QCVN 12:2011/BTC về dự trữ nhà nước đối với kim loại? Yêu cầu đối với kim loại trong dự trữ nhà nước ra sao?
QCVN 12:2011/BTC về dự trữ nhà nước đối với kim loại?
QCVN 12: 2011/BTC được ban hành kèm theo Thông tư 02/2011/TT-BTC ngày 07 tháng 01 năm 2011.
Theo đó, QCVN 12:2011/BTC quy định những yêu cầu kỹ thuật, vận chuyển, kiểm tra, giao nhận, bảo quản và công tác quản lý đối với kim loại nhập kho dự trữ nhà nước.
QCVN 12: 2011/BTC áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến việc quản lý; giao nhận (mua, bán) và bảo quản kim loại nhập kho dự trữ nhà nước.
QCVN 12:2011/BTC về dự trữ nhà nước đối với kim loại? Yêu cầu đối với kim loại trong dự trữ nhà nước ra sao? (Hình từ internet)
Yêu cầu kỹ thuật về dự trữ nhà nước đối với kim loại ra sao?
Căn cứ tại Mục 2 QCVN 12: 2011/BTC, quy định về yêu cầu đối với kim loại trong dự trữ nhà nước như sau:
(1) Yêu cầu đối với kim loại:
Chất lượng kim loại nhập kho phải đảm bảo không sai khác về: Quy cách, mác kim loại (thành phần hóa học), không han gỉ và cong vênh.
(2) Yêu cầu về nhà kho:
- Loại hình nhà kho
Nhà kho có hai loại: Kho kín và kho nửa kín để phù hợp trong việc bảo quản từng nhóm kim loại.
- Yêu cầu về nền nhà kho
+ Khả năng chịu lực của nền nhà kho: Nền nhà kho phải có khả năng chịu lực tốt, đảm bảo cho kết cấu nhà kho và các công trình xây dựng xung quanh khi chất xếp kim loại. Cụ thể:
++ Nền bê tông: Chịu được tải trọng tối thiểu 5 t/m2.
++ Nền đá trải nhựa đường: Chịu được tải trọng tối thiểu 4 t/m2.
+ Độ dốc của nền nhà kho: Phải đảm bảo cho sự thoát nước.
+ Độ dốc nền đạt tỷ lệ 1/150 tính từ đường tâm nhà ra hai bên sườn theo chiều dọc kho.
+ Độ cao nền nhà kho: Nền nhà kho phải cao hơn mặt nền xung quanh kho ít nhất 20 cm.
Xung quanh kho phải có rãnh thoát nước để chống nước tràn vào trong kho.
(3) Yêu cầu chất phủ bề mặt kim loại:
- Chất phủ bề mặt kim loại phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
+ Tạo ra được lớp phủ kị nước, bám dính trên bề mặt kim loại, cách ly tối đa sự tác động của môi trường gây han gỉ bề mặt kim loại.
+ Không làm ảnh hưởng đến thành phần hoá học của kim loại.
+ Không lẫn tạp chất khác.
+ Phải có tính ổn định cao dưới tác động của nhiệt độ và độ ẩm môi trường.
- Lựa chọn dầu, mỡ: Trong quá trình bảo quản cần phải lựa chọn dầu, mỡ phù hợp với từng loại kim loại để không gây tác hại ngược trở lại cho kim loại được bảo quản. Khi sử dụng các sản phẩm lớp phủ bề mặt phải tuân theo các hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.
- Dầu, mỡ được gia nhiệt để trộn đều thành hỗn hợp nóng dùng để bảo quản bề mặt kim loại đen theo quy trình tại điểm 3.3.3. Hỗn hợp dầu, mỡ dùng làm chất phủ bề mặt cho kim loại đen thường bao gồm các thành phần:
+ Dầu nhờn 70 % khối lượng
+ Mỡ máy 10 % khối lượng
+ Nhựa đường (Bitum) 20 % khối lượng
Quy trình kiểm tra khi giao nhận nhập kho dự trữ nhà nước đối với kim loại được thực hiện thế nào?
Căn cứ tại tiểu mục 3.2 Mục 3 QCVN 12: 2011/BTC, quy định về quy trình kiểm tra khi giao nhận nhập kho dự trữ nhà nước đối với kim loại được thực hiện như sau:
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật
Trước khi giao nhận nhập kho mỗi lô kim loại phải có các tài liệu sau:
- Chứng nhận xuất xưởng của nhà sản xuất.
- Chứng nhận nguồn gốc hàng của phòng thương mại và công nghiệp của nước có nhà sản xuất (đối với hàng nhập khẩu).
- Giám định về quy cách, phẩm chất hàng hoá của cơ quan nhà nước Việt Nam có thẩm quyền.
Bước 2: Kiểm tra sản phẩm khi giao nhận
- Kiểm tra số lượng, chủng loại
Số lượng, chủng loại kim loại giao nhận đúng với số lượng, chủng loại theo các chứng từ giao nhận.
- Kiểm tra bao bì
Kiểm tra quy cách sản phẩm (kích thước và mã hiệu), tình trạng bao bì.
- Kiểm tra chất lượng
+ Kiểm tra bên ngoài: Kiểm tra kích thước, kiểm tra mức độ han gỉ bề mặt.
+ Thành phần hóa học;
+ Tính chất cơ lý;
Thành phần hoá học và tính chất cơ lý của kim loại kiểm tra căn cứ kết quả giám định của cơ quan giám định được công nhận hoặc chỉ định. Khi cần thiết, bên nhập kho dự trữ có thể yêu cầu bên thứ 3 có thẩm quyền giám định lại mác kim loại (cấp chất lượng).
Ghi chú: Việc kiểm tra thành phần hóa học của kim loại do Tổng cục Dự trữ Nhà nước quy định riêng.
Bước 3: Giao nhận, điều chuyển trong phạm vi nội bộ Tổng cục Dự trữ Nhà nước
- Bàn giao hồ sơ
Khi điều chuyển trong phạm vi nội bộ Tổng cục Dự trữ Nhà nước, các hồ sơ liên quan phải được bàn giao đầy đủ theo từng lô kim loại. Nếu số kim loại được điều chuyển không trọn cả lô, các hồ sơ liên quan được bàn giao là bản sao hợp pháp. Cục Dự trữ Nhà nước khu vực là đơn vị giao hàng phải lưu giữ các hồ sơ chính cùng với số kim loại còn lại. Trong trường hợp toàn bộ lô kim loại được điều chuyển cho nhiều Cục Dự trữ Nhà nước khu vực khác nhau, đơn vị tiếp nhận kim loại nhiều nhất được giữ các hồ sơ chính.
- Kiểm tra sản phẩm khi giao nhận
Thực hiện như quy định tại điểm 3.2.2 (trừ việc kiểm tra thành phần hóa học và tính chất cơ lý).
Bước 4: Biên bản giao nhận
Mọi trường hợp giao nhận đều phải lập biên bản ghi rõ số lượng, chất lượng, tình trạng thực tế của lô kim loại và các tài liệu hồ sơ kèm theo. Biên bản giao nhận được lưu giữ cùng các hồ sơ pháp lý khác kèm theo lô kim loại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu chỉ đạo Đại hội Chi bộ Công an xã mới nhất? Bài phát biểu Đại hội Chi bộ Công an xã nhiệm kỳ mới?
- Tổ chức tín dụng cung ứng dịch vụ tư vấn có được quyền tự chủ trong hoạt động tư vấn hay không?
- Công bố môn thi thứ ba vào lớp 10 tại 63 tỉnh thành năm học 2025-2026 chính thức mới nhất?
- Viết đoạn văn về mùa em yêu thích lớp 2? Viết một đoạn văn ngắn kể về một mùa mà em yêu thích lớp 2?
- Quyết định 163/QĐ-BQP năm 2025 về TTHC thay thế lĩnh vực khen thưởng về Dân quân tự vệ thuộc phạm vi của Bộ Quốc phòng?