Quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị gồm những việc nào? Cơ quan nào thống nhất quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị?
Quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị gồm những việc nào?
Theo khoản 2 Điều 2 Nghị định 39/2010/NĐ-CP thì quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị bao gồm việc quy hoạch không gian xây dựng ngầm và các hoạt động liên quan đến xây dựng công trình ngầm đô thị.
Cơ quan nào thống nhất quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị?
Quy định cơ quan thống nhất quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị được quy định tại Điều 3 Nghị định 39/2010/NĐ-CP như sau:
Nguyên tắc quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị
1. Chính phủ thống nhất quản lý trên cơ sở giao Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị trên địa bàn mình quản lý.
2. Không gian xây dựng ngầm đô thị phải được quy hoạch, xây dựng, quản lý và sử dụng. Quy hoạch, phát triển không gian đô thị trên mặt đất phải kết hợp chặt chẽ với việc sử dụng an toàn và hiệu quả không gian ngầm.
3. Việc sử dụng không gian ngầm để xây dựng công trình ngầm phải bảo đảm sử dụng tiết kiệm đất, bảo vệ môi trường và các yêu cầu về an ninh, quốc phòng.
4. Chủ đầu tư các khu đô thị mới, khu nhà ở mới và các tuyến đường phố mới xây dựng hoặc cải tạo, mở rộng có trách nhiệm đầu tư xây dựng các công trình cống, bể kỹ thuật hoặc hào, tuy nen kỹ thuật để bố trí, lắp đặt các đường dây và đường ống kỹ thuật theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đối với các đô thị cũ, đô thị cải tạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải có kế hoạch đầu tư xây dựng cống, bể kỹ thuật hoặc hào, tuy nen kỹ thuật để từng bước hạ ngầm đường dây, cáp nổi.
5. Việc xây dựng công trình ngầm đô thị phải tuân thủ các quy định sau:
a) Quy hoạch đô thị, quy chuẩn về xây dựng ngầm, giấy phép xây dựng;
b) Không được xây dựng vượt quá chỉ giới xây dựng hoặc phạm vi sử dụng đất được xác định theo quyết định giao đất, thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi có nhu cầu xây dựng vượt quá chỉ giới xây dựng hoặc phạm vi sử dụng đất đã được xác định (trừ phần đấu nối kỹ thuật của hệ thống đường dây, đường ống ngầm) thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;
c) Bảo đảm an toàn cho cộng đồng, cho bản thân công trình và các công trình lân cận; không làm ảnh hưởng đến việc sử dụng, khai thác, vận hành của các công trình lân cận cũng như các công trình đã có hoặc đã xác định trong quy hoạch đô thị.
Theo quy định trên, Chính phủ thống nhất quản lý trên cơ sở giao Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị trên địa bàn mình quản lý.
Chủ đầu tư các khu đô thị mới, khu nhà ở mới và các tuyến đường phố mới xây dựng hoặc cải tạo, mở rộng có trách nhiệm đầu tư xây dựng các công trình cống, bể kỹ thuật hoặc hào, tuy nen kỹ thuật để bố trí, lắp đặt các đường dây và đường ống kỹ thuật theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Đối với các đô thị cũ, đô thị cải tạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải có kế hoạch đầu tư xây dựng cống, bể kỹ thuật hoặc hào, tuy nen kỹ thuật để từng bước hạ ngầm đường dây, cáp nổi.
Không gian xây dựng ngầm đô thị (Hình từ Internet)
Những loại công trình ngầm đô thị nào được khuyến khích đầu tư xây dựng?
Quy định về loại công trình ngầm đô thị nào được khuyến khích đầu tư xây dựng tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 39/2010/NĐ-CP như sau:
Hỗ trợ và ưu đãi để xây dựng công trình ngầm đô thị
1. Nhà nước khuyến khích các tổ chức và cá nhân tham gia quy hoạch không gian xây dựng công trình ngầm; đầu tư xây dựng các công trình ngầm theo các hình thức đầu tư thích hợp.
2. Các loại công trình ngầm đô thị được khuyến khích đầu tư xây dựng bao gồm:
a) Công trình giao thông ngầm và bãi đỗ xe ngầm;
b) Công trình đầu mối kỹ thuật ngầm;
c) Cống, bể kỹ thuật, hào, tuy nen kỹ thuật.
3. Các tổ chức và cá nhân tham gia đầu tư xây dựng các công trình ngầm được quy định tại khoản 2 Điều này được hỗ trợ và ưu đãi đầu tư theo các quy định của pháp luật hiện hành.
4. Các Bộ: Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình hướng dẫn thực hiện các quy định tại khoản 3 của Điều này.
Như vậy, Nhà nước khuyến khích các tổ chức và cá nhân tham gia quy hoạch không gian xây dựng công trình ngầm; đầu tư xây dựng các công trình ngầm theo các hình thức đầu tư thích hợp.
Những loại công trình ngầm đô thị nào được khuyến khích đầu tư xây dựng gồm:
+ Công trình giao thông ngầm và bãi đỗ xe ngầm.
+ Công trình đầu mối kỹ thuật ngầm.
+ Cống, bể kỹ thuật, hào, tuy nen kỹ thuật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?