Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định ra sao? Quốc huy trên biển hiệu phải được khắc thế nào?
Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định thế nào?
Tại Điều 13 Thông tư 01/2010/TT-BNG quy định như sau:
1. Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.
2. Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, xung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng và dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhạc và lời của bài Tiến quân ca.
4. Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ngày Tuyên ngôn độc lập 2 tháng 9 năm 1945.
5. Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Hà Nội.
Theo đó, Quốc huy Việt Nam có hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, xung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng và dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định ra sao? Biển hiệu có chứa Quốc huy phải được trình bày thế nào? (hình từ Internet)
Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên biển hiệu phải được khắc thế nào?
Tại Điều 7 Thông tư 01/2010/TT-BNG quy định về cách trình bày biển hiệu có chứa Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau:
Trình bày biển hiệu
1. Biển hiệu hình chữ nhật, tỉ lệ chiều rộng bằng 2/3 chiều dài và được treo ngang. Kích thước biển hiệu được thiết kế hài hòa với kích thước cổng hoặc cửa nơi đặt biển hiệu.
2. Biển hiệu làm bằng đồng màu vàng, chữ khắc chìm màu đỏ. Xung quanh biển hiệu có đường viền mạch màu đỏ, cách mép khoảng 01 cm.
3. Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khắc chìm. Quốc huy trên biển hiệu màu vàng, đỏ chuẩn theo quy định đối với quốc huy trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
4. Vị trí trình bày các nội dung của biển hiệu theo thứ tự từ trên xuống dưới:
a) Quốc huy được đặt trên cùng, chính giữa theo chiều ngang của biển hiệu. Đường kính hình quốc huy tối thiểu bằng 03 lần chiều cao chữ tên cơ quan đại diện bằng tiếng Việt.
b) Dưới hình quốc huy, tên cơ quan đại diện, quốc hiệu, tên văn phòng trực thuộc, nhà riêng lần lượt được viết từ trên xuống dưới, cân ở giữa biển hiệu. Khổ chữ tên văn phòng trực thuộc, nhà riêng lớn hơn khổ chữ tên cơ quan đại diện từ 1,2 đến 1,5 lần tùy theo kích thước thực tế của biển hiệu.
5. Biển hiệu viết bằng hai thứ tiếng, tiếng Việt và quốc ngữ nước tiếp nhận hoặc một ngoại ngữ được dùng phổ biến tại quốc gia, tổ chức tiếp nhận. Tiếng Việt viết trước và tiếng nước ngoài viết sau. Tiếng Việt và tiếng nước ngoài viết bằng chữ in hoa, khổ chữ bằng nhau, nếu là hệ chữ La - tinh thì cùng kiểu chữ. (Xem trong Phụ lục).
Theo quy định trên thì khi khắc Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên biển hiệu thì Quốc huy sẽ được khắc chìm.
Khi treo Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải đảm bảo các quy định gì?
Tại Điều 8 Thông tư 01/2010/TT-BNG và Điều 9 Thông tư 01/2010/TT-BNG quy định về việc treo quốc huy Việt Nam như sau:
Điều 8. Quy định chung về treo quốc huy và quốc kỳ Việt Nam
1. Trụ sở cơ quan đại diện và văn phòng trực thuộc phải treo quốc huy và quốc kỳ Việt Nam.
2. Quốc kỳ Việt Nam được treo trong các hoạt động lễ tiết đối ngoại của cơ quan đại diện.
3. Quốc kỳ Việt Nam treo ngoài trời tại trụ sở cơ quan đại diện, văn phòng trực thuộc, nhà riêng có đèn chiếu sáng khi trời tối.
Điều 9.Treo quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại trụ sở cơ quan đại diện, văn phòng trực thuộc
1. Nếu trụ sở cơ quan đại diện, văn phòng trực thuộc là một tòa nhà riêng, quốc huy treo tại mặt tiền, phía trên cửa chính tòa nhà.
2. Nếu trụ sở cơ quan đại diện, văn phòng trực thuộc là một diện tích nằm trong một tòa nhà văn phòng, quốc huy được treo phía trên cửa chính vào văn phòng làm việc của cơ quan. Trong trường hợp vì lý do kiến trúc mà không treo được quốc huy phía trên cửa chính, quốc huy được treo tại tiền sảnh trong văn phòng, trực diện với cửa chính.
Đồng thời tại Mục II Hướng dẫn 3420/HD-BVHTTDL năm 2012 có quy định thêm về việc treo quốc huy như sau:
QUỐC HUY
1. Hình Quốc huy: Điều 142 chương XI Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.
“…Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, chung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng và dòng chữ: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam…”.
2. Những nơi treo, rước và dùng Quốc huy trên các giấy tờ: Điều lệ số 973-TTg ngày 21 tháng 7 năm 1956 của Thủ tướng Chính phủ về việc hướng dẫn sử dụng Quốc huy và Điều 12 Mục 1 Chương III Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước - Ban hành kèm theo Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ.
“…Treo Quốc huy tại các cơ quan hành chính nhà nước, rước Quốc huy, hình Quốc huy in hoặc đóng bằng dấu nổi trên: Bằng huân chương, Bằng khen, Hộ chiếu…”.
Như vậy, khi treo Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải đảm bảo các quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quy chế làm việc của trường Tiểu học mới nhất? Tải về file word Mẫu Quy chế làm việc của trường Tiểu học?
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thế nào?
- Mẫu bảng thanh toán tiền thưởng theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất? Hướng dẫn ghi bảng thanh toán tiền thưởng?
- Thuế quan là gì? Quyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được quy định thế nào?
- Mẫu bản tự nhận xét đánh giá của cán bộ công chức mới nhất? Mục đích của việc đánh giá cán bộ công chức là gì?