Quá trình xác định, lựa chọn gia đình nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em được thực hiện như thế nào?
Quá trình lựa chọn gia đình nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em được thực hiện như thế nào?
Theo Điều 7 Thông tư 14/2020/TT-BLĐTBXH, quá trình xác định, clựa chọn gia đình nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em được thực hiện như sau:
- Ngoài trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều 42 Nghị định 56/2017/NĐ- CP về việc xác định và lựa chọn cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế, người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã còn có trách nhiệm sau:
+ Xác định điều kiện của cá nhân, gia đình có nhu cầu nhận chăm sóc thay thế;
+ Đánh giá mức độ phù hợp của cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế với trẻ em dựa trên các thông tin của cá nhân, gia đình đăng ký nhận chăm sóc thay thế, các yêu cầu của cá nhân, gia đình đối với trẻ em được nhận chăm sóc thay thế;
+ Tổng hợp, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm: xem xét, phê duyệt danh sách cá nhân, gia đình đủ điều kiện nhận chăm sóc thay thế bảo đảm theo quy định tại khoản 2 Điều 63 Luật trẻ em 2016 trên cơ sở báo cáo của người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã.
Danh sách cá nhân, gia đình đủ điều kiện nhận chăm sóc thay thế gửi cơ quan lao động - thương binh và xã hội cấp huyện theo quy định tại khoản 1 Điều 40 Nghị định 56/2017/NĐ-CP.
- Cơ quan lao động - thương binh và xã hội cấp tỉnh, cấp huyện, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em có trách nhiệm tư vấn cho cá nhân, gia đình được lựa chọn vào danh sách nhận chăm sóc thay thế trẻ em về các quy định của pháp luật liên quan đến quyền và bổn phận của trẻ em, bảo vệ trẻ em và kỹ năng về chăm sóc thay thế.
- Cơ quan lao động - thương binh và xã hội cấp huyện ngoài trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều 68 Luật trẻ em 2016, có trách nhiệm điều phối việc nhận chăm sóc thay thế trẻ em như sau:
+ Định kỳ hằng quý gửi danh sách cá nhân, gia đình có nhu cầu nhận chăm sóc thay thế cho các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã) trong địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là huyện);
+ Rà soát, tổng hợp danh sách trẻ em và cá nhân, gia đình có nhu cầu nhận chăm sóc thay thế;
+ Định kỳ hằng tháng thông tin về trẻ em và cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế được lựa chọn cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cá nhân, gia đình có nhu cầu nhận chăm sóc thay thế cư trú tiếp tục thực hiện chăm sóc thay thế cho trẻ em theo quy định.
Nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em (Hình từ Internet)
Gia đình có nhu cầu nhận chăm sóc thay thế đối với trẻ em cần đáp ứng những điều kiện gì?
Theo Điều 8 Thông tư 14/2020/TT-BLĐTBXH quy định về điều kiện để cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế như sau:
Điều kiện để cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế
Cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế phải bảo đảm các điều kiện sau:
1. Bảo đảm quy định tại khoản 2 Điều 63 Luật trẻ em.
2. Đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xác minh theo mẫu số 11 ban hành kèm theo Nghị định 56/2017/NĐ-CP .
3. Hồ sơ bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Nghị định số 56/2017/NĐ-CP.
4. Đã được cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em hoặc người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã tư vấn theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư này.
5. Được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú phê duyệt đủ điều kiện nhận chăm sóc thay thế.
Như vậy, để được chăm sóc thay thế cho trẻ em, gia đình nhận chăm sóc thay thế cần đáp ứng những điều kiện sau đây:
- Bảo đảm quy định tại khoản 2 Điều 63 Luật trẻ em 2016.
- Đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xác minh theo mẫu số 11 ban hành kèm theo Nghị định 56/2017/NĐ-CP. Tải về.
- Hồ sơ bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Nghị định 56/2017/NĐ-CP.
- Đã được cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em hoặc người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã tư vấn theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 14/2020/TT-BLĐTBXH.
- Được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú phê duyệt đủ điều kiện nhận chăm sóc thay thế.
Người nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em có quyền và trách nhiệm gì?
Theo Điều 64 Luật trẻ em 2016 người nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em có các quyền và trách nhiệm như sau:
- Người nhận chăm sóc thay thế có trách nhiệm sau đây:
+ Bảo đảm Điều kiện để trẻ em được sống an toàn, thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em phù hợp với Điều kiện của người nhận chăm sóc thay thế;
+ Thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú về tình hình sức khỏe thể chất, tinh thần, sự hòa nhập của trẻ em sau 06 tháng kể từ ngày nhận chăm sóc thay thế và hằng năm; trường hợp có vấn đề đột xuất, phát sinh thì phải thông báo kịp thời.
- Người nhận chăm sóc thay thế có quyền sau đây:
+ Được ưu tiên vay vốn, dạy nghề, hỗ trợ tìm việc làm để ổn định cuộc sống, chăm sóc sức khỏe khi gặp khó khăn;
+ Được hỗ trợ kinh phí chăm sóc sức khỏe, nuôi dưỡng trẻ em theo quy định của pháp luật và được nhận hỗ trợ của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân để thực hiện việc chăm sóc thay thế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?
- Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân gồm những hình phạt nào? Hình phạt cao nhất là gì?