Quy định xử lý vật nuôi trâu bò thả rông tại khu vực nông thôn ra sao? Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính cho việc này như thế nào?

Cho hỏi thẩm quyền, quy định xử lý vật nuôi trâu bò thả rông tại khu vực nông thôn như thế nào? Để thả rông vật nuôi gây ảnh hưởng đến an toàn cho người tham gia giao thông và gây mất vệ sinh bị xử lý ra sao?

Quy định xử lý vật nuôi trâu bò thả rông tại khu vực nông thôn như thế nào?

Đối với việc chăn nuôi gia súc ở khu vực nông thôn không thuộc trường hợp cấm của luật. Do đó người dân có thể thực hiện được, tuy nhiên cần lưu ý về khu vực chăn nuôi sẽ bị phạt nếu:

Chăn thả gia súc, gia cầm, vật nuôi trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng; Theo điểm c khoản 3 Điều 16 Nghị định 35/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm b khoản 9 Điều 1 Nghị định 07/2022/NĐ-CP) quy định như sau:

...
3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Mang các loại dụng cụ, công cụ vào rừng tự nhiên là rừng sản xuất hoặc rừng phòng hộ mà không được phép của chủ rừng;
b) Mang hóa chất độc hại, chất nổ, chất dễ cháy trái quy định của pháp luật vào rừng phòng hộ hoặc chăn thả gia súc, gia cầm, vật nuôi khác trên diện tích mới trồng rừng, đang trong thời kỳ chăm sóc đối với rừng sản xuất hoặc rừng phòng hộ;
c) Lập lán, trại trong rừng sản xuất hoặc rừng phòng hộ mà không được phép của chủ rừng;
d) Chủ rừng không thực hiện trồng lại rừng ngay trong vụ trồng rừng kế tiếp sau khi khai thác trắng với diện tích từ 01 ha đến dưới 03 ha.
...

Như vậy, việc chăn nuôi trái phép trên đất rừng phòng hộ thì bị xử phạt vi phạm hành chính, phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Thả rông vật nuôi

Thả rông vật nuôi

Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 25 Nghị định 35/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Nghị định 07/2022/NĐ-CP) quy định như sau:

Điều 25. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
1. Người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Nghị định này.
2. Công chức, viên chức và người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân trong các cơ quan quy định tại các Điều 26, Điều 27, Điều 28, Điều 29, Điều 30, Điều 31, Điều 32 và Điều 33 Nghị định này đang thi hành công vụ, nhiệm vụ đảm bảo chấp hành pháp luật về quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng; chế biến và thương mại lâm sản thuộc phạm vi quản lý và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Như vậy thẩm quyền xử phạt trong các trường hợp trên sẽ thực hiện theo quy định tại Chương III Nghị định 35/2019/NĐ-CP bao gồm:

- Kiểm lâm.

- Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp.

- Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực lâm nghiệp

- Bộ đội biên phòng.

- Công an nhân dân

Để vật nuôi trâu bò thả rông gây ảnh hưởng đến an toàn cho người tham gia giao thông và gây mất vệ sinh bị xử lý ra sao?

Căn cứ Điều 10 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 10. Xử phạt người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không nhường đường theo quy định, không báo hiệu bằng tay khi chuyển hướng;
b) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
c) Không đủ dụng cụ đựng chất thải của súc vật hoặc không dọn sạch chất thải của súc vật thải ra đường, hè phố;
d) Điều khiển, dẫn dắt súc vật đi không đúng phần đường quy định, đi vào đường cấm, khu vực cấm, đi vào phần đường của xe cơ giới;
đ) Để súc vật đi trên đường bộ không bảo đảm an toàn cho người và phương tiện đang tham gia giao thông;
e) Đi dàn hàng ngang từ 02 xe trở lên;
g) Để súc vật kéo xe mà không có người điều khiển;
h) Điều khiển xe không có báo hiệu theo quy định.
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;
b) Dắt súc vật chạy theo khi đang điều khiển hoặc ngồi trên phương tiện giao thông đường bộ;
c) Xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định.
3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo đi vào đường cao tốc trái quy định.

Như vậy, đối với trường hợp chăn nuôi trâu, bò thả rông gây thiệt hại cho người khác, ảnh hưởng đến an toàn giao thông, gây mất vệ sinh môi trường sẽ bị xử phạt theo các quy định của pháp luật về các lĩnh vực này.

Nếu hành vi thả rông vật nuôi ảnh hưởng đến tham gia giao thông đường bộ thì bị xử phạt vi phạm hành chính, phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng.

Trâu bò thả rông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Quy định xử lý vật nuôi trâu bò thả rông tại khu vực nông thôn ra sao? Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính cho việc này như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trâu bò thả rông
21,811 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trâu bò thả rông

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Trâu bò thả rông

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào