Quy định về xử phạt hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản như thế nào?

Vui lòng cho xin văn bản liên quan tới lừa đảo chiếm đoạt tài sản? Cụ thể là xử phạt hành chính đối với hành vi này, có bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản không? - Câu hỏi của bạn Hải Anh từ Nghệ An.

Quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản như thế nào?

Liên quan đến hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của bộ luật hình sự thì sẽ bị xử lý hình sự.

Về xử phạt vi phạm hành chính chị tham khảo tại điểm c khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình:

Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Trộm cắp tài sản, xâm nhập vào khu vực nhà ở, kho bãi hoặc địa điểm khác thuộc quản lý của người khác nhằm mục đích trộm cắp, chiếm đoạt tài sản;
b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản;
c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
d) Không trả lại tài sản cho người khác do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng nhưng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản;
đ) Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
...
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 và các điểm a, b, c và đ khoản 2 Điều này;
b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d và đ khoản 2 Điều này;
b) Buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm đ và e khoản 2 Điều này;
c) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.

Theo đó, cá nhân có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Đối với tổ chức thì mức phạt tiền sẽ gấp đôi theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

Bên cạnh đó cũng sẽ áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi trên.

Quy định về xử phạt hành chính, truy cứu trách nhiệm hình đối với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản như thế nào? (Hình từ Internet)

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong bao lâu?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về thời hiệu xử phạt đối với hành vi này như sau:

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình là 01 năm.
2. Thời điểm để tính thời hiệu phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này và các điểm a và b khoản này tính đến thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Theo đó, thời hiệu đối với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định là 01 năm.

Xử lý hình sự đối với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản ra sao?

Về xử lý hình sự chị tham khảo khoản 1 Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015điểm a khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017:

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;...

Như vậy, đối với người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

22,169 lượt xem
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản Tải trọn bộ các quy định về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hiện hành
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Thời hạn điều tra đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Pháp luật
Thế nào là lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản? Phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản?
Pháp luật
Hiện nay, có thể tố giác tội phạm về lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng trên ứng dụng VNeID chưa?
Pháp luật
Người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong vụ án chuyến bay giải cứu là cháu ruột của liệt sĩ thì có được giảm nhẹ án?
Pháp luật
Lừa đảo hay thật việc luật sư thu hồi tiền bị treo trên app vay cho nạn nhân? Quyền và nghĩa vụ của Luật sư là gì?
Pháp luật
Trình báo công an khi bị “scam vé” qua đường dây nóng? Hồ sơ tố cáo gồm những tài liệu gì và ở đâu?
Pháp luật
Hotline trình báo về lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng là gì? Hồ sơ tố cáo lừa đảo bao gồm những giấy tờ gì?
Pháp luật
'Phông bạt từ thiện' là gì? Sửa chữa, làm giả bill chuyển khoản nhưng không gây thiệt hại có vi phạm pháp luật?
Pháp luật
Đảng viên có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị truy cứu TNHS có bị khai trừ khỏi đảng không?
Pháp luật
Scam vé là gì? Người scam vé sẽ bị xử lý như thế nào? Scam vé có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Pháp luật
Mẫu đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản mới nhất năm 2024? Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị xử phạt hành chính như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản Lừa đảo chiếm đoạt tài sản

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản Xem toàn bộ văn bản về Lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào