Quỹ Tình thương Việt chịu sự quản lý nhà nước của cơ quan nào? Cơ cấu tổ chức của Quỹ gồm những cơ quan nào?
Quỹ Tình thương Việt chịu sự quản lý nhà nước của cơ quan nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 3 Điều lệ Quỹ Tình thương Việt ban hành kèm theo Quyết định 1916/QĐ-BNV năm 2011 quy định về địa vị pháp lý và trụ sở của Quỹ như sau:
Nguyên tắc, phạm vi hoạt động, địa vị pháp lý và trụ sở của Quỹ
1. Quỹ hoạt động theo nguyên tắc:
a) Không vì mục đích lợi nhuận;
b) Tự nguyện, tự tạo vốn, tự trang trải và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật bằng tài sản của Quỹ;
c) Quỹ hoạt động theo Điều lệ của Quỹ được Bộ trưởng Bộ Nội vụ công nhận, tuân thủ pháp luật, chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các bộ, ngành liên quan về lĩnh vực Quỹ hoạt động.
3. Quỹ có phạm vi hoạt động toàn quốc.
4. Quỹ có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản nội tệ và ngoại tệ tại ngân hàng và biểu tượng riêng.
5. Trụ sở chính của Quỹ đặt tại: Số 235 Võ Thị Sáu, Phường 7, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 08 62910616 Fax: 08 62914413
Email: Eduheavn@gmail.com
Theo đó, Quỹ Tình thương Việt chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các bộ, ngành liên quan về lĩnh vực Quỹ hoạt động.
Quỹ Tình thương Việt (Hình từ Internet)
Chức năng của Quỹ Tình thương Việt là gì?
Theo quy định tại Điều 5 Điều lệ Quỹ Tình thương Việt ban hành kèm theo Quyết định 1916/QĐ-BNV năm 2011 về chức năng của Quỹ như sau:
Chức năng của Quỹ
1. Sử dụng nguồn vốn ban đầu do các sáng lập viên thành lập Quỹ đóng góp và các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ để tiến hành các hoạt động hỗ trợ vật chất, tài chính trong các lĩnh vực sau:
a) Giáo dục: Thực hiện các chương trình cấp học bổng, tài trợ đồ dùng học tập cho các học sinh, sinh viên nghèo; hỗ trợ các em có năng khiếu, tài năng nhằm phát triển nguồn nhân lực; tài trợ xây mới, sửa chữa, nâng cấp trường lớp; trang bị, bổ sung trang thiết bị giảng dạy; phối hợp thực hiện các chương trình, dự án tài trợ của các tổ chức xã hội, từ thiện khác phù hợp với các mục tiêu hoạt động của Quỹ.
b) Y tế: Tài trợ xây dựng cơ sở vật chất và cung cấp các thiết bị y tế cho các bệnh viện, trung tâm y tế và trạm xá ở các vùng còn nhiều khó khăn; tài trợ các chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng phù hợp với mục tiêu của Quỹ.
2. Tài trợ theo sự ủy quyền của các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế, thực hiện các dự án tài trợ có địa chỉ trên cơ sở phù hợp với tôn chỉ mục đích của Quỹ và theo đúng quy định của pháp luật.
3. Đoàn kết, khuyến khích những người có tâm huyết, thiện tâm, hướng thiện trong và ngoài nước, có nguyện vọng đóng góp công sức vào sự nghiệp phát triển giáo dục và y tế của Việt Nam.
Theo đó, Quỹ Tình thương Việt có những chức năng được quy định tại Điều 5 nêu trên.
Quỹ Tình thương Việt có những nhiệm vụ nào?
Theo Điều 6 Điều lệ Quỹ Tình thương Việt ban hành kèm theo Quyết định 1916/QĐ-BNV năm 2011 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Quỹ như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Quỹ
1. Xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động nhằm mục đích hỗ trợ vật chất, tài chính trong các lĩnh vực giáo dục, y tế và tài trợ cho các chương trình, dự án nhằm mục đích phát triển giáo dục và y tế Việt Nam;
2. Vận động quyên góp, vận động tài trợ cho Quỹ; tiếp nhận tài sản hợp pháp do các cá nhân, tổ chức tài trợ trong và ngoài nước theo đúng tôn chỉ, mục đích của Quỹ và theo quy định của pháp luật.
3. Đối với vận động cứu trợ khẩn cấp, số tiền ủng hộ các địa phương do Quỹ vận động đóng góp, vận động tài trợ, Quỹ có trách nhiệm quản lý, phân phối và báo cáo với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và nhà tài trợ theo hướng dẫn của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
4. Thực hiện các hoạt động một cách công khai, minh bạch, có chương trình hoạt động hàng quý, hàng năm.
5. Hợp tác với các cơ quan, trường học, các trung tâm giáo dục các tỉnh, các cơ sở dạy nghề, hướng nghiệp, các hội, các tổ chức phi chính phủ cũng như các tổ chức khác theo quy định của pháp luật và phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Quỹ.
6. Phối hợp hợp tác với các bệnh viện, trung tâm y tế và trạm xá ở các vùng còn nhiều khó khăn để thực hiện tài trợ các chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng phù hợp với mục tiêu của Quỹ.
7. Tổ chức các dịch vụ và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật để bảo tồn và tăng trưởng tài sản Quỹ.
8. Sử dụng tài sản, tài chính theo đúng tôn chỉ, mục đích của Quỹ và thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán, thống kê theo quy định của pháp luật.
9. Thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Quỹ Tình thương Việt có những nhiệm vụ được quy định tại Điều 6 nêu trên.
Cơ cấu tổ chức của Quỹ Tình thương Việt gồm những cơ quan nào?
Theo quy định tại Điều 8 Điều lệ Quỹ Tình thương Việt ban hành kèm theo Quyết định 1916/QĐ-BNV năm 2011 thì cơ cấu tổ chức của Quỹ Tình thương Việt gồm những cơ quan sau:
+ Hội đồng quản lý Quỹ.
+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Quỹ.
+ Ban Kiểm soát.
+ Giám đốc, Phó Giám đốc Quỹ và các bộ phận chuyên trách.
+ Các văn phòng đại diện - chi nhánh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thể lệ cuộc thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 thế nào?
- Có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một thửa đất ở bị thu hồi được giao thêm đất theo Luật Đất đai mới đúng không?
- Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư có cung cấp các dịch vụ bảo vệ không? Ai có trách nhiệm quản lý vận hành nhà chung cư?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?