Quân nhân tham gia kháng chiến chống pháp bị thương nhưng về trước ngày 15/7/1954 có được hưởng chế độ quân nhân tham gia kháng chiến chống pháp không?

Tôi có câu hỏi thắc mắc là quân nhân tham gia kháng chiến chống pháp bị thương nhưng về trước ngày 15/7/1954 có được hưởng chế độ quân nhân tham gia kháng chiến chống pháp không? Câu hỏi của anh Quang Long (Quảng Bình).

Quân nhân tham gia kháng chiến chống pháp bị thương nhưng về trước ngày 15/7/1954 có được hưởng chế độ quân nhân tham gia kháng chiến chống pháp không?

Căn cứ tại tiểu mục I Mục I Thông tư liên tịch 104/2002/TTLT-BQP-BTC, có quy định như sau:

ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN
1. Đối tượng và điều kiện áp dụng:
Quân nhân (bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương), công nhân viên quốc phòng thuộc các cơ quan, đơn vị quân đội có thời gian tham gia kháng chiến chống Pháp nhập ngũ, tuyển dụng vào quân đội từ ngày 22/12/1944 đến trước ngày 20/7/1954, đã phục viên (giải ngũ, thôi việc) từ ngày 31/12/1960 về trước, không thuộc diện hưởng lương hưu hoặc trợ cấp mất sức lao động hàng tháng hoặc hưởng chế độ bệnh binh theo Nghị định số 500/NĐ-LB ngày 12/11/1958 của Liên Bộ Cứu tế Xã hội - Tài chính - Quốc phòng và Nghị định số 523/TTg ngày 06/12/1958 của Thủ tướng Chính phủ, thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Quân nhân, CNVQP do bị thương, hoặc sức khoẻ yếu, hoặc hoàn cảnh gia đình khó khăn, hoặc do không có nhu cầu sử dụng được đơn vị cho về gia đình trước ngày 20/7/1954;
b) Quân nhân, CNVQP thuộc diện giảm quân số sau ngày 20/7/1954 (kể cả số bị địch bắt, trao trả sau đó được giải quyết xuất ngũ);
c) Quân nhân, CNVQP chuyển ngành sang làm kinh tế hoặc công tác khác thôi việc từ ngày 31/12/1960 về trước;
d) Quân nhân, CNVQP ở miền Nam, được đơn vị cho về gia đình trước khi đơn vị tập kết ra miền Bắc theo Hiệp định Giơ-Ne-Vơ (1954), sau đó không tiếp tục hoạt động hoặc tiếp tục thoát li hoạt động nhưng đã giải ngũ hoặc thôi việc tại miền Nam trước ngày 30/4/1975 mà không hưởng chế độ hưu trí, mất sức lao động, bệnh binh hàng tháng (thời gian được tính hưởng là thời gian thực tế phục vụ quân đội từ ngày 20/7/1954 về trước).

Như vậy, theo quy định trên thì quân nhân tham gia kháng chiến chống pháp nhưng do bị thương và được đơn vị cho về trước ngày 20/7/1954 thì được hưởng chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống pháp.

Theo đó, quân nhân tham gia kháng chiến chống pháp bị thương nhưng về trước ngày 15/7/1954 được hưởng chế độ quân nhân tham gia kháng chiến chống pháp.

Quân nhân tham gia kháng chiến chống Pháp

Quân nhân tham gia kháng chiến chống Pháp (Hình từ Internet)

Quân nhân tham gia kháng chiến chống pháp bị thương nhưng về trước ngày 15/7/1954 thì phải nộp những hồ sơ gì?

Căn cứ tại tiểu mục 1 Mục III Thông tư liên tịch 104/2002/TTLT-BQP-BTC, có quy định như sau:

THỦ TỤC, HỒ SƠ
1. Hồ sơ
a) Các giấy tờ làm căn cứ xét duyệt:
- Các giấy tờ gốc hoặc được coi là giấy tờ gốc:
+ Lý lịch quân nhân: lý lịch quân nhân phục viên;
+ Lý lịch Đảng viên (nếu là Đảng viên);
+ Công lệnh giải ngũ; giấy báo phục viên;
+ Giấy cho nghỉ phép dài hạn;
+ Thẻ chứng minh thư quân nhân dự bị;
- Các giấy tờ liên quan:
+ Bằng (hoặc giấy chứng nhận của cấp có thẩm quyền) Huân, Huy chương tổng kết kháng chiến chống Pháp hoặc khen thưởng tham gia kháng chiến chống Pháp trong dịp thực hiện Nghị định 28/CP ngày 29/4/1995 của Chính phủ;
+ Bằng Bảng vàng danh dự, Bảng gia đình vẻ vang;
+ Các giấy tờ có liên quan khác...

Như vậy, theo quy định trên thì quân nhân tham gia kháng chiến chống pháp bị thương nhưng về trước ngày 15/7/1954 thì chuẩn bị những hồ sơ sau;

- Lý lịch quân nhân: lý lịch quân nhân phục viên(giấy tờ gốc)

- Lý lịch Đảng viên (nếu là Đảng viên) (giấy tờ gốc)

- Công lệnh giải ngũ; giấy báo phục viên (giấy tờ gốc)

- Giấy cho nghỉ phép dài hạn (giấy tờ gốc)

- Thẻ chứng minh thư quân nhân dự bị (giấy tờ gốc)

- Bằng (hoặc giấy chứng nhận của cấp có thẩm quyền) Huân, Huy chương tổng kết kháng chiến chống Pháp hoặc khen thưởng tham gia kháng chiến chống Pháp

- Bằng Bảng vàng danh dự, Bảng gia đình vẻ vang

- Các giấy tờ có liên quan khác...

Ủy ban nhân dân có trách nhiệm gì về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống pháp?

Căn cứ tại tiết c tiểu mục 2 Mục III Thông tư liên tịch 104/2002/TTLT-BQP-BTC, có quy định như sau:

THỦ TỤC, HỒ SƠ
..
2. Trình tự và trách nhiệm của đối tượng, của cơ quan, đơn vị địa phương và Trung ương
c) Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân huyện (quận)
- Chỉ đạo các xã (phường) và các cơ quan chức năng có liên quan tuyên truyền các chế độ quy định cho mọi đối tượng tại địa phương.
- Thành lập Ban chỉ đạo do Chủ tịch (hoặc Phó Chủ tịch) Uỷ ban nhân dân huyện (quận) làm Trưởng ban, cơ quan quân sự làm thường trực và các thành viên gồm: Đại diện Ban Tổ chức Huyện (quận) uỷ, Tổ chức chính quyền, Hội Cựu chiến binh, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Cơ quan Bảo hiểm xã hội, Phòng Tài chính... để giúp Ủy ban nhân dân huyện (quận) chỉ đạo các cơ quan chức năng và các xã (phường) phối hợp hướng dẫn, tổ chức triển khai và kiểm tra thực hiện.
- Tổ chức tập huấn cho các cơ quan chức năng của huyện (quận) và lãnh đạo chính quyền, cán bộ chuyên môn ở các xã (phường) về nội dung chế độ, biện pháp và quy trình tổ chức thực hiện ở địa phương.
- Chỉ đạo Ban Chỉ huy quân sự huyện (quận) phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức xét duyệt, thẩm định, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (thành phố), qua Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh (thành phố).
- Chủ trì giải quyết những vướng mắc, phát sinh tại địa phương, cơ sở.

Như vậy, theo quy định trên thì Ủy ban nhân dân cấp huyện có những trách nhiệm được quy định như trên.

Quân nhân tham gia kháng chiến chống Pháp
Quân nhân Tải về trọn bộ các văn bản Quân nhân hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nơi cư trú của quân nhân quy định thế nào?
Pháp luật
Quân nhân đã phục viên có được miễn, giảm viện phí hay không? Quyền lợi và trách nhiệm của quân nhân phục viên khi khám bệnh, chữa bệnh là gì?
Pháp luật
Những chính sách mới sắp có hiệu lực từ tháng 5/2022: Thay đổi mức trợ cấp cho quân nhân? Doanh nghiệp sản xuất và chế biến gỗ cần lưu ý gì?
Pháp luật
Chế độ, chính sách được hưởng khi quân nhân chuyên nghiệp hy sinh theo quy định mới nhất như thế nào?
Pháp luật
Quân nhân có được hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh không? Mức hưởng chế độ thai sản đối với quân nhân có vợ sinh con là bao nhiêu?
Pháp luật
Con quân nhân có được hưởng BHYT khi đã đủ 18 tuổi? Mức hưởng BHYT dành cho con của quân nhân là bao nhiêu?
Pháp luật
Quân nhân thi hành mệnh lệnh cấp trên dẫn đến việc gây thiệt hại thì có phải chịu trách nhiệm hình sự không?
Pháp luật
Quân nhân có được nghỉ phép không? Các hình thức xử lý hành vi rời bỏ vị trí, trốn khỏi đơn vị của quân nhân được quy định như thế nào?
Pháp luật
Quân nhân tham gia kháng chiến chống pháp bị thương nhưng về trước ngày 15/7/1954 có được hưởng chế độ quân nhân tham gia kháng chiến chống pháp không?
Pháp luật
Mẹ của quân nhân tại ngũ đi tù thì quân nhân tại ngũ có được xuất ngũ trước thời hạn hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quân nhân tham gia kháng chiến chống Pháp
1,450 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quân nhân tham gia kháng chiến chống Pháp Quân nhân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quân nhân tham gia kháng chiến chống Pháp Xem toàn bộ văn bản về Quân nhân

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào