Quỹ dự phòng tài chính của Ngân hàng phát triển Việt Nam được dùng để làm gì? Quỹ dự phòng tài chính có phải là vốn tự có của Ngân hàng không?
Quỹ dự phòng tài chính của Ngân hàng phát triển Việt Nam được dùng để làm gì?
Quỹ dự phòng tài chính của Ngân hàng phát triển Việt Nam được quy định tại khoản 3 Điều 27 Nghị định 46/2021/NĐ-CP như sau:
Quản lý và sử dụng các quỹ
...
2. Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ được dùng để bổ sung vốn điều lệ.
3. Quỹ dự phòng tài chính được dùng để:
a) Bù đắp phần còn lại của những tổn thất, thiệt hại về tài sản xảy ra trong quá trình hoạt động sau khi đã được bù đắp bằng tiền bồi thường của các tổ chức, cá nhân gây ra tổn thất, của tổ chức bảo hiểm và sử dụng dự phòng trích lập trong chi phí;
b) Sử dụng cho các mục đích khác theo quy định của pháp luật;
c) Hội đồng quản trị Ngân hàng Phát triển quyết định việc sử dụng quỹ dự phòng tài chính.
4. Quỹ đầu tư phát triển được dùng để:
a) Đầu tư mở rộng quy mô hoạt động và đổi mới công nghệ trang thiết bị, điều kiện làm việc của Ngân hàng Phát triển và bổ sung vốn điều lệ cho Ngân hàng Phát triển;
b) Hội đồng quản trị Ngân hàng Phát triển quyết định việc sử dụng quỹ đầu tư phát triển; quyết định hình thức và biện pháp đầu tư phù hợp với quy định áp dụng đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
...
Như vậy, theo quy định, Quỹ dự phòng tài chính của Ngân hàng phát triển Việt Nam được dùng để:
- Bù đắp phần còn lại của những tổn thất, thiệt hại về tài sản xảy ra trong quá trình hoạt động sau khi đã được bù đắp bằng tiền bồi thường của các tổ chức, cá nhân gây ra tổn thất, của tổ chức bảo hiểm và sử dụng dự phòng trích lập trong chi phí;
- Sử dụng cho các mục đích khác theo quy định của pháp luật.
Quỹ dự phòng tài chính của Ngân hàng phát triển Việt Nam được dùng để làm gì? (Hình từ Internet)
Quỹ dự phòng tài chính có phải là vốn tự có của Ngân hàng phát triển Việt Nam không?
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Nghị định 46/2021/NĐ-CP quy định về vốn tự có của Ngân hàng phát triển Việt Nam như sau:
Vốn tự có
Vốn tự có được xác định và tính toán từ số liệu trong báo cáo tài chính riêng lẻ, bao gồm:
1. Vốn điều lệ.
2. Các quỹ:
a) Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ;
b) Quỹ đầu tư phát triển;
c) Quỹ dự phòng tài chính.
3. Chênh lệch dương do đánh giá lại tài sản (bao gồm tài sản cố định, các khoản góp vốn đầu tư dài hạn).
4. Chênh lệch thu chi dương chưa phân phối lũy kế.
5. Các khoản phải giảm trừ khi xác định vốn tự có gồm:
a) Vốn góp vào công ty con, công ty liên kết theo quy định của pháp luật;
b) Chênh lệch thu chi âm lũy kế;
c) Chênh lệch âm do đánh giá lại tài sản.
Đông thời, căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 46/2021/NĐ-CP quy định về vốn chủ sở hữu của Ngân hàng Phát triển:
Vốn hoạt động của Ngân hàng Phát triển
1. Vốn chủ sở hữu:
...
Việc thay đổi mức vốn điều lệ do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề nghị của Ngân hàng Phát triển và ý kiến của Bộ Tài chính, đảm bảo phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ và tỷ lệ bảo đảm an toàn vốn của Ngân hàng Phát triển trong từng thời kỳ;
b) Vốn đầu tư xây dựng cơ bản do ngân sách nhà nước cấp;
c) Các quỹ: Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính;
d) Chênh lệch do đánh giá lại tài sản; chênh lệch tỷ giá;
...
Như vậy, theo quy định, Quỹ dự phòng tài chính vừa là vốn tự có, vừa là vốn chủ sở hữu của Ngân hàng phát triển Việt Nam.
Khi kết quả tài chính trong năm đạt thặng dư thì sẽ được trích bao nhiêu % vào Quỹ dự phòng tài chính của Ngân hàng phát triển?
Tỉ lệ trích vào Quỹ dự phòng tài chính được quy định tại khoản 2 Điều 26 Nghị định 46/2021/NĐ-CP như sau:
Kết quả tài chính và phân phối kết quả tài chính
...
2. Khi kết quả tài chính trong năm đạt thặng dư, sau khi bù đắp khoản thâm hụt từ những năm trước (nếu có), được phân phối như sau:
a) Trích 5% vào quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, mức tối đa của quỹ này không vượt quá mức vốn điều lệ của Ngân hàng Phát triển;
b) Trích 10% vào quỹ dự phòng tài chính, mức tối đa của quỹ này không vượt quá 25% mức vốn điều lệ của Ngân hàng Phát triển;
c) Trích tối đa 25% vào quỹ đầu tư phát triển;
d) Trích quỹ khen thưởng, phúc lợi cho người lao động của Ngân hàng Phát triển:
Ngân hàng Phát triển xếp loại A được trích 03 tháng lương thực hiện cho hai quỹ khen thưởng, phúc lợi;
Ngân hàng Phát triển xếp loại B được trích 1,5 tháng lương thực hiện cho hai quỹ khen thưởng, phúc lợi;
Ngân hàng Phát triển xếp loại C được trích 01 tháng lương thực hiện cho hai quỹ khen thưởng, phúc lợi;
...
Như vậy, theo quy định, khi kết quả tài chính trong năm đạt thặng dư, sau khi bù đắp khoản thâm hụt từ những năm trước (nếu có) thì sẽ trích 10% vào quỹ dự phòng tài chính.
Lưu ý: Mức tối đa của quỹ này không vượt quá 25% mức vốn điều lệ của Ngân hàng Phát triển.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc ghi sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở được căn cứ vào đâu? Mẫu sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở mới nhất?
- STT Ngày Ông Công Ông Táo? Ngày Ông Công Ông Táo CBCCVC bắt đầu nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Các điểm bắn pháo hoa Tết âm lịch 2025 trên cả nước? Địa điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán 63 tỉnh thành năm 2025?
- Tổ chức hội thảo khoa học kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3 2 khi nào?
- Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản gồm những khoản nào? Cách tính thuế ra sao?