu cử quốc gia;
- Lập danh sách những người ứng cử đại biểu Quốc hội theo đơn vị bầu cử và báo cáo để Hội đồng bầu cử quốc gia quyết định;
- Chỉ đạo, kiểm tra việc lập và niêm yết danh sách cử tri;
- Nhận tài liệu, phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội từ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và phân phối cho các Ban bầu cử đại biểu Quốc hội chậm nhất là 25 ngày trước ngày bầu cử;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc thực hiện công tác bầu cử đại biểu Quốc hội của Ban bầu cử đại biểu Quốc hội, Tổ bầu cử; khiếu nại, tố cáo về bầu cử đại biểu Quốc hội do Ban bầu cử đại biểu Quốc hội, Tổ bầu cử chuyển đến; khiếu nại, tố cáo về người ứng cử đại biểu Quốc hội;
- Nhận và kiểm tra biên bản xác định kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội của các Ban bầu cử đại biểu Quốc hội; lập biên bản xác định kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội ở địa phương;
- Báo cáo tình hình tổ chức và tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội theo yêu cầu của Hội đồng bầu cử quốc gia;
- Chuyển hồ sơ, biên bản xác định kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội đến Hội đồng bầu cử quốc gia;
- Tổ chức việc bầu cử thêm, bầu cử lại đại biểu Quốc hội theo quyết định của Hội đồng bầu cử quốc gia.
Như vậy, trong việc bầu cử đại biểu Quốc hội, Ủy ban bầu cử ở tỉnh có các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định nêu trên.
Bầu cử
Ủy ban bầu cử ở các cấp có các nhiệm vụ, quyền hạn gì trong việc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân?
Căn cứ khoản 2 Điều 23 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định trong việc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, Ủy ban bầu cử ở các cấp có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Chỉ đạo việc tổ chức bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình ở địa phương; kiểm tra, đôn đốc việc thi hành pháp luật về bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân;
- Quản lý và phân bổ kinh phí tổ chức bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở cấp mình;
- Chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền và vận động bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở địa phương;
- Chỉ đạo thực hiện công tác bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở địa phương;
- Ấn định và công bố số đơn vị bầu cử, danh sách các đơn vị bầu cử và số lượng đại biểu được bầu của mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở cấp mình;
- Nhận và xem xét hồ sơ của những người được tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội; đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế, thôn, tổ dân phố ở địa phương giới thiệu ứng cử và những người tự ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình; gửi danh sách trích ngang lý lịch, bản sao tiểu sử tóm tắt và bản kê khai tài sản, thu nhập của người được giới thiệu ứng cử và người tự ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân đến Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp để tiến hành hiệp thương;
- Lập và công bố danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình theo từng đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân; xóa tên người ứng cử trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình;
- Nhận tài liệu, phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân từ Ủy ban nhân dân cùng cấp và phân phối cho các Ban bầu cử chậm nhất là 25 ngày trước ngày bầu cử;
- Nhận và kiểm tra biên bản xác định kết quả bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình ở từng đơn vị bầu cử do các Ban bầu cử gửi đến; lập biên bản tổng kết cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân của cấp mình;
- Chỉ đạo việc bầu cử thêm, bầu cử lại đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định tại các điều 79, 80, 81 và 82 của Luật này;
- Xác nhận và công bố kết quả bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân; xác nhận tư cách của người trúng cử đại biểu Hội đồng nhân dân;
- Trình Hội đồng nhân dân khóa mới báo cáo tổng kết cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân và kết quả xác nhận tư cách đại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp được bầu;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc thực hiện công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân của Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình, Tổ bầu cử; khiếu nại, tố cáo về bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình do Ban bầu cử, Tổ bầu cử chuyển đến; khiếu nại, tố cáo về người ứng cử, việc lập danh sách người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình;
- Bàn giao các biên bản tổng kết và hồ sơ, tài liệu về cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cho Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp khóa mới.
Như vậy, trong việc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, Ủy ban bầu cử ở các cấp có các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định nêu trên. Theo đó, Ủy ban bầu cử ở các cấp có các nhiệm vụ trình Hội đồng nhân dân khóa mới báo cáo tổng kết cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân và kết quả xác nhận tư cách đại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp được bầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?