QCVN 71:2022/BTNMT: Đối tượng, chuẩn mô hình cấu trúc dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 được quy định thế nào?

Cho tôi hỏi về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 như thế nào? Chuẩn mô hình cấu trúc dữ liệu địa lý theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia ra sao? Cảm ơn!

Quy định về các yêu cầu kỹ thuật cơ bản như thế nào?

Căn cứ Mục 1 Phần II QCVN 71:2022/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 ban hành kèm thông tư 07/2022/TT-BTNMT về các yêu cầu kỹ thuật cơ bản như sau:

Thứ nhất: Các yêu cầu kỹ thuật cơ bản bao gồm:

- Hệ quy chiếu tọa độ, hệ quy chiếu thời gian thực hiện theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chuẩn thông tin địa lý cơ sở mã số QCVN 42:2020/BTNMT ban hành kèm theo Thông tư 06/2020/TT-BTNMT ngày 31 tháng 8 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Siêu dữ liệu của cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000.

+ Siêu dữ liệu của cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 thực hiện theo quy định về siêu dữ liệu tại Phụ lục I của QCVN 42:2020/BTNMT và TCVN 12687 : 2019 Cơ sở dữ liệu địa lý - Xây dựng siêu dữ liệu.

Thứ hai: Định dạng dữ liệu

- Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 phải được xây dựng, vận hành, cập nhật, lưu trữ, cung cấp ở định dạng GML và các định dạng bổ sung GDB, SHP.

- Phạm vi đóng gói giao nộp cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 theo phạm vi ranh giới khu vực được thành lập cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia.

Thứ tư: Quy định về định dạng GML

- Tên định dạng: GML v3.3;

- Ngôn ngữ: vi (Việt Nam);

- Bảng mã ký tự: 004 - UTF8.

Thứ năm: Quy định về định dạng GDB

- Tên định dạng: GDB - ESRI™;

- Ngôn ngữ: vi (Việt Nam);

- Bảng mã ký tự: 004 - UTF8.

Thứ sáu: Quy định về định dạng SHP

- Tên định dạng: Shape - ESRI™;

- Ngôn ngữ: vi (Việt Nam);

- Bảng mã ký tự: 004 - UTF8.

Thứ bảy: Tổ chức các chủ đề dữ liệu địa lý

Mô hình cấu trúc cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:50.000 và 1:100.000 được tổ chức theo 07 gói UML theo 07 chủ đề dữ liệu địa lý sau:

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 năm 2022 gồm những gì?

QCVN 71:2022/BTNMT: Đối tượng, chuẩn mô hình cấu trúc dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 được quy định thế nào? (Hình từ internet)

Bảng các gói dữ liệu trong CSDLNĐLQG tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 như thế nào?

Căn cứ tiểu mục 1.7 Mục 1 Phần II QCVN 71:2022/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 ban hành kèm Thông tư 07/2022/TT-BTNMT như sau:

Bảng 1 - Các gói dữ liệu trong CSDLNĐLQG tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000

Bảng quy định về gói dữ liệu NenDiaLy50N100N:

Bảng 2 - Quy định về gói dữ liệu NenDiaLy50N100N như sau:

Như vậy, bảng Các gói dữ liệu trong CSDLNĐLQG tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 được quy định như trên.

Danh mục đối tượng địa lý cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia gồm những gì?

Căn cứ tiểu mục 1.8 Mục 1 Phần II QCVN 71:2022/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 ban hành kèm Thông tư 07/2022/TT-BTNMT như sau:

Thứ nhất: Danh mục đối tượng địa lý cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000

- Các quy định mã, mô tả, các thuộc tính của các đối tượng địa lý tuân theo QCVN 42:2020/BTNMT ban hành kèm theo Thông tư số 06/2020/TT-BTNMT ngày 31 tháng 8 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chuẩn thông tin địa lý cơ sở.

- Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:50.000 và 1:100.000 gồm các đối tượng địa lý được quản lý theo kiểu dữ liệu không gian và các thuộc tính quy định tại Phụ lục A của Quy chuẩn kỹ thuật này.

Thứ hai: Quy định về đơn vị đo sử dụng để xác định giá trị thuộc tính các đối tượng địa lý

- Các đơn vị đo chiều cao, chiều dài, chiều rộng, độ cao, độ sâu: mét (m).

- Đơn vị đo điện áp: kilôvôn (kV).

- Đơn vị đo diện tích: mét vuông (m2).

- Đơn vị đo trọng tải: tấn (t).

- Đơn vị đo tỷ cao tỷ sâu: mét (m).

- Đơn vị đo vĩ độ, kinh độ: độ ( ° ).

Quy định về chuẩn mô hình cấu trúc dữ liệu địa lý như thế nào?

Căn cứ Mục 1 Phần II quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chuẩn thông tin địa lý cơ sở ban hành kèm theo Thông tư 06/2020/TT-BTNMT quy định như sau:

"1. Chuẩn mô hình cấu trúc dữ liệu địa lý
1.1. Ngôn ngữ biểu diễn mô hình cấu trúc dữ liệu địa lý.
1.1.1. Sử dụng ngôn ngữ UML để biểu diễn các lược đồ khái niệm và lược đồ ứng dụng trong định nghĩa thông tin địa lý cơ sở và các loại thông tin địa lý khác.
1.1.2. Giới hạn áp dụng UML trong định nghĩa mô hình cấu trúc dữ liệu địa lý được quy định cụ thể tại mục 1 Phụ lục B ban hành kèm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.
1.2. Các kiểu dữ liệu nguyên thủy sau được áp dụng khi định nghĩa mô hình cấu trúc dữ liệu địa lý:
a) Kiểu dữ liệu số (Number);
b) Kiểu dữ liệu số nguyên (Integer);
c) Kiểu dữ liệu số thực (Real);
d) Kiểu dữ liệu xâu kí tự (CharacterString); đ) Kiểu dữ liệu ngày-tháng-năm (Date);
e) Kiểu dữ liệu giờ:phút:giây (Time);
g) Kiểu dữ liệu ngày - giờ (DateTime);
h) Kiểu dữ liệu logic (Boolean).
1.3. Mô hình đối tượng địa lý tổng quát.
1.3.1. Mô hình đối tượng địa lý tổng quát dùng để mô hình hóa các đặc tính cơ bản của kiểu đối tượng địa lý nhằm mục đích: Phân loại và định nghĩa kiểu đối tượng địa lý trong danh mục đối tượng địa lý hoặc trong lược đồ ứng dụng; Quy định cấu trúc và nội dung danh mục đối tượng địa lý; Quy định lược đồ trình bày dữ liệu địa lý.
1.3.2. Các đặc tính cơ bản của kiểu đối tượng địa lý bao gồm: Tên gọi của kiểu đối tượng địa lý; Định nghĩa hoặc mô tả về kiểu đối tượng địa lý; Các thuộc tính của kiểu đối tượng địa lý; Các quan hệ liên kết; Các quan hệ tổng quát hóa và chi tiết hóa.
1.3.3. Mô hình đối tượng địa lý tổng quát được quy định cụ thể tại mục 2 Phụ lục B ban hành kèm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.
1.4. Các quy tắc xây dựng lược đồ ứng dụng.
1.4.1. Các quy tắc xây dựng lược đồ ứng dụng được áp dụng để: Mô tả các kiểu đối tượng địa lý được định nghĩa theo mô hình đối tượng địa lý tổng quát; Định nghĩa cấu trúc dữ liệu trong một lược đồ ứng dụng; Xây dựng lược đồ ứng dụng cho các loại dữ liệu địa lý.
1.4.2. Quy tắc đặt tên lược đồ ứng dụng (bao gồm tên và phiên bản) quy định tại mục 3.1 Phụ lục B ban hành kèm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.
1.4.3. Quy định về lập tài liệu mô tả lược đồ ứng dụng quy định tại mục 3.2 Phụ lục B ban hành kèm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.
1.4.4. Quy tắc mô tả mối quan hệ giữa lược đồ ứng dụng với các lược đồ khái niệm khác quy định tại mục 3.3 Phụ lục B ban hành kèm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.
1.4.5. Quy tắc định nghĩa thuộc tính không gian, thuộc tính thời gian và các thuộc tính khác (gọi chung là thuộc tính chủ đề) của kiểu đối tượng địa lý trong lược đồ ứng dụng quy định tại mục 3.4 Phụ lục B ban hành kèm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.
1.4.6. Quy tắc mô tả kiểu đối tượng địa lý được định nghĩa theo mô hình đối tượng địa lý tổng quát bằng UML trong lược đồ ứng dụng quy định tại mục 3.5 Phụ lục B ban hành kèm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.
1.4.7. Quy tắc sử dụng danh mục đối tượng địa lý khi xây dựng lược đồ ứng dụng quy định tại mục 3.6 Phụ lục B ban hành kèm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này."

Như vậy, quy định về chuẩn mô hình cấu trúc dữ liệu địa lý về chuẩn mô hình cấu trúc dữ liệu địa lý được quy định như trên.

Thông tư 07/2022/TT-BTNMT có hiệu lực từ 30/12/2022.

Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cơ sở dữ liệu địa lý quy hoạch là gì? Tổ chức cơ sở dữ liệu địa lý quy hoạch tổng thể quốc gia theo mấy chủ đề dữ liệu?
Pháp luật
Quy định về thu nhận dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000, 1:10.000 như thế nào?
Pháp luật
Dữ liệu nền địa lý là gì? Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và hệ thống bản đồ địa hình quốc gia có những tỷ lệ nào?
Pháp luật
Xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia có các loại tỷ lệ nào tương ứng được thành lập cho khu vực nào?
Pháp luật
Việc cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và bản đồ địa hình quốc gia được thực hiện phải đảm bảo những yêu cầu gì và bằng phương thức nào?
Pháp luật
QCVN 71:2022/BTNMT: Mô hình cấu trúc và nội dung cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 theo các chủ đề dữ liệu thành phần?
Pháp luật
QCVN 71:2022/BTNMT: Đối tượng, chuẩn mô hình cấu trúc dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 được quy định thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia
3,177 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào