Quy định về cam kết bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 như thế nào? Bên nhận bảo lãnh có quyền và nghĩa vụ ra sao?
Quy định về cam kết bảo lãnh theo Thông tư 61/2024 như thế nào?
Căn cứ tại Điều 16 Thông tư 61/2024/TT-NHNN quy định về cam kết bảo lãnh như sau:
- Căn cứ thỏa thuận cấp bảo lãnh, bên bảo lãnh hoặc bên xác nhận bảo lãnh phát hành cam kết bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh với các nội dung sau:
+ Pháp luật áp dụng. Trường hợp không quy định cụ thể pháp luật áp dụng thì được hiểu các bên thỏa thuận áp dụng theo pháp luật Việt Nam;
+ Số hiệu của cam kết bảo lãnh;
+ Thông tin về các bên trong quan hệ bảo lãnh;
+ Ngày phát hành bảo lãnh, ngày bắt đầu có hiệu lực của bảo lãnh và/hoặc trường hợp bắt đầu có hiệu lực của bảo lãnh;
+ Ngày hết hiệu lực và/hoặc trường hợp hết hiệu lực của bảo lãnh;
+ Số tiền bảo lãnh, đồng tiền bảo lãnh;
+ Nghĩa vụ bảo lãnh;
+ Điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;
+ Hồ sơ yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh gồm yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh kèm danh mục chứng từ, tài liệu cần phải cung cấp;
+ Cách thức để bên nhận bảo lãnh kiểm tra tính xác thực của cam kết bảo lãnh;
+ Các nội dung khác không trái với quy định của pháp luật.
- Việc sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ nội dung cam kết bảo lãnh do các bên liên quan thỏa thuận phù hợp với thỏa thuận cấp bảo lãnh và tuân thủ quy định pháp luật.
- Đối với các cam kết bảo lãnh phát hành thông qua mạng thông tin liên lạc quốc tế thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo nội dung và quy trình phát hành cam kết bảo lãnh của mạng thông tin liên lạc quốc tế.
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có quy trình giám sát, quản lý hoạt động phát hành bảo lãnh đối với các trường hợp này bảo đảm an toàn, hiệu quả.
Như vậy, việc cam kết bảo lãnh phải tuân thủ theo những quy định như đã nêu trên.
Quy định về cam kết bảo lãnh theo Thông tư 61/2024 như thế nào? Bên nhận bảo lãnh có quyền và nghĩa vụ ra sao? (Hình từ internet)
Bên nhận bảo lãnh có quyền và nghĩa vụ ra sao?
Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh được quy định tại Điều 32 Thông tư 61/2024/TT-NHNN như sau:
Quyền của bên nhận bảo lãnh:
- Yêu cầu bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh thực hiện đúng nghĩa vụ, trách nhiệm theo cam kết bảo lãnh;
- Khiếu nại bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh trong thời hạn 05 ngày làm việc tiếp theo sau ngày nhận được thông báo từ chối của bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh nếu lý do từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của các bên không phù hợp với điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh tại cam kết bảo lãnh;
- Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã cam kết;
- Kiểm tra tính xác thực của cam kết bảo lãnh;
- Chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ của mình cho tổ chức, cá nhân khác theo thỏa thuận của các bên liên quan phù hợp với quy định của pháp luật;
- Miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh;
- Các quyền khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh:
- Thực hiện đầy đủ và đúng nghĩa vụ trong các hợp đồng liên quan đến nghĩa vụ bảo lãnh; thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ được quy định trong cam kết bảo lãnh (nếu có);
- Thông báo kịp thời cho bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh và các bên liên quan dấu hiệu vi phạm, hành vi vi phạm của bên được bảo lãnh;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp của các chứng từ, tài liệu xuất trình theo cam kết bảo lãnh và các nội dung tuyên bố trong hồ sơ yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của bên nhận bảo lãnh;
- Các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.
Như vậy, bên nhận bảo lãnh có những quyền và nghĩa vụ theo quy định như đã nêu trên.
Phí bảo lãnh được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 19 Thông tư 61/2024/TT-NHNN quy định về phí bảo lãnh như sau:
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thỏa thuận mức phí bảo lãnh đối với khách hàng và các bên liên quan (nếu có) và phải niêm yết công khai mức phí bảo lãnh.
- Trường hợp thực hiện đồng bảo lãnh, các bên tham gia đồng bảo lãnh thỏa thuận mức phí bảo lãnh cho mỗi bên đồng bảo lãnh.
- Trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bảo lãnh cho một nghĩa vụ liên đới thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thỏa thuận với từng khách hàng về mức phí phải trả trên cơ sở nghĩa vụ liên đới tương ứng của mỗi khách hàng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
- Trường hợp đồng tiền bảo lãnh là ngoại tệ, các bên thỏa thuận thu phí bảo lãnh bằng ngoại tệ hoặc quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá bán của bên bảo lãnh tại thời điểm thu phí hoặc tại thời điểm thông báo thu phí.
- Các bên có thể thỏa thuận điều chỉnh mức phí bảo lãnh.
Như vậy, phí bảo lãnh được thực hiện theo quy định như đã nêu trên.
*Thông tư 61/2024/TT-NHNN có hiệu lực từ 01/4/2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về mẫu biên bản họp Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần về việc thông qua hợp đồng hợp nhất để thành lập công ty mới?
- Mẫu phiếu đề nghị xử lý kỷ luật áp dụng đối với đoàn viên công đoàn trong tổ chức công đoàn theo Quyết định 684?
- Thông tin gốc về doanh nghiệp là gì? Ngành nghề kinh doanh có được ghi nhận vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp?
- Di dời công trình xây dựng là gì? Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép di dời công trình gồm những giấy tờ nào?
- Thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở là gì? Có bao gồm thời hạn sử dụng công trình xây dựng không?