Quảng cáo sai sự thật về xuất xứ nguyên liệu trong chế biến thức ăn chăn nuôi bị phạt bao nhiêu tiền?
- Quảng cáo sai sự thật về xuất xứ nguyên liệu trong chế biến thức ăn chăn nuôi bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi quảng cáo sai sự thật về xuất xứ nguyên liệu trong chế biến thức ăn chăn nuôi là bao lâu?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền phạt tiền đối với hành vi quảng cáo sai sự thật về xuất xứ nguyên liệu trong chế biến thức ăn chăn nuôi không?
Quảng cáo sai sự thật về xuất xứ nguyên liệu trong chế biến thức ăn chăn nuôi bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Căn cứ Điều 60 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định:
Vi phạm quy định về quảng cáo thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, chất cải tạo môi trường chăn nuôi, chất cải tạo môi trường thủy sản
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo sai sự thật về bản chất, công dụng, chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ của thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, chất cải tạo môi trường chăn nuôi, chất cải tạo môi trường thủy sản.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính thông tin đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm in, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
Căn cứ khoản 3 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP quy định:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
1. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa là 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 5, 6 và 7 Điều 10; các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 10a; điểm a khoản 2, các khoản 3, 5 và 6, các điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 14; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 21; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 23; khoản 1 Điều 24; các Điều 30, 38, 39 và 40 Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.
3. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Theo đó, hành vi quảng cáo sai sự thật về nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu trong chế biến thức ăn chăn nuôi bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Ngoài áp dụng biện pháp phạt tiền, tổ chức hoặc cá nhân có hành vi vi phạm trên còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
- Buộc cải chính thông tin;
- Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm in, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi vi phạm.
Lưu ý: Mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Theo đó, tổ chức có hành vi quảng cáo sai sự thật về xuất xứ nguyên liệu trong chế biến thức ăn chăn nuôi bị xử phạt vi phạm hành chính từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Quảng cáo sai sự thật về xuất xứ nguyên liệu trong chế biến thức ăn chăn nuôi bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi quảng cáo sai sự thật về xuất xứ nguyên liệu trong chế biến thức ăn chăn nuôi là bao lâu?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi là 01 năm, trừ trường hợp vi phạm hành chính về sản xuất, mua bán, nhập khẩu, xuất khẩu giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, sản phẩm chăn nuôi, vật nuôi sống làm thực phẩm thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Theo đó, thời hiệu xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi quảng cáo sai sự thật về nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu trong chế biến thức ăn chăn nuôi là 01 năm.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền phạt tiền đối với hành vi quảng cáo sai sự thật về xuất xứ nguyên liệu trong chế biến thức ăn chăn nuôi không?
Căn cứ khoản 2 Điều 64 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 17 Điều 4 Nghị định 129/2021/NĐ-CP quy định:
Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo.
Đồng thời Điều 71 Nghị định 129/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 24 Điều 4 Nghị định 129/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này.
...
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền phạt tiền đối với hành vi quảng cáo sai sự thật về nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu trong chế biến thức ăn chăn nuôi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?