Quỹ đầu tư phát triển địa phương do ai thành lập? Quỹ đầu tư phát triển địa phương có tư cách pháp nhân không?
Quỹ đầu tư phát triển địa phương do ai thành lập? Quỹ đầu tư phát triển địa phương có tư cách pháp nhân không?
Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Nghị định 147/2020/NĐ-CP quy định địa vị pháp lý và tư cách pháp nhân của Quỹ đầu tư phát triển địa phương như sau:
Địa vị pháp lý và tư cách pháp nhân của Quỹ đầu tư phát triển địa phương
1. Quỹ đầu tư phát triển địa phương là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) thành lập, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, bảo toàn và phát triển vốn; thực hiện chức năng cho vay và đầu tư tại địa phương theo quy định tại Nghị định này. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với Quỹ.
2. Quỹ đầu tư phát triển địa phương có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có con dấu, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng thương mại hoạt động hợp pháp tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
...
Đối chiếu quy định trên, Quỹ đầu tư phát triển địa phương là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) thành lập, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, bảo toàn và phát triển vốn.
Quỹ đầu tư phát triển địa phương thực hiện chức năng cho vay và đầu tư tại địa phương theo quy định tại Nghị định này. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với Quỹ.
Quỹ đầu tư phát triển địa phương có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có con dấu, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng thương mại hoạt động hợp pháp tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Quỹ đầu tư phát triển địa phương do ai thành lập? (Hình từ Internet)
Tên gọi của Quỹ đầu tư phát triển địa phương được quy định ra sao?
Căn cứ khoản 3 Điều 3 Nghị định 147/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Địa vị pháp lý và tư cách pháp nhân của Quỹ đầu tư phát triển địa phương
...
3. Tên gọi của Quỹ đầu tư phát triển địa phương: Quỹ đầu tư phát triển, ghép với tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
4. HFIC thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp và quy định của pháp luật có liên quan. Hoạt động huy động vốn, cho vay, đầu tư, ủy thác và nhận ủy thác để thực hiện chức năng Quỹ đầu tư phát triển địa phương của HFIC thực hiện theo quy định tại Nghị định này và các văn bản hướng dẫn.
Theo đó, tên gọi của Quỹ đầu tư phát triển địa phương: Quỹ đầu tư phát triển, ghép với tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Quỹ đầu tư phát triển địa phương có những quyền hạn gì?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 147/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Trách nhiệm và quyền hạn của Quỹ đầu tư phát triển địa phương
1. Trách nhiệm của Quỹ đầu tư phát triển địa phương:
a) Thực hiện đầu tư, cho vay theo danh mục lĩnh vực đầu tư, cho vay được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành theo quy định tại Nghị định này.
b) Thực hiện chế độ tài chính, kế toán, kiểm toán và báo cáo theo quy định tại Nghị định này.
c) Tuân thủ Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ.
d) Chịu sự thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định; cung cấp số liệu, công bố công khai về tình hình tài chính theo quy định của pháp luật.
đ) Tuân thủ quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương.
2. Quyền hạn của Quỹ đầu tư phát triển địa phương:
a) Tổ chức hoạt động theo quy định của Nghị định này, Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ và quy định của pháp luật có liên quan.
b) Được lựa chọn các dự án đáp ứng đủ điều kiện để đầu tư, cho vay theo quy định tại Nghị định này.
c) Được tuyển chọn, bố trí, đào tạo và sử dụng lao động theo quy định tại Nghị định này, Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ và các quy định của pháp luật có liên quan.
d) Được từ chối yêu cầu cung cấp thông tin hoặc sử dụng nguồn lực của Quỹ, nếu yêu cầu đó trái với quy định của pháp luật.
đ) Được liên hệ, phối hợp với các cơ quan chức năng, các đơn vị có liên quan trên địa bàn để tìm kiếm, xây dựng các dự án đầu tư.
Như vậy, Quỹ đầu tư phát triển địa phương có những quyền hạn sau đây:
-Tổ chức hoạt động theo quy định của Nghị định này, Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ và quy định của pháp luật có liên quan.
- Được lựa chọn các dự án đáp ứng đủ điều kiện để đầu tư, cho vay theo quy định tại Nghị định này.
- Được tuyển chọn, bố trí, đào tạo và sử dụng lao động theo quy định tại Nghị định này, Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ và các quy định của pháp luật có liên quan.
- Được từ chối yêu cầu cung cấp thông tin hoặc sử dụng nguồn lực của Quỹ, nếu yêu cầu đó trái với quy định của pháp luật.
- Được liên hệ, phối hợp với các cơ quan chức năng, các đơn vị có liên quan trên địa bàn để tìm kiếm, xây dựng các dự án đầu tư.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phụ lục Thông tư 23/2024/TT-BKHĐT về mẫu hồ sơ yêu cầu, báo cáo đánh giá, kiểm tra, báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu?
- 11 Nội dung truyên truyền kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3 2 theo Hướng dẫn 175?
- Mẫu Đơn đề nghị tặng Huy hiệu Đảng sớm? Tải mẫu mới nhất? Trường hợp được xét tặng Huy hiệu Đảng sớm?
- Mục đích và yêu cầu khi tuyên truyền kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản ngày 3 tháng 2 theo Hướng dẫn 175?
- Lịch tháng 2 2025 âm và dương chi tiết, đầy đủ nhất? Tháng 2 2025 bắt đầu và kết thúc vào ngày bao nhiêu?