Quá trình bàn giao số liệu viễn thông được thực hiện theo trình tự như thế nào? Số liệu viễn thông được bảo mật như thế nào?
Quá trình bàn giao số liệu viễn thông được thực hiện theo trình tự như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 21/2017/TT-BTTTT, có quy định về bàn giao, tiếp nhận số liệu viễn thông như sau:
Bàn giao, tiếp nhận số liệu viễn thông
1. Thủ tục bàn giao, tiếp nhận số liệu được thực hiện tại trụ sở Cục Viễn thông, giữa người đại diện theo ủy quyền bàn giao số liệu và người đại diện theo ủy quyền tiếp nhận số liệu. Quá trình bàn giao, tiếp nhận số liệu được lập biên bản và thực hiện theo trình tự như sau:
a) Người đại diện theo ủy quyền bàn giao số liệu kiểm tra tư cách tiếp nhận số liệu của người đại diện theo ủy quyền tiếp nhận số liệu;
b) Xác nhận loại số liệu, phạm vi cung cấp số liệu; bàn giao cấu trúc số liệu đối với loại số liệu quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Thông tư này;
c) Kiểm tra niêm phong đối với trường hợp doanh nghiệp cung cấp số liệu viễn thông bằng thiết bị lưu trữ lưu động;
d) Thực hiện quá trình chuyển giao số liệu;
đ) Kiểm tra tính toàn vẹn và đầy đủ số liệu được gửi qua giao thức truyền tệp trên hệ thống máy chủ gửi nhận của doanh nghiệp viễn thông và Cục Viễn thông;
e) Kiểm tra lại tính toàn vẹn và đầy đủ số liệu theo yêu cầu cung cấp số liệu trên hệ thống lưu trữ của Cục Viễn thông;
g) Ký biên bản bàn giao, tiếp nhận số liệu.
2. Cục Viễn thông chịu trách nhiệm bảo mật số liệu do doanh nghiệp viễn thông cung cấp kể từ thời điểm các đại diện theo ủy quyền ký biên bản bàn giao, tiếp nhận số liệu.
Như vậy, theo quy định trên thì quá trình bàn giao số liệu viễn thông được thực hiện theo trình tự như sau:
- Người đại diện theo ủy quyền bàn giao số liệu kiểm tra tư cách tiếp nhận số liệu của người đại diện theo ủy quyền tiếp nhận số liệu;
- Xác nhận loại số liệu, phạm vi cung cấp số liệu; bàn giao cấu trúc số liệu đối với loại số liệu quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Thông tư này;
- Kiểm tra niêm phong đối với trường hợp doanh nghiệp cung cấp số liệu viễn thông bằng thiết bị lưu trữ lưu động;
- Thực hiện quá trình chuyển giao số liệu;
- Kiểm tra tính toàn vẹn và đầy đủ số liệu được gửi qua giao thức truyền tệp trên hệ thống máy chủ gửi nhận của doanh nghiệp viễn thông và Cục Viễn thông;
- Ký biên bản bàn giao, tiếp nhận số liệu.
Quá trình bàn giao số liệu viễn thông được thực hiện theo trình tự như thế nào? (Hình từ Internet)
Số liệu viễn thông được bảo mật như thế nào?
Căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư 21/2017/TT-BTTTT, có quy định về phân loại, bảo mật và lưu trữ số liệu viễn thông như sau:
Phân loại, bảo mật và lưu trữ số liệu viễn thông
1. Số liệu viễn thông được phân loại và bảo mật như sau:
a) Số liệu gốc được quản lý ở chế độ mật và chỉ được sao chép, kết xuất ra khỏi hệ thống lưu trữ của Cục Viễn thông theo quyết định của Cục trưởng Cục Viễn thông để thực hiện các nhiệm vụ quy định tại các điểm a, d và đ khoản 1 Điều 5 Thông tư này;
b) Số liệu tổng hợp được phân loại theo mức độ mật, mức độ lưu hành nội bộ hoặc mức độ phổ biến công khai. Việc quản lý, khai thác số liệu phải tuân thủ theo các quy định hiện hành của pháp luật.
...
Như vậy, theo quy định trên thì số liệu viễn thông được quản lý ở chế độ mật và chỉ được sao chép, kết xuất ra khỏi hệ thống lưu trữ của Cục Viễn thông theo quyết định của Cục trưởng Cục Viễn thông để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định.
Số liệu viễn thông do doanh nghiệp viễn thông cung cấp cho Cục Viễn thông để thực hiện các nhiệm vụ nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 21/2017/TT-BTTTT, có quy định về mục đích đối tượng sử dụng và nguyên tắc khai thác số liệu viễn thông như sau:
Mục đích, đối tượng sử dụng và nguyên tắc khai thác số liệu viễn thông
1. Số liệu viễn thông do doanh nghiệp viễn thông cung cấp theo quy định tại Thông tư này chỉ phục vụ cho Cục Viễn thông để thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Kiểm tra, giám sát việc quản lý thông tin thuê bao di động của doanh nghiệp viễn thông;
b) Kiểm tra việc sử dụng kho số viễn thông;
c) Thống kê, phân tích về thị trường viễn thông;
d) Kiểm tra độ chính xác ghi cước; tỷ lệ cuộc gọi bị tính cước, lập hóa đơn không chính xác;
đ) Giải quyết khiếu nại về cước dịch vụ viễn thông, Internet, tranh chấp về cước kết nối giữa các doanh nghiệp viễn thông.
2. Số liệu viễn thông chỉ được khai thác từ kết quả xử lý số liệu gốc dưới dạng số liệu tổng hợp, không được khai thác trực tiếp từ số liệu gốc, ngoại trừ các trường hợp sau:
a) Số liệu đó là bằng chứng vi phạm hoặc là đối tượng kiểm tra để xác định hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quản lý thông tin thuê bao di động và tính cước, ghi cước viễn thông;
b) Số liệu đó là thông tin của cá nhân đề nghị khiếu nại và phục vụ cho việc trả lời khiến nại về cước dịch vụ.
3. Cục trưởng Cục Viễn thông quyết định đối tượng được phép sử dụng kết quả xử lý số liệu để đảm bảo việc sử dụng số liệu đúng mục đích, đúng đối tượng.
Như vậy, theo quy định trên thì số liệu viễn thông do doanh nghiệp viễn thông cung cấp cho Cục Viễn thông để thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Kiểm tra, giám sát việc quản lý thông tin thuê bao di động của doanh nghiệp viễn thông;
- Kiểm tra việc sử dụng kho số viễn thông
- Thống kê, phân tích về thị trường viễn thông
- Kiểm tra độ chính xác ghi cước; tỷ lệ cuộc gọi bị tính cước, lập hóa đơn không chính xác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều kiện đối với ngân hàng mẹ của chi nhánh ngân hàng nước ngoài là gì? Thời hạn gửi báo cáo tài chính hằng năm của ngân hàng mẹ?
- Sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện: Đặt tên đơn vị hành chính cấp huyện sau sáp nhập thế nào?
- Đưa thông tin sai sự thật về việc bãi bỏ Nghị định 168 về xử phạt vi phạm giao thông bị phạt thế nào?
- Chi phí tư vấn phục vụ bảo trì công trình xây dựng gồm bao gồm chi phí nào? Được xác định như thế nào?
- Gợi ý quà tất niên tặng cho đối tác, khách hàng, nhân viên cuối năm thiết thực? Có bắt buộc phải tặng quà tất niên cho nhân viên không?