Quy chế sử dụng tài sản công tại cơ quan, đơn vị được xây dựng dựa trên căn cứ gì? Gồm những nội dung cụ thể nào?
- Quy chế quản lý, sử dụng tài sản công tài sản công tại cơ quan, đơn vị được xây dựng dựa trên căn cứ nào?
- Nội dung quy chế quản lý, sử dụng tài sản công tài sản công tại cơ quan, đơn vị gồm những gì?
- Đối với hoạt động mua sắm tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan nào có thẩm quyền quyết định?
Quy chế quản lý, sử dụng tài sản công tài sản công tại cơ quan, đơn vị được xây dựng dựa trên căn cứ nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Thông tư 144/2017/TT-BTC, căn cứ xây dựng quy chế quản lý, sử dụng tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị được quy dịnh cụ thể như sau:
"Điều 7. Quy chế quản lý, sử dụng tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị
...
2. Căn cứ xây dựng Quy chế:
a) Tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng tài sản công do cơ quan, người có thẩm quyền quy định;
b) Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức, bộ máy của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
c) Thực trạng và yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị."
Quy chế quản lý, sử dụng tài sản công tài sản công tại cơ quan, đơn vị được xây dựng dựa trên căn cứ nào?
Nội dung quy chế quản lý, sử dụng tài sản công tài sản công tại cơ quan, đơn vị gồm những gì?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 144/2017/TT-BTC, nội dung quy chế gồm:
"3. Nội dung chủ yếu của Quy chế:
a) Quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của từng bộ phận, cá nhân có liên quan đến đầu tư xây dựng, mua sắm, tiếp nhận, thuê, khoán kinh phí, sử dụng, khai thác, kiểm kê, đánh giá lại, chuyển đổi công năng sử dụng, thu hồi, điều chuyển, bán, thanh lý, tiêu hủy và các hình thức xử lý tài sản khác; lập, quản lý, lưu trữ hồ sơ tài sản; bảo vệ tài sản; bảo dưỡng, sửa chữa tài sản; kiểm kê, kiểm tra tài sản; báo cáo tài sản công.
Đối với đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp và tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội có sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết, ngoài các nội dung quy định tại điểm này, Quy chế phải quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của từng bộ phận, cá nhân có liên quan đến việc sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết;
b) Trách nhiệm bàn giao tài sản công khi thay đổi tổ chức bộ máy, thay đổi người đứng đầu;
c) Xử lý đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm Quy chế;
d) Các nội dung khác có liên quan đến quản lý, sử dụng tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Đối với hoạt động mua sắm tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan nào có thẩm quyền quyết định?
Căn cứ Điều 37 Nghị định 151/2017/NĐ-CP quy định về thẩm quyền quyết định việc mua sắm tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập trong hoạt động quản lý, sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập như sau:
"Điều 37. Mua sắm tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập
1. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định mua sắm tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập trong trường hợp phải lập thành dự án đầu tư được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công và pháp luật có liên quan.
2. Thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công trong trường hợp không thuộc phạm vi quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này;
b) Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của địa phương, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này;
c) Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư quyết định mua sắm tài sản (trừ cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô) từ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp và từ nguồn vốn vay, vốn huy động theo chế độ quy định để phục vụ cho các hoạt động sự nghiệp và hoạt động kinh doanh của đơn vị;
d) Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng nhiều nguồn vốn để mua sắm tài sản, trong đó có nguồn ngân sách nhà nước thì thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản thực hiện theo quy định tại điểm a, điểm b khoản nay.
3 Thủ tục quyết định và tổ chức thực hiện mua sắm tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 3 Nghị định này.
4. Nguồn kinh phí mua sắm tài sản công được sử dụng từ nguồn kinh phí được phép sử dụng của đơn vị sự nghiệp công lập."
Như vậy, đối với việc quản lý, sử dụng tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nói chung và tại đơn vị sự nghiệp nói riêng, pháp luật hiện hành quy định căn cứ ban hành quy chế và nội dung quy chế cụ thể như trên. Đồng thời, thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập cũng được quy định cụ thể trong từng trường hợp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu biên bản cuộc họp công ty năm 2025 hoàn chỉnh? File Word biên bản cuộc họp công ty mới nhất?
- Gợi ý quà Tết dương lịch 2025? Những món quà tặng Tết dương lịch 2025 ý nghĩa? Tết Dương lịch 2025 vào ngày mấy âm lịch?
- Lịch Vạn niên tháng 1/2025 đầy đủ, chi tiết nhất? Lịch âm dương tháng 1/2025 bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?
- Luật Tố tụng hành chính quy định những gì và áp dụng cho những hoạt động nào? Quy định về việc tuân thủ pháp luật trong tố tụng hành chính?
- Danh mục hồ sơ hoàn công công trình xây dựng theo Nghị định 06 gồm những gì? Thời hạn lưu trữ hồ sơ?