Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 08:2018/BGTVT về khai thác đường sắt thế nào? Quy định chung về phương tiện giao thông đường sắt ra sao?

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 08:2018/BGTVT về khai thác đường sắt thế nào? Quy định chung về phương tiện giao thông đường sắt ra sao? Thắc mắc của chú T.D ở Thanh Xuân.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 08:2018/BGTVT về khai thác đường sắt thế nào?

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 08:2018/BGTVT do Cục Đường sắt Việt Nam chủ trì biên soạn, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định và được Bộ Giao thông vận tải ban hành theo Thông tư 32/2018/TT-BGTVT ngày 15 tháng 5 năm 2018, thay thế QCVN 08:2015/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 08:2018/BGTVT về khai thác đường sắt quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý đối với các công trình đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt, tổ chức chạy tàu trên đường sắt quốc gia và đường sắt chuyên dùng có kết nối ray vào đường sắt quốc gia đang khai thác, khổ đường 1000 mm, khổ đường 1435 mm và đường lồng (khổ 1000 mm và 1435 mm), có tốc độ thiết kế dưới 120 km/h nhằm bảo đảm an toàn giao thông vận tải đường sắt.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 08:2018/BGTVT áp dụng cho tổ chức, cá nhân có các hoạt động liên quan đến mạng đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng có kết nối ray vào đường sắt quốc gia.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 08:2018/BGTVT về khai thác đường sắt thế nào? Quy định chung về phương tiện giao thông đường sắt ra sao?

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 08:2018/BGTVT về khai thác đường sắt thế nào? Quy định chung về phương tiện giao thông đường sắt ra sao? (Hình từ internet)

Quy định chung đối với hạng mục công trình thuộc công trình đường sắt như thế nào?

Căn cứ tại điểm 2.1.1 tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 08:2018/BGTVT, quy định chung đối với hạng mục công trình thuộc công trình đường sắt như sau:

- Để duy trì khai thác vận tải đường sắt thường xuyên, đảm bảo an toàn, công trình đường sắt phải bao gồm:

+ Đường sắt;

+ Ga đường sắt;

+ Đề-pô;

+ Cầu, cống, công trình thoát nước;

+ Hầm đường sắt;

+ Hệ thống thông tin;

+ Hệ thống tín hiệu;

+ Hệ thống báo hiệu cố định đường sắt;

+ Hệ thống cấp điện và các công trình, thiết bị phụ trợ khác của đường sắt.

- Công trình đường sắt phải được kiểm tra thường xuyên, định kỳ và phải có hồ sơ, lý lịch kỹ thuật để theo dõi diễn biến trong quá trình sử dụng.

Nội dung, chế độ kiểm tra, báo cáo của các cấp quản lý và hồ sơ, lý lịch kỹ thuật của công trình đường sắt phải được thực hiện theo quy định của cấp có thẩm quyền.

- Bất cứ bộ phận nào của công trình và thiết bị cố định hay di động (trừ các thiết bị quy định tại mục 2.1.1.4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 08:2018/BGTVT) đều không được phạm vào khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc quy định trong Phụ lục A và Phụ lục C ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 08:2018/BGTVT để đảm bảo an toàn chạy tàu, an toàn công trình.

- Những thiết bị có quan hệ trực tiếp với đầu máy, toa xe như cột giao nhận thẻ đường đang hoạt động được coi là ngoại lệ, được phạm vào khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc và phải theo quy định của Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt.

Quy định chung về phương tiện giao thông đường sắt ra sao?

Căn cứ tại điểm 2.2.1 tiểu mục 2.2 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 08:2018/BGTVT quy định chung về phương tiện giao thông đường sắt như sau:

- Không được tự ý thay đổi cấu tạo và tính năng của các bộ phận chủ yếu hoặc lắp thêm các thiết bị mới đối với phương tiện giao thông đường sắt khí tham gia giao thông. Trường hợp cần thay đổi thì phải đảm bảo an toàn chạy tàu và tuân theo các quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

- Khổ giới hạn đầu máy, toa xe là đường bao của mặt cắt ngang lớn nhất của đầu máy, toa xe đặt thẳng đứng với tim đường. Bất kỳ bộ phận nào trên các phương tiện giao thông đường sắt ở trạng thái tĩnh, rỗng, có tải, mới, cũ đã tới tiêu chuẩn hạn độ cuối cùng đặt trên mặt đoạn đường bằng, thẳng đều không được vượt ra khỏi khổ giới hạn đầu máy, toa xe ghi trong các bản vẽ B.1 và B.2 của Phụ lục B ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 08:2018/BGTVT.

Những phương tiện giao thông đường sắt đang sử dụng có một số bộ phận nằm ngoài khổ giới hạn đầu máy, toa xe đã được kiểm toán và có quyết định cho vận dụng vẫn tiếp tục được sử dụng.

Trên phương tiện giao thông đường sắt có phải ghi số hiệu, tên của chủ phương tiện hay không?

Căn cứ tại điểm 2.2.2 tiểu mục 2.2 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 08:2018/BGTVT quy định như sau:

Quy định về đăng ký, số hiệu, thông tin của phương tiện
2.2.2.1 Trên phương tiện giao thông đường sắt ngoài việc phải ghi số đăng ký, dán tem kiểm định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải còn phải ghi số hiệu, tên của chủ phương tiện, nơi và ngày tháng năm chế tạo, sửa chữa định kỳ. Ngoài ra:
a) Đầu máy phải ghi ký hiệu thể hiện được kiểu loại, công suất, kiểu truyền động, số hiệu, tự trọng. Riêng ô tô ray phải có ghi số chỗ ngồi;
b) Toa xe phải ghi ký hiệu và số hiệu toa xe, tự trọng, trọng tải, loại ghế, loại giường, chiều dài, chiều rộng, chiều cao, dung tích, thời gian, nơi làm dầu, khám hãm và các ký hiệu riêng khác.
2.2.2.2 Toa xe khách và toa trưởng tàu phải có móc ở hai bên thành toa và hai xà đầu để đặt tín hiệu đuôi tàu. Móc ở hai bên thành toa phải bảo đảm khi lắp đèn loại tiêu chuẩn không vượt quá khổ giới hạn đầu máy, toa xe.
Trường hợp đoàn tàu hàng sử dụng Thiết bị tín hiệu đuôi tàu thay cho toa trưởng tàu, Bộ phận tại đuôi tàu thay thế tín hiệu tàu của toa xe cuối đoàn tàu.

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì trên phương tiện giao thông đường sắt ngoài việc phải ghi số đăng ký, dán tem kiểm định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải còn phải ghi số hiệu, tên của chủ phương tiện, nơi và ngày tháng năm chế tạo, sửa chữa định kỳ.

Phương tiện giao thông đường sắt
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Đăng ký, số hiệu, thông tin của phương tiện giao thông đường sắt
Pháp luật
Điều kiện kiểm tra sản xuất, lắp ráp chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt là gì?
Pháp luật
Mẫu thông báo khắc phục hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật phương tiện giao thông đường sắt trong sản xuất, lắp ráp?
Pháp luật
Cấp Giấy chứng nhận và tem kiểm định đối với trường hợp kiểm tra nhập khẩu phương tiện giao thông đường sắt 2024?
Pháp luật
Cấp Giấy chứng nhận và tem kiểm định đối với trường hợp kiểm tra sản xuất, lắp ráp phương tiện giao thông đường sắt 2024?
Pháp luật
Có mấy loại hình kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt từ 15/3/2024?
Pháp luật
Thiết bị chống ngủ gật là gì? Các bộ phận của thiết bị chống ngủ gật trên phương tiện giao thông đường sắt phải chịu được điều kiện khí hậu như thế nào?
Pháp luật
Chỉ được nhập khẩu phương tiện giao thông đường sắt đã qua sử dụng tối đa bao nhiêu năm? Điều kiện nhập khẩu phương tiện này?
Pháp luật
Niên hạn sử dụng phương tiện giao thông đường sắt là gì? Lộ trình thực hiện niên hạn sử dụng của phương tiện giao thông đường sắt?
Pháp luật
Ban hành 03 Quy chuẩn kỹ thuật về phương tiện giao thông đường sắt? Ngày nào có hiệu lực thi hành?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt khi thay đổi thông số kỹ thuật cần những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phương tiện giao thông đường sắt
Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
2,404 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phương tiện giao thông đường sắt

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phương tiện giao thông đường sắt

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào