Quân nhân chuyên nghiệp dự bị gặp tai nạn khi tham gia huấn luyện nhưng không có bảo hiểm xã hội thì phải làm thế nào?
- Quân nhân chuyên nghiệp dự bị gặp tai nạn khi tham gia huấn luyện nhưng không có bảo hiểm xã hội thì phải làm thế nào?
- Trường hợp nào thì quân nhân chuyên nghiệp dự bị không được hưởng chế độ trợ cấp tai nạn?
- Trợ cấp dành cho quân nhân chuyên nghiệp dự bị tại đơn vị dự bị động viên có được lấy từ ngân sách nhà nước?
Quân nhân chuyên nghiệp dự bị gặp tai nạn khi tham gia huấn luyện nhưng không có bảo hiểm xã hội thì phải làm thế nào?
Quân nhân chuyên nghiệp dự bị (Hình từ Internet)
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Nghị định 79/2020/NĐ-CP quy định về chế độ khám bệnh, chữa bệnh; chế độ trợ cấp tai nạn đối với quân nhân chuyên nghiệp dự bị tại đơn vị dự bị động viên như sau:
Chế độ khám bệnh, chữa bệnh; chế độ trợ cấp tai nạn; trợ cấp chết do tai nạn hoặc chết do ốm đau, tai nạn rủi ro
Quân nhân dự bị không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế quy định tại khoản 6 Điều 30 của Luật trong thời gian tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và huy động khi chưa đến mức tổng động viên hoặc động viên cục bộ, nếu bị ốm đau, bị tai nạn hoặc chết được thực hiện như sau:
...
2. Chế độ trợ cấp tai nạn
a) Điều kiện hưởng trợ cấp
Quân nhân dự bị nếu bị tai nạn được Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên khám, giám định kết luận mức độ suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được hưởng trợ cấp trong trường hợp: Trên đường từ nơi ở đến nơi tập trung huấn luyện hoặc khi kết thúc đợt tập trung huấn luyện trở về nơi ở; trong giờ làm việc và tại nơi thực hiện nhiệm vụ; ngoài giờ làm việc, ngoài nơi làm nhiệm vụ khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người chỉ huy có thẩm quyền.
b) Mức trợ cấp
Suy giảm khả năng lao động 5% thì được trợ cấp một lần bằng 8.000.000 đồng; sau đó, cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 800.000 đồng.
...
Theo đó, trường hợp không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội nhưng gặp tai nạn trong lúc tham gia huấn luyện thì quân nhân chuyên nghiệp dự bị sẽ được hưởng trợ cấp tai nạn nếu được Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên khám, giám định kết luận mức độ suy giảm khả năng lao động từ 5%.
Tuy nhiên, việc bị tai nạn của quân nhân chuyên nghiệp dự bị phải trong trường hợp sau:
- Trên đường từ nơi ở đến nơi tập trung huấn luyện hoặc khi kết thúc đợt tập trung huấn luyện trở về nơi ở.
- Trong giờ làm việc và tại nơi thực hiện nhiệm vụ; ngoài giờ làm việc, ngoài nơi làm nhiệm vụ khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người chỉ huy có thẩm quyền.
Trường hợp nào thì quân nhân chuyên nghiệp dự bị không được hưởng chế độ trợ cấp tai nạn?
Căn cứ khoản 4 Điều 6 Nghị định 79/2020/NĐ-CP quy định về những trường hợp mà quân nhân chuyên nghiệp dự bị không được hưởng chế độ trợ cấp tai nạn:
Chế độ khám bệnh, chữa bệnh; chế độ trợ cấp tai nạn; trợ cấp chết do tai nạn hoặc chết do ốm đau, tai nạn rủi ro
Quân nhân dự bị không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế quy định tại khoản 6 Điều 30 của Luật trong thời gian tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và huy động khi chưa đến mức tổng động viên hoặc động viên cục bộ, nếu bị ốm đau, bị tai nạn hoặc chết được thực hiện như sau:
...
4. Chế độ, chính sách quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này không áp dụng đối với quân nhân dự bị bị ốm đau, tai nạn hoặc chết thuộc một trong các nguyên nhân sau đây:
a) Do mâu thuẫn của chính bản thân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ của đơn vị.
b) Do cố ý tự hủy hoại sức khỏe bản thân; do say rượu, bia; do vi phạm kỷ luật Quân đội, pháp luật của Nhà nước.
c) Do sử dụng chất ma túy, chất gây nghiện, chất hướng thần, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần trái với quy định của pháp luật.
...
Như vậy, nếu thuộc một trong các trường hợp sau thì quân nhân chuyên nghiệp dự bị không được hưởng chế độ trợ cấp tai nạn:
- Do mâu thuẫn của chính bản thân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ của đơn vị.
- Do cố ý tự hủy hoại sức khỏe bản thân; do say rượu, bia; do vi phạm kỷ luật Quân đội, pháp luật của Nhà nước.
- Do sử dụng chất ma túy, chất gây nghiện, chất hướng thần, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần trái với quy định của pháp luật.
Trợ cấp dành cho quân nhân chuyên nghiệp dự bị tại đơn vị dự bị động viên có được lấy từ ngân sách nhà nước?
Căn cứ Điều 9 Nghị định 79/2020/NĐ-CP quy định về nguồn kinh phí để thực hiện chi trả trợ cấp cho các đối tượng dự bị động viên như sau:
Nguồn kinh phí
1. Ngân sách trung ương bảo đảm cho việc thực hiện chế độ, chính sách quy định tại Nghị định này được bố trí trong dự toán chi hằng năm của Bộ Quốc phòng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Ngân sách địa phương bảo đảm cho việc thực hiện chế độ, chính sách quy định tại Điều 5 Nghị định này; bảo đảm chế độ, chính sách quy định tại Điều 4, Điều 6 Nghị định này trong thời gian huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và huy động đối với đơn vị dự bị động viên thuộc bộ đội địa phương.
Từ quy định trên thì trợ cấp tai nạn đối với quân nhân chuyên nghiệp dự bị trong thời gian huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và huy động đối với đơn vị dự bị động viên thuộc bộ đội địa phương không lấy từ ngân sách nhà nước mà là từ nguồn của ngân sách địa phương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp Luật và văn bản hướng dẫn về Đấu thầu qua mạng mới nhất? Lộ trình đấu thầu qua mạng như thế nào?
- Mẫu tờ khai đề nghị xác nhận nơi thường xuyên đậu đỗ; sử dụng phương tiện vào mục đích để ở theo Nghị định 154/2024 thế nào?
- Đáp án Cuộc thi tìm hiểu Đảng bộ tỉnh Tây Ninh qua 11 kỳ Đại hội trên Internet Tuần 1 như thế nào?
- Xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân quận được thực hiện theo nguyên tắc nào? Hội đồng nhân dân quận có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Tổng hợp lời chúc Giáng sinh ý nghĩa, hay, ngắn gọn năm 2024? Lời chúc Giáng sinh cho bạn bè?