Quảng cáo tài sản thì bắt buộc có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đúng hay không?
- Quảng cáo tài sản thì bắt buộc có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đúng hay không?
- Không có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng theo quy định khi quảng cáo tài sản trong các trường hợp bắt buộc phải có thì tổ chức bị xử phạt thế nào?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức quảng cáo tài sản nhưng không có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng theo quy định là bao lâu?
Quảng cáo tài sản thì bắt buộc có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đúng hay không?
Việc quảng cáo tài sản có bắt buộc có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng không, theo khoản 3 Điều 20 Luật Quảng cáo 2012 như sau:
Điều kiện quảng cáo
1. Quảng cáo về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
2. Quảng cáo cho các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phải có các tài liệu chứng minh về sự hợp chuẩn, hợp quy của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.
3. Quảng cáo tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng thì phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản.
...
Theo đó, khi quảng cáo tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng thì phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản.
Nếu tài sản theo quy định pháp luật không phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng thì khi quảng cáo tài sản đó không bắt buộc có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản.
Quảng cáo tài sản (Hình từ Internet)
Không có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng theo quy định khi quảng cáo tài sản trong các trường hợp bắt buộc phải có thì tổ chức bị xử phạt thế nào?
Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức quảng cáo tài sản nhưng không có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng theo quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2 Điều 36 Nghị định 38/2021/NĐ-CP như sau:
Vi phạm các quy định về điều kiện quảng cáo
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có các tài liệu chứng minh về sự hợp chuẩn, hợp quy theo quy định khi quảng cáo các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ;
b) Không có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng theo quy định khi quảng cáo tài sản.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm báo, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 5, 6 và 7 Điều 10; các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 10a; điểm a khoản 2, các khoản 3, 5 và 6, các điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 14; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 21; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 23; khoản 1 Điều 24; các Điều 30, 38, 39 và 40 Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.
...
Theo quy định trên, tổ chức quảng cáo tài sản nhưng không có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng theo quy định thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng,
Đồng thời tổ chức vi phạm còn bị buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm báo, tạp chí in quảng cáo.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức quảng cáo tài sản nhưng không có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng theo quy định là bao lâu?
Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 129/2021/NĐ-CP, bổ sung Điều 3a Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo là 01 năm.
2. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo được quy định như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện quy định tại điểm a khoản 3 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc quy định tại điểm b khoản 3 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này, điểm a và điểm b khoản này tính đến thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
...
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức quảng cáo tài sản nhưng không có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng theo quy định là 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng là mẫu nào? Tải về mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng?
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?