Quên mang giấy phép lái xe thì có nhờ người thân mang đến được không? Nhờ người khác đi nộp phạt vi phạm giao thông hộ được không?
Quên mang giấy phép lái xe thì có nhờ người thân mang đến được không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:
Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông
1. Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.
2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:
a) Đăng ký xe;
b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;
c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;
d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Theo đó, về nguyên tắc, nếu tại thời điểm kiểm tra mà người vi phạm không xuất trình được những giấy tờ nêu trên thì sẽ bị xử lý theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Hiện tại cũng không có bất kỳ quy định nào về việc CSGT phải chờ người vi phạm mang GPLX và các giấy tờ xe đến nếu tại thời điểm kiểm tra họ không mang theo.
Do đó tại thời điểm kiểm tra và lập biên bản vi phạm hành chính thì CSGT sẽ không chấp nhận cho người vi phạm nhờ người thân mang giấy tờ xe đến.
Quên mang giấy phép lái xe thì có nhờ người thân mang đến được không? Có được nhờ người khác đi nộp phạt vi phạm giao thông hộ được không? (Hình từ Internet).
Mức phạt tiền đối với người điều khiển xe ô tô tham gia giao thông mà quên mang giấy phép lái xe là bao nhiêu?
Việc xử phạt khi quên mang giấy tờ xe đối với ô tô được quy định tại Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới
1. Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô.
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;
b) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không mang theo Giấy đăng ký xe;
c) Người điều khiển xe mô tô và các loại xe tương tự xe mô tô không mang theo Giấy phép lái xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 5, điểm c khoản 7 Điều này.
3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy phép lái xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 8 Điều này;
b) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy đăng ký xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);
...
Như vậy, theo quy định nêu trên thì người điều khiển xe ô tô không mang theo Giấy phép lái xe (bằng lái xe) khi tham gia giao thông có thể bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.
Có được ủy quyền cho người khác đi nộp phạt vi phạm giao thông hộ không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 138 Bộ luật Dân sự 2015 về đại diện theo ủy quyền như sau:
Đại diện theo ủy quyền
1. Cá nhân, pháp nhân có thể uỷ quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
2. Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.
3. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.
Như vậy, theo quy định của pháp luật, cá nhân có thể ủy quyền cho người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
Việc ủy quyền nộp phạt vi phạm về an toàn giao thông là một giao dịch dân sự thông thường. Người vi phạm hoàn toàn có thể ủy quyền cho người khác thực hiện việc nộp tiền phạt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Huân chương Lao động hạng 3 do ai tặng? Tiêu chuẩn Huân chương Lao động hạng 3 đối với tập thể?
- Hướng dẫn cách gửi clip vi phạm giao thông? Clip vi phạm giao thông phải đảm bảo những điều kiện gì?
- Năm 2025, lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường đối với người đi bộ phạt bao nhiêu? Có mấy loại vạch kẻ đường?
- Lời nhận xét cuối kì 1 lớp 1 tất cả các môn 2024 2025? Lời nhận xét cuối kì 1 lớp 1 theo Thông tư 27 thế nào?
- Quy định về hóa đơn, chứng từ theo Luật Thuế giá trị gia tăng? Điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu?