BỘ
QUỐC PHÒNG-BỘ TÀI CHÍNH
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
104/2002/TTLT-BQP-BTC
|
Hà
Nội, ngày 01 tháng 8 năm 2002
|
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
CỦA BỘ QUỐC PHÒNG - BỘ TÀI CHÍNH SỐ 104/2002/TTLT-BQP-BTC
NGÀY 01 THÁNG 8 NĂM 2002 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 47/2002/QĐ-TTG NGÀY
11/4/2002 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI QUÂN NHÂN,CÔNG NHÂN VIÊN QUỐC
PHÒNG THAM GIA KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP ĐÃ PHỤC VIÊN (GIẢI NGŨ, THÔI VIỆC) TỪ
NGÀY 31/12/1960 TRỞ VỀ TRƯỚC
Thi hành Quyết định số 47/2002/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2002 của Thủ
tướng Chính phủ về chế độ đối với quân nhân (QN), công nhân viên quốc phòng
(CNVQP) tham gia kháng chiến chống Pháp đã phục viên (giải ngũ, thôi việc) từ
ngày 31/12/1960 trở về trước; sau khi có ý kiến thống nhất của Ban Tổ chức
Trung ương tại Công văn số 1337 CV/TCTW ngày 05 tháng 6 năm 2002, Bộ Lao động -
Thương Binh và Xã hội tại Công văn số 2373/LĐTBXH-TL ngày 19/7/2002, Ban Tổ chức
- Cán bộ Chính phủ tại Công văn số 79/BTCCBCP-TL ngày 04 tháng 7 năm 2002 và
Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam tại Công văn số 202/CV-CCB ngày 21 tháng
6 năm 2002, Liên Bộ Quốc phòng - Tài chính hướng dẫn thực hiện như sau:
I. ĐỐI TƯỢNG
VÀ ĐIỀU KIỆN
1. Đối tượng và điều kiện áp dụng:
Quân nhân (bộ đội chủ lực, bộ đội
địa phương), công nhân viên quốc phòng thuộc các cơ quan, đơn vị quân đội có thời
gian tham gia kháng chiến chống Pháp nhập ngũ, tuyển dụng vào quân đội từ ngày
22/12/1944 đến trước ngày 20/7/1954, đã phục viên (giải ngũ, thôi việc) từ ngày
31/12/1960 về trước, không thuộc diện hưởng lương hưu hoặc trợ cấp mất sức lao
động hàng tháng hoặc hưởng chế độ bệnh binh theo Nghị định số 500/NĐ-LB ngày 12/11/1958 của Liên Bộ Cứu tế Xã
hội - Tài chính - Quốc phòng và Nghị định số 523/TTg
ngày 06/12/1958 của Thủ tướng Chính phủ, thuộc một trong các trường hợp sau
đây:
a) Quân nhân, CNVQP do bị
thương, hoặc sức khoẻ yếu, hoặc hoàn cảnh gia đình khó khăn, hoặc do không có
nhu cầu sử dụng được đơn vị cho về gia đình trước ngày 20/7/1954;
b) Quân nhân, CNVQP thuộc diện
giảm quân số sau ngày 20/7/1954 (kể cả số bị địch bắt, trao trả sau đó được giải
quyết xuất ngũ);
c) Quân nhân, CNVQP chuyển ngành
sang làm kinh tế hoặc công tác khác thôi việc từ ngày 31/12/1960 về trước;
d) Quân nhân, CNVQP ở miền Nam,
được đơn vị cho về gia đình trước khi đơn vị tập kết ra miền Bắc theo Hiệp định
Giơ-Ne-Vơ (1954), sau đó không tiếp tục hoạt động hoặc tiếp tục thoát li hoạt động
nhưng đã giải ngũ hoặc thôi việc tại miền Nam trước ngày 30/4/1975 mà không hưởng
chế độ hưu trí, mất sức lao động, bệnh binh hàng tháng (thời gian được tính hưởng
là thời gian thực tế phục vụ quân đội từ ngày 20/7/1954 về trước).
Các đối tượng quy định tại Điểm
a, b, c, d nêu trên đã hưởng hoặc đang hưởng phụ cấp, trợ cấp một lần hoặc hàng
tháng như: Trợ cấp thương tật của thương binh, trợ cấp đối với thân nhân liệt
sĩ; phụ cấp ưu đãi đối với anh hùng; phụ cấp, trợ cấp đối với người hoạt động
cách mạng trước cách mạng tháng tám năm 1945; trợ cấp tù đày; trợ cấp người có
công giúp đỡ cách mạng; trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng; trợ cấp tham gia
kháng chiến; chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn khi đang
làm việc hoặc đã nghỉ việc vẫn được hưởng chế độ theo quy định tại Thông tư
này.
Các đối tượng nêu trên, nếu đã từ
trần thì vợ hoặc chồng của người từ trần được hưởng trợ cấp. Nếu vợ hoặc chồng
của người từ trần đã chết thì người thừa kế theo pháp luật được hưởng trợ cấp,
theo thứ tự sau:
- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ
nuôi, con đẻ, con nuôi theo quy định của pháp luật của người từ trần (thuộc
hàng thừa kế thứ nhất);
- Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà
ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người từ trần (thuộc hàng thừa kế thứ
hai);
- Bác ruột, chú ruột, cậu ruột,
cô ruột, dì ruột của người từ trần; cháu ruột của người từ trần mà người từ trần
đó là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột (thuộc hàng thừa kế thứ
ba).
(Mỗi hàng thừa kế do một người đại
diện được những người trong hàng thừa kế uỷ quyền đứng khai. Người đại diện ở
hàng thừa kế sau chỉ đứng khai hưởng chế độ nếu không còn ai đại diện ở hàng thừa
kế trước).
2. Đối tượng và điều kiện không
áp dụng:
a) Đối tượng quy định tại Khoản 1, Mục I nêu trên, sau khi phục viên (giải ngũ, thôi việc)
mà tái ngũ, tuyển dụng vào quân đội hoặc tiếp tục thoát ly công tác và đã xuất
ngũ, thôi việc tại miền Bắc sau ngày 31/12/1960 và tại miền Nam từ ngày
30/4/1975 về sau;
b) Những người đào ngũ, bỏ ngũ
đã ghi trong lý lịch cá nhân hoặc có văn bản thông báo đào ngũ của cấp trung
đoàn trở lên hoặc có tên trong danh sách đào ngũ lưu trữ tại cơ quan quân sự
huyện (quận);
c) Đối tượng sau khi xuất ngũ,
thôi việc có tham gia nguỵ quân hoặc chính quyền nguỵ ở miền Nam tại địa phương
từ thôn, bản, ấp, tổ dân phố... (sau đây gọi tắt là thôn) trở lên; hoặc không
tham gia nguỵ quân hoặc chính quyền nguỵ tại đại phương nêu trên nhưng có hành
động cộng tác với địch, gây thiệt hại cho cách mạng;
d) Đối tượng đang trong thời
gian thi hành án tù giam;
đ) Người bị địch bắt mà đầu
hàng, phản bội, xưng khai đã ghi trong lý lịch cá nhân hoặc có danh sách lưu trữ
trong hồ sơ quản lý của cơ quan có thẩm quyền trong quân đội;
e) Đối tượng đã từ trần nhưng
không còn người thừa kế theo pháp luật.
Những người hưởng chế độ hưu
trí, bệnh binh, mất sức lao động hàng tháng; dân quân du kích, tự vệ; thanh
niên xung phong; dân công hoả tuyến và dân công thời chiến không thuộc đối tượng
quy định tại Thông tư này.
II. CHẾ ĐỘ ĐƯỢC
HƯỞNG
1. Nguyên tắc tính hưởng:
a) Thời gian để tính hưởng chế độ
là thời gian thực tế phục vụ trong quân đội từ ngày 22/12/1944 đến ngày
31/12/1960, trong đó thời điểm nhập ngũ, tuyển dụng của QN, CNVQP phải trước
ngày 20/7/1954 và phục viên (giải ngũ, thôi việc) từ ngày 31/12/1960 về trước.
b) Trong khoảng thời gian từ
ngày 22/12/1944 đến ngày 31/12/1960, nếu QN, CNVQP có thời gian phục vụ quân đội
bị gián đoạn thì được cộng dồn các khoảng thời gian thực tế phục vụ trong quân
đội để tính hưởng chế độ.
2. Cách tính
hưởng:
a) Công thức tính:
Thời gian được tính hưởng chế độ
xác định theo công thức sau:
Tổng
số năm được tính để hưởng chế độ
|
=
|
Tổng
số tháng được tính để hưởng chế độ
12
tháng
|
Khi tính thời gian theo công thức
trên, nếu có tháng lẻ thì từ 6 tháng trở lên được tính là 1 năm, dưới 6 tháng
được tính là 1/2 năm.
b) Cách tính:
- Tính theo năm thực tế phục vụ
trong quân đội của đối tượng, cứ mỗi năm được hưởng bằng 420.000 đồng (bốn trăm
hai mươi ngàn đồng).
Ví dụ 1: Ông Nguyễn Văn A nhập
ngũ tháng 1/1946, đến tháng 6/1958 xuất ngũ. Mức hưởng như sau:
+ Thời gian công tác được tính
hưởng chế độ = 12 năm 6 tháng, được tính tròn là 13 năm
+ Số tiền trợ cấp một lần là:
420.000 đ/năm ´ 13 năm = 5.460.000đ.
Ví dụ 2: Ông Phạm Văn B nhập ngũ
tháng 11/1947 đến tháng 10/1949 do ốm, đơn vị cho về nghỉ dài hạn tại gia đình;
đến tháng 8/1954 ông B tái ngũ và tháng 12/1958 phục viên về địa phương. Mức hưởng
như sau:
+ Thời gian công tác được tính
hưởng chế độ = 2 năm (lần 1) + 4 năm 5 tháng (lần 2) = 6 năm 5 tháng, được tính
là 6,5 năm;
+ Số tiền trợ cấp một lần là:
420.000 đ/năm ´ 6,5 năm = 2.730.000đ.
- Đối với những đối tượng có thời
gian phục vụ trong quân đội từ 2 năm trở xuống, mức hưởng chế độ thống nhất bằng
840.000 đồng (tám trăm bốn mươi ngàn đồng).
Ví dụ 3: Ông Trần Văn C nhập ngũ
tháng 1/1950, đến tháng 3/1951, đơn vị cho về gia đình nghỉ vì ốm. Mức hưởng
như sau:
+ Thời gian công tác được tính để
hưởng chế độ: từ tháng 1/1950 đến tháng 3/1951 là 1 năm 3 tháng (dưới 2 năm)
+ Số tiền được hưởng: 840.000 đồng
- Đối với đối tượng đã từ trần
trước ngày 01/5/2002 (trước thời điểm Quyết định số 47/2002/QĐ-TTg ngày 11/4/2002 của Thủ tướng
Chính phủ có hiệu lực thi hành) thì vợ hoặc chồng hoặc người thừa kế theo pháp luật
của người từ trần được hưởng mức trợ cấp một lần thống nhất bằng 2.000.000 đồng
(hai triệu đồng), không phụ thuộc vào thời gian phục vụ trong quân đội.
Trường hợp đối tượng từ trần từ
ngày 01/5/2002 về sau mà chưa được hưởng chế độ theo quy định tại Thông tư này
thì vợ hoặc chồng hoặc người thừa kế theo pháp luật của người từ trần được hưởng
mức trợ cấp tình theo thời gian thực tế phục vụ trong quân đội của đối tượng.
III. THỦ TỤC,
HỒ SƠ
1. Hồ sơ
a) Các giấy tờ làm căn cứ xét
duyệt:
- Các giấy tờ gốc hoặc được coi
là giấy tờ gốc:
+ Lý lịch quân nhân: lý lịch
quân nhân phục viên;
+ Lý lịch Đảng viên (nếu là Đảng
viên);
+ Công lệnh giải ngũ; giấy báo
phục viên;
+ Giấy cho nghỉ phép dài hạn;
+ Thẻ chứng minh thư quân nhân dự
bị;
- Các giấy tờ liên quan:
+ Bằng (hoặc giấy chứng nhận của
cấp có thẩm quyền) Huân, Huy chương tổng kết kháng chiến chống Pháp hoặc khen thưởng
tham gia kháng chiến chống Pháp trong dịp thực hiện Nghị định 28/CP ngày 29/4/1995 của Chính phủ;
+ Bằng Bảng vàng danh dự, Bảng
gia đình vẻ vang;
+ Các giấy tờ có liên quan
khác...
b) Quy định về hồ sơ thẩm định,
xét duyệt:
- Đối với đối tượng còn có giấy
tờ gốc hoặc được coi là giấy tờ gốc, hồ sơ gồm:
+ Bản khai cá nhân (mẫu số 1a);
hoặc của thân nhân là vợ hoặc chồng hoặc đại diện người thừa kế theo pháp luật
(mẫu số 1b) đối với trường hợp đối tượng đã từ trần, có xác nhận của chính quyền
xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là xã (phường)) nơi cư trú.
Nếu đại diện người thừa kế theo
pháp luật làm bản khai thì phải kèm theo giấy uỷ quyền của những người cùng
hàng thừa kế, có xác nhận của chính quyền xã (phường) nơi người uỷ quyền cư trú
(mẫu số 1c).
+ Bản sao một trong các giấy tờ
gốc hoặc được coi là giấy tờ gốc theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Mục này có
công chứng Nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã (phường) nơi cư trú.
- Đối với đối tượng không còn giấy
tờ gốc hoặc được coi là giấy tờ gốc (chỉ có giấy tờ liên quan, hoặc không có giấy
tờ), hồ sơ gồm:
+ Bản khai cá nhân hoặc của thân
nhân như quy định nêu trên.
+ Bản sao các giấy tờ có liên
quan theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Mục này (nếu có) có công chứng Nhà nước
hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã (phường) nơi cư trú.
+ Biên bản xem xét và xác nhận của
hội nghị Liên tịch của thôn, gồm đại diện: Chi uỷ (chi bộ), Trưởng thôn, Chi hội
Cựu chiến binh, Chi hội Người cao tuổi (hoặc đại diện đảng viên, đại diện cựu
chiến binh, đại diện người cao tuổi đối với nơi chưa có điều kiện thành lập tổ
chức nêu trên), cán bộ lão thành cách mạng... (mẫu số 2)
+ Biên bản xét và xác nhận của hội
nghị Ban chấp hành Hội cựu chiến binh xã, phường (có đại diện cựu chiến binh
tham gia kháng chiến chống Pháp đã được hưởng chế độ theo Quyết định số 47/2002/QĐ-TTg hoặc cựu chiến binh tham gia
kháng chiến chống Pháp dang hưởng chế độ hưu trí, bệnh binh, mất sức lao động
hàng tháng) gửi Uỷ ban nhân dân xã (phường) xét duyệt (mẫu số 3)
+ Bản xác nhận và đề nghị Uỷ ban
nhân dân xã, phường (mẫu số 4).
Đối với QN, CNVQP đã phục viên
(giải ngũ, thôi việc) thuộc đối tượng quy định tại Thông tư này nhưng nay cư
trú ở địa phương khác, nếu không có đủ giấy tờ chứng nhận đã có thời gian phục
vụ trong quân đội thì phải có văn bản xác nhận của địa phương xã (phường) nơi
quê quán, của đối tượng hoặc nơi đối tượng nhập ngũ (tuyển dụng vào CNVQP); hoặc
xác nhận của cơ quan, đơn vị quản lý đối tượng trước khi nhập ngũ hoặc khi tại
ngũ.
2. Trình tự và trách nhiệm của đối
tượng, của cơ quan, đơn vị địa phương và Trung ương
a) Trách nhiệm của đối tượng:
- Làm bản khai theo mẫu quy định.
- Nộp 2 bộ gồm: Bản khai và bản
sao một trong các giấy tờ gốc hoặc được coi là giấy tờ gốc hoặc bản sao các giấy
tờ có liên quan (nếu có) cho Uỷ ban nhân dân xã (phường).
- Bảo đảm tính trung thực của bản
khai, các giấy tờ cá nhân và chịu trách nhiệm pháp lý khi có hành vi vi phạm
pháp luật.
b) Trách nhiệm của Uỷ ban nhân
dân xã (phường):
- Chỉ đạo, triển khai việc tuyên
truyền, phổ biến trong nhân dân và đối tượng về nội dung chế độ và tổ chức thực
hiện bảo đảm dân chủ, công khai, chặt chẽ, chính xác, đúng đối tượng ở địa
phương.
- Thành lập Hội đồng chính sách
xã (phường) do Chủ tịch (hoặc phó Chủ tịch) Uỷ ban nhân dân làm Chủ tịch Hội đồng,
Ban Chỉ huy quân sự làm thường trực và các thành viên gồm: Đại diện Đảng uỷ; đại
diện Mặt trận Tổ quốc; đại diện Hội Cựu chiến binh; đại diện Ban công an; cán bộ
làm công tác thương binh xã hội và một số thành viên khác (nếu xét thấy cần thiết)
để giúp Uỷ ban nhân dân xã (phường) tổ chức thực hiện chế độ cho đối tượng tại
địa phương theo đúng quy định tại Quyết định số 47/2002/QĐ-TTg
của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư này.
- Tiếp nhận hồ sơ của đối tượng
đề nghị hưởng chế độ, chuyển giao và chỉ đạo Trưởng thôn tổ chức hội nghị xem
xét, xác nhận và đề nghị cho từng đối tượng.
- Tổng hợp danh sách và hồ sơ đối
tượng do các Trưởng thôn báo cáo; đề nghị Ban chấp hành Hội Cựu chiến binh họp
xem xét, xác nhận. Đối với những trường hợp không có giấy tờ gốc hoặc được coi
là giấy tờ gốc, chưa xác định rõ đối tượng, thời gian tính hưởng, hội nghị lập
văn bản xác nhận từng trường hợp cụ thể.
- Tổ chức hội nghị xét duyệt đối
với các đối tượng do các thôn báo cáo và Ban chấp hành Hội Cựu chiến binh đã
cho ý kiến.
- Niêm yết danh sách đối tượng
đã được xét duyệt tại trụ sở Uỷ ban nhân dân xã (phường) để lấy ý kiến của nhân
dân và công bố danh sách đã xét duyệt trên phương tiện thông tin đại chúng tại
địa phương.
- Sau 15 ngày, nếu không có ý kiến
thắc mắc, khiếu kiện của nhân dân thì Uỷ ban nhân dân xã (phường) tổng hợp, lập
hồ sơ báo cáo Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh
(sau đây gọi tắt là huyện (quận)), qua Ban chỉ huy quân sự huyện (quận), gồm: Công
văn đề nghị của Uỷ ban nhân dân xã, phường (mẫu số 5), kèm theo danh sách trích
ngang đối tượng (mẫu số 6a, 6b) và 02 bộ hồ sơ của đối tượng.
Đối với đối tượng không có giấy
tờ gốc hoặc được coi là giấy tờ gốc, Uỷ ban nhân dân xã (phường) xác minh kỹ, lập
văn bản xác nhận và đề nghị từng trường hợp cụ thể (mẫu số 4) và chịu trách nhiệm
về nội dung xác nhận nói trên.
Đối với những trường hợp có ý kiến
thắc mắc, khiếu kiện của nhân dân thì Uỷ ban nhân dân xã (phường) tiếp tục xác
minh, xem xét, báo cáo sau.
- Tổ chức xác nhận đối tượng, thời
gian phục vụ quân đội (để tính hưởng chế độ) theo đề nghị của đối tượng hiện
nay cư trú ở địa phương khác (quy trình tổ chức xét duyệt và hồ sơ thực hiện
như đối tượng không còn giấy tờ gốc hoặc được coi là giấy tờ gốc ở địa phương).
Trong thời gian 45 ngày phải chuyển hồ sơ đã xét duyệt hoặc trả lời cho đối tượng
theo đề nghị.
- Tiếp tục xác minh và báo cáo
các trường hợp chưa rõ đối tượng, chưa rõ thời gian tham gia quân đội và còn vướng
mắc chưa giải quyết chế độ theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền.
- Theo dõi việc nhận, chi trả chế
độ của đối tượng.
c) Trách nhiệm của Uỷ ban nhân
dân huyện (quận):
- Chỉ đạo các xã (phường) và các
cơ quan chức năng có liên quan tuyên truyền các chế độ quy định cho mọi đối tượng
tại địa phương.
- Thành lập Ban chỉ đạo do Chủ tịch
(hoặc Phó Chủ tịch) Uỷ ban nhân dân huyện (quận) làm Trưởng ban, cơ quan quân sự
làm thường trực và các thành viên gồm: Đại diện Ban Tổ chức Huyện (quận) uỷ, Tổ
chức chính quyền, Hội Cựu chiến binh, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội,
Cơ quan Bảo hiểm xã hội, Phòng Tài chính... để giúp Uỷ ban nhân dân huyện (quận)
chỉ đạo các cơ quan chức năng và các xã (phường) phối hợp hướng dẫn, tổ chức
triển khai và kiểm tra thực hiện.
- Tổ chức tập huấn cho các cơ
quan chức năng của huyện (quận) và lãnh đạo chính quyền, cán bộ chuyên môn ở
các xã (phường) về nội dung chế độ, biện pháp và quy trình tổ chức thực hiện ở
địa phương.
- Chỉ đạo Ban Chỉ huy quân sự
huyện (quận) phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức xét duyệt, thẩm định, tổng
hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh (thành phố), qua Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh
(thành phố).
- Chủ trì giải quyết những vướng
mắc, phát sinh tại địa phương, cơ sở.
d) Trách nhiệm của Uỷ ban nhân
dân tỉnh (thành phố):
- Chỉ đạo các địa phương và các
cơ quan chức năng có liên quan tuyên truyền, tổ chức triển khai và kiểm tra thực
hiện chế độ.
- Thành lập Ban chỉ đạo do Chủ tịch
(hoặc Phó chủ tịch) Uỷ ban nhân dân tỉnh (thành phố) làm Trưởng ban, cơ quan
Quân sự làm thường trực và các thành viên gồm: Đại diện Ban Tổ chức tỉnh
(thành) uỷ, Tổ chức chính quyền, Hội Cựu chiến binh, Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội, Cơ quan Bảo hiểm xã hội, Sở Tài chính.... để giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh
(thành phố) chỉ đạo các cơ quan chức năng và các địa phương thuộc quyền triển
khai, hướng dẫn, tổ chức thực hiện.
- Chỉ đạo, chủ trì tổ chức tập
huấn cho các Ban, ngành chức năng có liên quan; lãnh đạo chính quyền và các cơ
quan chức năng của các huyện (quận).
- Chỉ đạo Bộ chỉ huy quân sự tỉnh
(thành phố) phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức thẩm định kết quả xét
duyệt của các cấp, tổng hợp báo cáo Bộ Tư lệnh quân khu (qua phòng Chính sách
quân khu).
- Chủ trì giải quyết những vướng
mắc, phát sinh tại địa phương.
đ) Trách nhiệm của cơ quan quân
sự địa phương các cấp:
- Trách nhiệm của Ban Chỉ huy
quân sự huyện (quận):
+ Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan chức năng giúp Uỷ ban nhân dân huyện (quận) tuyên truyền phổ biến, triển
khai tổ chức thực hiện ở các cấp. Theo dõi việc xét duyệt ở cấp xã (phường).
+ Tiếp nhận hồ sơ đối tượng theo
đề nghị của Uỷ ban nhân dân các xã (phường). Lập danh sách đề nghị Phòng Lao động-
Thương binh xã hội và cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện (quận) rà soát những đối tượng
đã được công nhận là liệt sỹ, đối tượng thuộc diện hưởng chế độ hưu trí, mất sức
lao động, bệnh binh hàng tháng.
+ Xét duyệt, thẩm định hồ sơ đối
tượng; tổng hợp danh sách, báo cáo xin ý kiến Ban chỉ đạo huyện (quận).
+ Tổng hợp danh sách đối tượng
có đầy đủ hồ sơ (mẫu số 6a, 6b), làm công văn đề nghị có ý kiến xác nhận của Uỷ
ban nhân dân huyện, quận (mẫu số 5), báo cáo Bộ chỉ huy quân sự tỉnh (thành phố),
kèm theo hồ sơ của đối tượng (mỗi đối tượng 2 bộ hồ sơ).
+ Lập danh sách (kèm theo hồ sơ)
các trường hợp sau khi xét duyệt, thẩm định ở cấp huyện (quận) chưa xác định rõ
đối tượng và thời gian phục vụ quân đội hoặc hồ sơ còn có mâu thuẫn, vướng mắc,
chuyển cho Uỷ ban nhân dân xã (phường) quản lý đối tượng tiếp tục xem xét.
+ Trực tiếp thực hiện chi trả
cho đối tượng và thanh quyết toán theo quy định hiện hành. Thông báo cho các thành
viên Ban chỉ đạo huyện (quận) về danh sách đã được xét duyệt và chi trả.
+ Lưu danh sách đối tượng được
hưởng chế độ thuộc địa phương, đơn vị quản lý và đề xuất biện pháp giải quyết
các vấn đề vướng mắc có liên quan.
- Trách nhiệm của Bộ chỉ huy
quân sự tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương):
+ Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan chức năng giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh (thành phố) tuyên truyền phổ biến, tổ
chức triển khai thực hiện ở các cấp.
+ Tiếp nhận hồ sơ của Ban Chỉ
huy quân sự huyện (quận), tổ chức theo dõi, thẩm định, xét duyệt, kiểm tra; tổng
hợp báo cáo xin ý kiến Ban chỉ đạo và Uỷ ban nhân dân tỉnh (thành phố).
+ Lập danh sách, tổng hợp hồ sơ
báo cáo quân khu (qua Phòng Chính sách), gồm: Công văn đề nghị của Bộ Chỉ huy quân
sự tỉnh, thành phố (mẫu số 5); danh sách trích ngang đối tượng (mẫu số 6a, 6b);
hồ sơ đối tượng (01 đối tượng 01 bộ hồ sơ)
+ Căn cứ vào thông báo kinh phí
và danh sách được trên quyết định, chỉ đạo việc chi trả cho đối tượng và thanh
quyết toán theo quy định hiện hành.
+ Lưu danh sách đối tượng được
hưởng chế độ và hồ sơ (01 đối tượng 01 bộ hồ sơ) thuộc địa phương đơn vị quản
lý và đề xuất biện pháp giải quyết các vấn đề có liên quan.
e) Trách nhiệm của cấp Quân khu:
- Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị,
cơ quan quân sự địa phương thuộc quyền triển khai thực hiện.
- Tiếp nhận báo cáo, hồ sơ của Bộ
chỉ huy quân sự tỉnh (thành phố). Tổ chức theo dõi, thẩm định, kiểm tra và tổng
hợp báo cáo Bộ Quốc phòng (qua Cục Chính sách - Tổng cục Chính trị), gồm: Công
văn đề nghị của Bộ Tư lệnh Quân khu (mẫu số 5); danh sách trích ngang đối tượng
(mẫu số 6a, 6b); hồ sơ đối tượng (01 đối tượng 01 bộ hồ sơ).
- Căn cứ vào thông báo kinh phí
và danh sách được trên quyết định, chỉ đạo các cơ quan quân sự thuộc quyền chi
trả cho đối tượng và thanh quyết toán theo quy định hiện hành với Bộ Quốc phòng
(qua Cục Tài chính - Bộ Quốc phòng).
- Chỉ đạo, kiểm tra việc triển
khai thực hiện của các đơn vị và cơ quan quân sự địa phương thuộc quyền.
g) Trách nhiệm của các cơ quan
chức năng Bộ Quốc phòng:
- Cục Chính sách - Tổng cục
Chính trị:
+ Chỉ đạo, quản lý việc xét duyệt,
thẩm định và đề nghị của các Quân khu; tổng hợp trình Thủ trưởng Tổng cục Chính
trị ra Quyết định hưởng chế độ cho đối tượng;
+ Lập phiếu thanh toán chế độ trợ
cấp một lần và thông báo danh sách đối tượng được hưởng cho các đơn vị;
+ Phối hợp với Cục Tài chính lập
dự toán ngân sách báo cáo Bộ Tài chính; lập kế hoạch phân bổ ngân sách cho các
đơn vị để tổ chức chi trả cho đối tượng;
+ Chủ trì phối hợp với các cơ
quan chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện và giải quyết những
vướng mắc có liên quan;
+ Lưu danh sách và hồ sơ đối tượng
được hưởng chế độ (01 đối tượng 01 bộ hồ sơ)
- Cục Tài chính - Bộ Quốc phòng:
+ Chủ trì, phối hợp với Cục
Chính sách lập dự toán; thông báo và cấp kinh phí cho các đơn vị; hướng dẫn, chỉ
đạo, giám sát việc chi trả, thanh quyết toán kinh phí với các đơn vị;
+ Chủ trì, phối hợp với Cục
Chính sách giúp Bộ thanh, quyết toán với Bộ Tài chính theo quy định hiện hành.
- Cục Cán bộ - Tổng cục Chính trị,
Cục Quân lực - Bộ Tổng Tham mưu:
+ Theo dõi số lượng đối tượng;
+ Phối hợp xử lý các vấn đề phát
sinh, vướng mắc trong quá trình triển khai, tổ chức thực hiện.
IV. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Bộ Quốc phòng:
a) Uỷ quyền cho Tổng cục Chính
trị giúp Bộ Quốc phòng chỉ đạo toàn bộ quá trình thực hiện chế độ cho đối tượng
theo quy định tại Thông tư này; căn cứ đề nghị của các quân khu, quyết định mức
hưởng chế độ cho đối tượng.
b) Quản lý, chỉ đạo tổ chức chi
trả, thanh quyết toán đúng quy định nguồn kinh phí do Nhà nước bảo đảm.
c) Phối hợp với các Bộ, Ban,
ngành địa phương giải quyết các vấn đề vướng mắc có liên quan.
2. Bộ Tài chính:
a) Căn cứ danh sách đề nghị của
Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính cấp kinh phí chi trả cho đối tượng và lệ phí chi trả
theo từng đợt bằng hình thức hạn mức kinh phí cho Bộ Quốc phòng (qua Cục Tài
chính) để tổ chức thực hiện theo hệ thống cơ quan quân sự địa phương.
b) Chỉ đạo việc thanh quyết toán
theo quy định hiện hành.
3. Quá trình tổ chức xét duyệt, thẩm
định và chi trả chế độ đối với các đối tượng ở cấp thực hiện như sau:
- Đối với các đối tượng có đủ hồ
sơ giấy tờ xác định đúng đối tượng và thời gian tính hưởng, tập trung xét duyệt
và chi trả chế độ dứt điểm trong năm 2002 và quý I năm 2003;
- Đối với các đối tượng hồ sơ
chưa đầy đủ hoặc chưa rõ thì chính quyền các cấp phối hợp với các cơ quan chức
năng tiếp tục xác minh, xem xét, giải quyết tiếp theo;
- Đối với những trường hợp không
có giấy tờ, chưa rõ đối tượng và thời gian tính hưởng thì tổng hợp, xem xét báo
cáo sau.
4. Nguồn kinh phí chi trả chế độ
quy định tại Thông tư này do ngân sách Nhà nước bảo đảm.
- Lệ phí chi trả (bao gồm: Lệ
phí bảo đảm cho công tác tuyên truyền, triển khai, quản lý, xét duyệt, chi trả
)
được tính bằng 4% tổng mức kinh phí chi trả cho việc thực hiện chế độ, được cấp
từ nguồn ngân sách Nhà nước.
- Việc quản lý, chi trả, thanh
quyết toán kinh phí yêu cầu phải thực hiện chặt chẽ, kịp thời, chính xác theo
đúng quy định hiện hành.
5. Những người có hành vi khai
man, hoặc làm sai lệch, giả mạo hồ sơ, tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ
bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự và phải bồi thường thiệt
hại (nếu có) theo quy định của pháp luật.
6. Thông tư này có hiệu lực thi
hành kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2002
Trong quá trình tổ chức thực hiện
nếu có vướng mắc, đề nghị Uỷ ban nhân dân các cấp, các đơn vị và cơ quan quân sự
địa phương phản ánh về Liên Bộ để xem xét, giải quyết.
Nguyễn
Thị Kim Ngân
(Đã
ký)
|
Nguyễn
Văn Rinh
(Đã
ký)
|