Quy định về đối tượng, điều kiện và thời gian tiếp tục tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất mới nhất?
Đối tượng, điều kiện và thời gian tiếp tục tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất
Trong Công văn 2533/BHXH-BT năm 2020 về tiếp tục thực hiện tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành đã nêu rất rõ về đối tượng, điều kiện và thời gian tiếp tục tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Cụ thể:
“1. Đối tượng, điều kiện và thời gian tiếp tục tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:
- Người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 đã tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất nay vẫn còn gặp khó khăn thì được tiếp tục tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, tối đa đến hết tháng 12 năm 2020.
- Người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 đảm bảo đủ các điều kiện tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất (lần đầu) theo hướng dẫn tại Công văn số 1511/LĐTBXH-BHXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì thực hiện theo quy định hiện hành và các văn bản hướng dẫn thực hiện tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất trước đây của BHXH Việt Nam, thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất tối đa đến hết tháng 12 năm 2020”.
Anh/chị có thể kiểm tra chi tiết tại mục 1, 2 và 3 của Công văn 1511/LĐTBXH-BHXH năm 2020 về hướng dẫn việc tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành để có thêm thông tin thực hiện.
Đối tượng, điều kiện và thời gian tiếp tục tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất
Về thủ tục hồ sơ, trình tự thực hiện sẽ thực hiện theo quy định và hướng dẫn tại mục 5 Công văn số 1511/LĐTBXH-BHXH NĂM 2020 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cụ thể như sau:
Ai có thẩm quyền xác định số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội tạm thời nghỉ việc?
- Thẩm quyền, trình tự, thủ tục xác định số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội tạm thời nghỉ việc, giá trị tài sản bị thiệt hại đối với trường hợp nêu tại điểm a, điểm b khoản 2 Công văn này thực hiện theo quy định tại Điều 28 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.
- Thẩm quyền, trình tự, thủ tục xác định số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội tạm thời nghỉ việc, giá trị tài sản bị thiệt hại quy định tại khoản 2 Điều 16 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP được quy định như sau:
(1) Thẩm quyền xác định số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội tạm thời nghỉ việc đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân địa phương quản lý do cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương xác định; đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ, ngành Trung ương quản lý do Bộ, ngành xác định, số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội tạm thời nghỉ việc được tính so với tổng số lao động có mặt trước khi tạm dừng sản xuất, kinh doanh. Thẩm quyền xác định giá trị tài sản bị thiệt hại đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân địa phương quản lý do cơ quan tài chính địa phương xác định; đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ, ngành Trung ương quản lý do cơ quan tài chính của Bộ, ngành hoặc Bộ Tài chính xác định. Giá trị tài sản bị thiệt hại được tính so với giá trị tài sản theo báo cáo kiểm kê tài sản gần nhất trước thời điểm bị thiệt hại.
(2) Người sử dụng lao động thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 16 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP, làm văn bản đề nghị kèm theo danh sách lao động tại thời điểm trước khi tạm dừng sản xuất, kinh doanh và tại thời điểm đề nghị; danh sách lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội phải tạm thời nghỉ việc. Người sử dụng lao động thuộc đối tượng quy định tại điểm b khoản 2 Điều 16 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP, làm văn bản đề nghị kèm theo Báo cáo kiểm kê tài sản gần nhất trước thời điểm bị thiệt hại; Biên bản kiểm kê tài sản thiệt hại do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, mất mùa.
Hồ sơ, thủ tục thực hiện đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tạm thời nghỉ việc cần thực hiện những gì?
Hồ sơ, trình tự thực hiện đối với trường hợp nêu tại điểm c khoản 2 Công văn này như sau:
- Hồ sơ đề nghị:
(1) Văn bản đề nghị của người sử dụng lao động theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Công văn này;
(2) Danh sách người lao động phải giảm theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Công văn này;
(3) Bản sao các văn bản thỏa thuận hoặc quyết định thể hiện người lao động phải giảm theo điểm c khoản 2 Công văn này.
Về trình tự thực hiện
- Bước 1: Người sử dụng lao động nộp hồ sơ đến cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đang tham gia bảo hiểm xã hội;
- Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, đối chiếu với số liệu lao động tham gia bảo hiểm xã hội đang quản lý để xem xét, giải quyết tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; trường hợp không giải quyết thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm theo dõi, thống kê việc giải quyết tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với trường hợp nêu tại điểm c khoản 2 Công văn này theo
Phụ lục III ban hành kèm theo Công văn này.
Định kỳ 03 ngày làm việc và trước ngày 20 hằng tháng, Bảo hiểm xã hội Việt Nam gửi báo cáo kết quả giải quyết tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với trường hợp nêu tại điểm c khoản 2 Công văn này về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để kịp thời tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam là gì? Tiêu chuẩn xét tặng đối với cá nhân công tác trong ngành Ngoại giao là gì?
- Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở ngành Kiểm sát nhân dân là gì? Thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu?
- Tổ chức chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại cần đáp ứng những điều kiện nào?
- Nội dung đánh giá hồ sơ dự thầu đối với dự án đầu tư có sử dụng đất theo phương thức 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ gồm những gì?
- Nội dung kiểm tra hoạt động đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất gồm những gì?